Đi thái lan bằng xe máy

Để mang xe máy qua cửa khẩu các nước, bạn cần chuẩn bị giấy tờ xe, hộ chiếu và trình bày rõ ràng mục đích chuyến đi. Việc mang xe máy qua Campuchia, Thái Lan, Lào không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là những hướng dẫn cần thiết cho bạn mỗi đi mang xe qua cửa khẩu của ba nước, cùng một số kinh nghiệm lưu thông trên đường. Nếu bạn không xác định đi xe máy tự túc, thì hãy liên hệ anh Nguyễn Thanh Tâm để đăng ký chùm tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm giá rẻ tại công ty Pacific Travel ngay lúc này nhé bạn thân ơi. Gọi ngay vào số hotline 0911.46.33.89 hay số 01283.98.69.98 để biết thêm chi tiết cụ thể.

Đi thái lan bằng xe máy

Những thứ cần chuẩn bị ở Việt Nam

- Hộ chiếu - để xuất nhập cảnh ở cửa khẩu

- Giấy tờ xe chính chủ - để mang xe máy qua cửa khẩu dễ dàng hơn.

- Nên đổi bằng lái xe mới, nếu có phần tiếng Anh sẽ dễ hơn khi lưu thông.

Cửa khẩu Xa Mát: Việt Nam - Campuchia. Thủ tục hải quan cho người và xe không gặp nhiều khó khăn. Du khách có thể dùng tiếng Việt để giao tiếp ở cả hai bên. Tới cửa khẩu, dắt xe vào khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh phía Việt Nam, đóng dấu. Nếu được hỏi đi đâu bạn chỉ cần trả lời là du lịch. Sau đó dắt xe qua phía bên Campuchia có lối đi dành cho xe máy. Bạn dắt bộ vào nơi có nhân viên hải quan, dựng xe vào làm thủ tục. Họ sẽ hỏi mục đích chuyến đi và có thu lệ phí 50.000 đồng, đóng dấu xong hộ chiếu rồi đi tiếp.

Cửa khẩu Poipet: Campuchia - Thái Lan. Tại đây, thủ tục hải quan cho người và xe cũng khá dễ dàng. Bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp ở cả hai bên. Làm thủ tục phía Campuchia xong bạn chạy xe vào phía Thái Lan, để xe ở trạm chốt kiểm tra xe lưu thông qua cửa khẩu (bạn nên hỏi nhân viên để được hướng dẫn). Sau đó lên tầng trên làm thủ tục nhập cảnh cho mình. Ở đây bạn sẽ được chụp hình và đóng dấu. Sau đó, bạn vòng lại đưa giấy tờ xe và hộ chiếu cho nhân viên ở chốt lúc gửi xe, họ sẽ photo giấy tờ và làm thủ tục. Bạn đợi khoảng 30 phút sẽ có, lệ phí là 40 baht (25.000 đồng). Tiếp đến, bạn chạy xe thêm một đoạn sẽ tới chốt nữa. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn đậu xe và vào làm thủ tục. Ở bước này họ sẽ kiểm tra xe xem đúng với trong cavet xe của bạn hay không. Chờ khoảng 15 phút, giấy tờ ký xong, bạn có thể đi tiếp.

Cửa khẩu Savannakhet: Thái Lan - Lào. Các cửa khẩu của Thái Lan và Lào thường thông qua những cây cầu hữu nghị. Việc chạy xe máy qua những cây cầu này phụ thuộc vào luật ở từng cửa khẩu. Cửa khẩu Savannakhet cấm xe máy nên việc xin nhập cảnh cùng phương tiện này sẽ gặp khó khăn. Do đó, bạn phải tìm ô tô để bỏ xe máy lên và đi nhờ mới qua được. Lưu ý ở đây không có dịch vụ thuê xe chở qua cửa khẩu. Qua phía Lào, bạn phải chứng minh được mình đi du lịch bằng cách trình giấy tờ từng đi qua Campuchia và Thái Lan. Lệ phí làm thủ tục cho cả hai bên là 70 baht (45.000 đồng). Thủ tục hải quan cho người dễ hơn nhiều so với xe máy. Du khách có thể dùng tiếng Anh, tiếng Thái Lan khi giao tiếp (tiếng Việt cũng có thể dùng được khi làm thủ tục ở Lào). Để chắc chắn và thuận lợi, bạn nên đi cửa khẩu đất liền Chong Mek - Vang Tao.

