De thi chuyên hóa phổ thông năng khiếu năm 2024

Phổ thông Năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia TP HCM là trường duy nhất ở TP HCM tổ chức thi tuyển riêng, độc lập với kỳ thi lớp 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trước đó, kỳ thi diễn ra vào ngày 26-27/5. Đề thi các môn vào lớp 10 Phổ thông Năng khiếu được công bố sau hơn hai tuần:

Đề thi điều kiện Đề thi chuyên Toán Toán Sinh học Tiếng Anh Ngữ văn Vật lý Ngữ văn Tin học Hóa học Tiếng Anh

Sáng cùng ngày, trường đã công bố kết quả thi và điểm chuẩn vào lớp 10. Dẫn đầu về điểm chuẩn vào lớp 10 là lớp chuyên Hóa với 33 điểm. Tiếp sau là điểm chuẩn lớp chuyên Tiếng Anh và Toán, lần lượt là 31,6 và 30,7. Điểm chuẩn các lớp chuyên theo môn khác dao động 22,5-29. Lớp chuyên Tin học có điểm trúng tuyển thấp nhất.

Điểm chuẩn các lớp chuyên liên ngành dao động 22,5-28,5. So với năm ngoái, điểm chuẩn năm 2023 của trường Phổ thông Năng khiếu không biến động nhiều.

Thí sinh dự thi vào trường Phổ thông Năng khiếu, ngày 26/5. Ảnh: Lệ Nguyễn

Năm nay, hơn 3.000 thí sinh dự thi vào trường Phổ thông Năng khiếu. Với chỉ tiêu tuyển 17 lớp với 595 học sinh, 5 em dự thi mới có một em trúng tuyển, tỷ lệ chọi là 1/5,2. Đây là tỷ lệ cạnh tranh cao nhất của trường trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong đó, 9 lớp chuyên theo môn tuyển 315 học sinh, gồm: Toán, Tiếng Anh - mỗi môn hai lớp; Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngữ văn - mỗi môn một lớp. Mỗi lớp không quá 35 học sinh, học tại cơ sở 1 ở quận 5.

Tám lớp chuyên theo lĩnh vực (6 lớp chuyên khoa học tự nhiên và công nghệ; 2 lớp chuyên khoa học xã hội), tổng chỉ tiêu 280 học sinh, học tại cơ sở 2, khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, TP Thủ Đức.

Đề thi được đánh máy và giải chi tiết bởi thầy Lâm Mạnh Cường (chuyên luyện thi Hóa tại TPHCM). Mong đây sẽ là tư liệu hỗ trợ tốt cho các em học sinh ôn thi vào lớp 10 chuyên Hóa. Chúc các em vào được ngôi trường mơ ước, thỏa sức đam mê môn học trong 3 năm học ở bậc THPT.

Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Ngày thi 13/07/2020

Câu 1 (1,5 điểm) - Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Viết các phương trình hóa học theo hai chuỗi chuyển hóa sau:

Câu 2 (1,5 điểm) - Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Muối kiềm của kim loại M có công thức tổng quát là MCO3.nM(OH)2.mH2O. Nếu nung mẫu muối kiềm này đến khối lượng không đổi, thu được một hợp chất A (rắn) và hơi B, đồng thời khối lượng giảm 28,74% so với khối lượng mẫu ban đầu. Ngưng tụ hơi B thu được nước có khối lượng bằng 2/9 lần khối lượng A.

(a) Xác định công thức của muối kiềm.

(b) Hòa tan 54,56 gam muối kiềm trên vào 400 g dung dịch HCl 15,5%, thu được dung dịch C.

  1. Viết phương trình phản ứng xảy ra. ii. Tính nồng độ % của (các) chất trong dung dịch C.

Câu 3 (1,5 điểm) - Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Axit polyphotphoric có công thức sau:

Hòa tan axit polyphotphoric vào lượng dư nước, sau đó đun nhẹ thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan. Trung hòa dung dịch A bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, kế tiếp cho lượng dư dung dịch MgSO4 vào dung dịch trên, thu được kết tủa B nặng gấp 1,578 lần khối lượng axit polyphotphoric đã dùng.

(a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

(b) Xác định giá trị n.

(c) Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi hòa tan hoàn toàn 24,9 g axit polyphotphoric vào trong 200 g nước.

(d) Để điều chế axit polyphotphoric, thường nung hỗn hợp gồm P2O5 và H3PO4 khan. Giả sử khi nung tạo thành axit polyphotphoric có giá trị n như trên, hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 4 (1,5 điểm) - Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Trong khoảng 0–90 °C, liên hệ giữa độ tan C (mol/L) của Ca(OH)2 trong nước và nhiệt độ (t : °C) như sau:

C = –1,11×10–4×t + 1,79×10–2

(a) Độ tan của Ca(OH)2 thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng?

(b) Có tồn tại dung dịch Ca(OH)2 0,03 M trong khoảng 0–90 °C không? Giải thích.

(c) Cần cho bay hơi bao nhiêu mL nước từ 500 mL dung dịch bão hòa Ca(OH)2 ở 60 °C để thu được dung dịch bão hòa Ca(OH)2 ở 20 °C?

Câu 5 (1,0 điểm) - Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Butadien–1,3 có thể được tổng hợp từ etanol bằng cách đun nóng 370–390 °C có mặt xúc tác MgO–SiO2. Ngoài butadien–1,3 còn có hai sản phẩm phụ là X và Y. Hiệu suất chuyển hóa thành butandien–1,3 là 70%. Y cho phản ứng với oxi tạo thành X.

(a) Viết phương trình phản ứng hóa học (công thức cấu tạo viết gọn).

(b) Tính khối lượng etanol 95% cần thiết để tổng hợp 1 tấn butadien–1,3.

(c) Viết phương trình hóa học (công thức cấu tạo viết gọn) mô tả phản ứng polime hóa butadien–1,3 và cho biết ứng dụng của poli(butadien–1,3).

(d) Butadien–1,3 còn có thể được điều chế bằng cách cho C4H10 qua xúc tác ở 590–675 °C. Viết phương trình phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo viết gọn.

Câu 6 (1,0 điểm) - Đề thi chuyên Hóa 2020-2021 Phổ Thông Năng Khiếu, TPHCM

Phản ứng của glyxerol với axit nitric (khử nước) tạo thành trinitroglyxerol. Trinitroglyxerol là một loại thuốc nổ, khi cho nổ tạo thành nitơ, oxi, cacbonic và hơi nước.

(a) Viết phương trình phản ứng hóa học của phản ứng điều chế trinitroglyxerol từ glyxerol và phản ứng nổ của trinitroglyxerol.

(b) Nếu cho nổ 45,4 g trinitroglyxerol, tính số mol khí/hơi tạo thành.

(c) Khi cho nổ 1 mol trinitroglyxerol tạo thành 1448 kJ nhiệt lượng. Tính lượng nhiệt tạo thành khi cho nổ 1 kg trinitroglyxerol.

Chủ đề