Lưu ý về đi lại ở ba nước Campuchia - Thái Lan - Lào

Đường ở Campuchia khá giống Việt Nam, nhiều xe máy nhưng không có thói quen bóp còi khi tham gia giao thông cả trong và ngoài thành phố. Phương tiện công cộng trong thành phố chủ yếu là tuk tuk. Tại Thái Lan thì hệ thống đường sá của Thái Lan rất phát triển, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu trên đường là ô tô, vận tốc cao. Bạn nên chú ý biển báo đường cấm xe máy và lưu thông bên tay trái. Phương tiện công cộng chủ yếu là tuk tuk, taxi và tàu điện. Tại Lào thì đường sá ở Lào cũng rất giống Việt Nam, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy, vào các thành phố lớn ô tô cũng nhiều hơn.

Hướng dẫn chi tiết cách sang Thailand (từ Việt Nam) bằng đường bộ

Bài viết này Việt Anh chia sẻ lại từ một người bạn, đây là kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn ấy. Hi vọng sẽ có ích cho chuyến du lịch Thái Lan của bạn. Từ Việt Nam sang Thái Lan, các bạn phải đi qua nước thứ ba. Có hai cung đường cho các bạn. 

+ Vietnam – Laos – Thailand

+ Vietnam – Cambodia – Thailand

Các bạn xem qua Maps để hiểu thêm địa lí. Nếu xuất phát từ Saigon thì các bạn nên đi cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Nếu xuất phát từ Hanoi thì các bạn nên đi cửa khẩu Cầu treo, Hà Tĩnh. Đây là hai cửa khẩu được chú ý phát triển về du lịch nên đường nhựa rộng, dân cư nhiều, khá an toàn. (Mình từng thử đi cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum qua Laos, nhưng cảm giác không ổn, không ổn như thế nào thì mình sẽ mail cho những bạn muốn biết sau)


Các phương tiện di chuyển đường đến Thailand


1/ Xe đạp từ Vietnam sang Thailand.

Như đi bộ, không cần xin giấy tờ gì, lái đến cửa khẩu, đóng dấu Passport rồi đạp tiếp.

Đi thái lan bằng xe máy



2/Xe máy từ Vietnam sang Thailand.

Bạn cần đăng kí xe máy cửa bạn. Đây là mình sưu tầm thông tin từ một bạn láy xe máy Đông Nam Á, khá phức tạp. Các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi đi, để tránh rắc rồi. Vấn đề mang xe máy qua cửa khẩu sẽ thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào chính sách các nước, vào từng chú CS biên giới/hải quan gặp bạn, vào tình hình chính trị, thái độ của bạn và khả năng đối ngoại/thuyết phục, giấy tờ mang theo, nên sẽ không phải luôn luôn đúng 100%. Các bạn nên tham khảo thêm trước khi khởi hành.

*** VỀ XE:  Để mang xe qua, tình hình chung thì hiện nay khu vực bán đảo Đông Dương việc mang xe qua các nước là đã rất dễ dàng.

- Cà vẹt xe bản gốc (đã có sẵn tiếng Anh trên cà vẹt xe), không cần phải dịch. Nếu xe chính chủ thì quá dễ dàng, họ không biết tiếng Việt nhưng vẫn nhìn thấy tên bạn trên passport và cà vẹt trùng nhau là okie. Nếu xe không chính chủ (vẫn có cà vẹt gốc) thì nên chuẩn bị thêm một tờ giấy ghi bằng tiếng Anh của chủ xe cho phép người này dùng xe của mình và được mang ra nước ngoài trong thời hạn nào cùng với bản sao passport hoặc CMND của người chủ cũ rồi đóng mộc kí tên lên blablabla…Cái này hên xui, xe không chính chủ khá khó xin qua nhưng không có nghĩa là không được.

- Bằng lái xe: bạn nào đổi bằng lái mới có tiếng Anh thì quá tốt, không thì có thể mang ra phòng dịch thuật công chứng của quận/huyện để nhờ dịch ra tiếng Anh và đóng mộc công chứng vào. Giá là 120k/bộ, ở TP.HCM ra 97 Pasteur, Q1 làm là nhanh nhất, 1 ngày là có. Cái này chữa cháy rất hiệu quả nếu không kịp đổi bằng lái nhé, bên Mã và Sing sẽ yêu cầu giấy này đó.

- Bảo hiểm mua tại nước sở tại:  Đại khái ý nghĩa của bảo hiểm này là bảo hiểm cho nạn nhân của nước sở tại, nghĩa là nếu bạn chạy xe bên đó và tông phải người nước đó, thì bảo hiểm này sẽ cover cho nạn nhân đó, một cách để bảo vệ người dân nước họ. Khi bạn đóng mộc qua ck và mang xe qua rồi, thì sẽ có quầy bán bảo hiểm và quầy làm giấy phép cho xe. Giả sử bạn không biết hoặc tiếc tiền cứ đi thẳng thì người ta nhiều khi cũng không biết, nhưng nếu gây tai nạn, hoặc bị công an kiểm tra giấy tờ trên đường hay lúc mang xe xuất cảnh thì sẽ gặp rắc rối to đấy!!!

- Giấy lưu hành cho xe tại nước sở tại (International Circulation Permit-ICP) hoặcGiấy tạm nhập tái xuất cho xe: Cái này hải quan ở nước bạn nhập vào sẽ hướng dẫn để điền form xin giấy hoặc chỗ quầy bán bảo hiểm sẽ làm luôn. Xem chi tiết ở từng nước bên dưới ạ.

Ngoài ra, đối với xe oto/PKL hoặc khi ship xe máy/oto qua Indonesia bằng đường biển  thì có thể sẽ cần International Driving Permit – IDP hay "Bằng lái xe quốc tế" (thủ tục này mình không rõ, nhưng hình như không mất nhiều tiền, chỉ phải nộp đơn và đợi thôi, các anh chị nào biết vui lòng bổ sung ạ) và Carnet de Passage: một kiểu passport cho xe, ra vô nước nào thì sẽ đóng mộc vào hệt như đóng mộc hộ chiếu vậy.


3/Xe bus từ Vietnam sang Thailand

Từ Hanoi: Bạn ra bến xe Nước Ngầm, Quận Hoàng Mai. Mua vé đi, có hai cách cho bạn lựa chọn.

– Mua vé thẳng:  Vietnam – Thailand, giường nằm, giá vé rất cao, lại thay đổi liên tục tùy nhà xe, tùy lẽ, tùy lượt khách ( Nếu là người kém về kĩ năng du lịch bụi và có nhiều tiền, bạn nên chọn cách này cho tiện)

– Mua vé nối tuyến: Vietnam- Laos, Laos – Thailand. Giường nằm, giá vé Vietnam đến Laos là 550.000Đ đến 600.000 Đ. Vé từ Laos đến Thailand (bangkok) tầm 18$ đến 20$ tùy hãng.

Từ Saigon: Bạn lên quận Nhất , đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện,… Có rất nhiều hãng xe du lịch đi Thailand , chỗ này tiện nhưng bạn mất phí hoa hồng cho đại lý vé tầm 50.000 đến 100.000. Một cách nữa là bạn đến Lê Hồng Phong , quận 10, có rất nhiều xe đi Thailand , ở đây thì là hãng xe, nên không mất phí hoa hồng cho bạn.Như trên , từ Saigon bạn vẫn có 2 cách để đi đến Thailand.

– Mua vé thẳng: Vietnam – Thailand, giá tầm trên 50$, mỗi ngày đều có chuyến đi.

– Mua vé nối tuyến: Vietnam – Cambodia, Cambodia – Thailand. Vé từ Vietnam sang Cambodia là 10$, từ Cambodia đến Thailand là 20 đến 22 $, bạn tiết kiệm được rất nhiều.

*** Mình sẽ hướng dẫn cho các bạn kĩ cách đi từ Vietnam sang Thailand xuất phát từ Saigon qua cửa khẩu Mộc Bài theo cách nối tuyến. Đây là cách đi nhiều trải nghiệm, phù hợp cho các bạn có kĩ năng hoặc không có kĩ năng. Hi vọng các bạn sẽ tìm được lợi ích từ bài của mình.


I. Xuất phát

Các bạn sẽ xuất phát tại Saigon. Thông tin một số nhà xe Saigon đi Cambodia giá rẻ mà chất lượng cao. Xe ghế ngồi, chạy ngày : Từ Saigon, bạn có thể mua vé xe Open bus đi Phnompenh của các hãng xe: Mailinh, Kumho, Sapaco,… 

Xe Mailinh. Giá vé xe khoảng 10usd/khách/chuyến, nếu mua vé khứ hồi sẽ được giảm 2usd (18usd/khứ hồi).

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng: 32 Nguyễn Cư Trinh, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, HCM. Điện thoại tổng đài: 08. 39 20 29 29 – Fax: 08. 38 370 999. Phòng vé :

* 15 Đào Duy Anh, P.9, Q.Phú Nhuận – Điện thoại: 08. 38 477 888

* 31A/1 Hùng Vương, P.9, Q.5. – Điện thoại: 08. 38 304 982

* 64 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1 – Điện thoại: 08. 38 29 79 79

* 209 Đề Thám, P.PNL, Q.1 – Điện thoại: 08. 38 360 888

* 400A Lê Hồng Phong, P.1, Q.10 – Điện thoại: 08. 39 29 29 29

* Ga Sài Gòn, 01 Nguyễn Thông, Q.3 – Điện thoại: 08. 35 260 888

– Tại Campuchia

Văn Phòng PhnomPenh:

391 Sihanouk Blvd (No 274) PhnomPenh City.

Điện thoại :(855) 23 211 888 Fax : (855) 23 229 999

Xe Kumho. Giá vé: 12usd/khách/chuyến. Liên hệ:

– Tại Thành phố Hồ Chí Minh. 305 Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM

– Tại Phnompenh. số 345 Sihanouk (247st) Phnom Penh.

Xe Sapaco. Giá vé xe 11usd (hoặc 200.000đ)/khách/chuyến

– Tại Thành phố Hồ Chí Minh

* 500 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3 – Điện thoại: 08.38322 038

* 325 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39203 623

* 592 Cộng Hòa, Quận Tân Bình – Điện thoại: 08.38101 466

* 309 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39206 878

* 16 Đặng Thái Thân, Quận 5 – Điện thoại: 08.38537 800

– Tại Campuchia

+ 188 đường 130 Phsar thmey III –Daunpenh Pnom Penh

* 309 Preah Sihanouk Blvd, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Pnom Penh – Điện thoại: 023 210 300 – 023 210 324

+ 213 Đường 13, Phường Chey Chum Neas, Quận Đaun Penh, TĐ PhnomPenh – Điện thoại: 012.344089

+ 0667 National Road No.6, Siem Reap, Cabodia

- Xe giường nằm, chạy ban đêm: Hãng xe Vica Thai .Vica Thai có một chuyến duy nhất khởi hành vào lúc 23h45 từ khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, giá vé 10usd (đi Phnompenh), 17usd (Siemriep), 19usd ( Sihanouk). Chú ý: Du khách đi chuyến xe đêm phải nghỉ lại trên xe tại Mộc Bài hoặc Xa Mát chờ cửa khẩu mở cửa mới làm thủ tục xuất cảnh được. Liên hệ  0169.4999.905 để mua vé (anh này người Cam nhưng nói tiếng Việt khá rành) và qua đường Lê Hồng Phong nhận vé .Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với các công ty du lịch tại khu vực Pham Ngũ Lão để mua vé (giá không đổi).

Các chuyến  xe chạy ban ngày bắt đầu lúc 7am, kết thúc lúc 3pm, mỗi tiếng có một chuyến. Xe hãng sẽ chở bạn đến cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Bạn xuống làm thủ tục xuất cảnh. Nhà xe sẽ lo thủ tục nên bạn chỉ xếp hàng ,đợi gọi tên, rồi lên xe đi tiếp qua Cambodia. Lưu ý : Đồ đạc bạn cứ để trên xe, không cần đem xuống. Xe đến cửa khẩu Bavet, bạn lại xuống xe làm thủ tục nhập cảnh. Lúc này hải quan bên Cambodia có thể yêu cầu bạn nộp một số phí. Bạn nên hỏi lại phí gì, nếu nó chính đáng (thường là phí kiểm dịch 10.000/người) thì đóng, còn nếu họ không nói được phí gì thì nhất định không đóng. Bạn là người tri thức, không nên mất tiền "ngu" được. Thủ tục vào Cambodia cực kì dễ dàng, bạn tiếp tục được xe đưa đến Phnom Penh.


II. Đổi xe

Đến Phnom Penh, tùy nhà xe, bạn sẽ được đưa về: Bến xe trung tâm gần bờ sông (hình như Mekong, mình chưa check thông tin, chỉ nghe người dân nói ): Tại đây sẽ có bán vé xe đi Bangkok, Thailand, bạn mua vé rồi đợi xe chạy. Xe đi Bangkok chạy đêm, từ 6pm đến 9pm, mỗi tiếng có một chuyến. Bến xe của nhà xe : Một số xe chất lượng cao, họ có nhà xe riêng như Kumho, xe không ra bến xe tập trung mà dừng ngay nhà xe của họ. Bạn đừng bắt Tuk tuk hay xe ôm ra bến xe trung tâm vì như thế mất thêm phí. Bạn đi dọc con đường xe dừng, sẽ thấy rất nhiều hãng xe đi Bangkok (Giống như Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão ý) ghi tiếng việt và tiếng anh đủ cả. Bạn chọn hãng nào cũng được, vì như nhau, xe chạy đêm ,6pm đến 9pm mỗi giờ có một chuyến. Note:

Giá vé : 20$ đến 22$ tùy hãng xe.Nhớ hỏi là xe nằm hay ngồi. Thường thì là xe 45 chỗ. Giữ vé cẩn thận, đến biên giới Thailand, bạn cần nó để chứng minh đã trả tiền cho nguyên chặn Phnom Penh – Bangkok. Các dịp lễ của Vietnam, thì bên đó vẫn là ngày thường, cho nên giá vé không tăng và không tăng, cũng không sợ quá tải .Các dịp lễ và tết cả người Khơ -me vé không tăng nhiều, nên cứ trả giá triệt để nhé (Mình từng đi vào tết “Té nước” của họ, lúc đầu nhà xe đòi 40$/người, mình không chịu, đi hỏi nhiều nhà xe, cuối cùng được giá 25$/người) Mình đi nhiều, chưa thấy chuyện chèn ép nhiều người như bên Vietnam. Nếu các bạn bị thì chắc do hên hơn mình, hơ hơ.

Xe chạy tầm 9 tiếng thì đến Poipet, cửa khẩu giữa Cambodia và Thailand. Vì Thailand là nước chạy xe trái tay (bên trái, như Anh ý), nên đến đây, các bạn cần đổi xe để đi vào Thailand. Phần này mình sẽ làm nổi lên để các bạn chú ý đọc kĩ tránh mất tiền "Ngu". Xe đến Poipet, nhân viên nhà xe sẽ yêu cầu bạn lấy hết đồ xuống vì bạn cần chuyển xe để vào Thailand. Họ kiểm tra vé bạn đã mua nguyên chặn Phnom Penh – Bangkok, rồi phát cho bạn cái card hoặc logo để dán lên người. Khi qua đến cửa khẩu Thailand, người nhà xe nhìn thấy bạn sẽ gọi. Cứ yên tâm, mình chưa bao giờ bị nhà xe bỏ bom cả trừ một lần bị nhốt 4 tiếng ở cửa khẩu Cambodia , lúc qua đến nơi thì hết xe đi Bangkok.Nguyên nhân thì mình sẽ nói phía bên dưới cho các bạn. Vì lúc vào Cambodia, bạn đã được nhà xe làm thủ tục rồi, phần giấy khai đã bấm vào Passport, nên bạn chỉ việc xếp hàng, đợi đóng dấu xuất. (Đừng nhìn thấy một số người lấy tờ khai rồi ghi thì bắt chước).

*** Lưu ý: Lúc này sẽ có một số người (nhà xe, người lạ, thậm chí công an) tiếp cận bạn vì họ biết bạn là người Vietnam, họ sẽ đưa cho bạn tờ khai bên Thailand và ngỏ ý giúp bạn ghi vào tờ khai đó vì sợ bạn không biết tiếng anh cộng với việc giúp bạn qua cửa khẩu mà không xếp hàng với giá vài trăm nghìn hoặc vài trăm bath (Tiền Thailand). Nếu thiếu thời gian và dư tiền thì cứ đồng ý, còn không thì từ chối nhẹ nhàng,Họ sẽ không chèo kéo bạn nữa mà tìm con mồi khác. Đến lúc xếp hàng đóng dấu xong, công an Cambodia lại chơi cái kiểu chỉ riêng với người Vietnam là đưa đồng 100 bath hoặc 100.000 lên, ý nói bạn đưa tiền. Nhiều bạn không biết đã đưa vì nghĩ đó là phí đóng để qua cửa khẩu. Nhưng theo mình biết thì tiền đó công an gác cửa khẩu sẽ giấu riếng.Mình chưa bao giờ đồng ý đóng những khoảng tiền ngu này, và luôn sử dụng tiếng anh để nói chuyện với họ (mặc dù có nhiều công an sử dụng tiếng việt với mình) , mình muốn khẳng định mình có học thức và hiểu biết. Không dễ dàng xem thường mình được.

Có một lần mình bị công an Cambodia giữ suốt 4 tiếng, họ không nói nguyên nhân, cứ nói Passport mình có vấn đề, mình hỏi vấn đề gì lại không nói, mình nhất định không chi tiền, cuối cùng họ nói là "Tại sao lúc ở Singapore mình đi Malaysia có dấu vô Malaysia mà không có dấu xuất khỏi Singapore". Thật ra, lúc ở Singapore, mình có qua Malaysia chơi 2 lần, và lần nào cũng không kiểm tra hộ chiếu sau khi được trả lại. Nguyên nhân là vì mình có Visa dài hạn ở Singapore, nên khi chưa hết hạn Visa họ sẽ không đóng dấu xuất ra ra khỏi nước họ.Các bạn nên kiểm tra kĩ Passport của mình sau khi vô hay ra bất cứ nước nào đó để tránh tình trạng không biết gì như mình.

Sau khi đóng xuất khỏi Cambodia, bạn đi theo dòng người qua Thailand, đoạn  đường này tầm 200m thôi, nhưng rất nhiều Casino , bùi mờ mù mịt, không khí khô nóng, khó chịu. Dòng người chia làm 2 khi đến cửa khẩu Thailand. Những người Cambodia qua Thailand làm việc, sáng đi chiều về, họ nhận một cái thẻ sau đó túa ra nhiều hướng , cảnh tượng hỗn loạn. Những khách du lịch đi vào cửa khẩu để đóng dấu vào Thailand. Bạn đi theo họ, nhận tờ khai, ghi thông tin và xếp hàng đợi đên lượt. Lưu ý:

Nhớ mua nước trước khi vô cửa khẩu Thailand, vì nhiều khi cửa khẩu này bị quá tải, hàng người đừng đợi cả trăm mét, tránh tình trạng bạn bị mất nước. Nếu lần đầu đi, bạn cứ nhòm khách tây, họ đi đâu mình đi đó là được. Gặp nhân viên hải quan, phong thái tự tin, thoải mái. Có thể họ sẽ hỏi một số câu, nhưng đơn giản, không cần quá lo lắng. Mình chưa bị show 700$ khi nào cả. Nếu bạn bị, chắc là bạn may hơn mình, hơ hơ hơ. Đóng dấu xong, bạn di chuyển ra khỏi cửa khẩu Thailand, chỉ cách nhau một tòa nhà, mà không khí khác hẳn. Thailand trầm tĩnh, nhẹ nhàng không xô bồ như ở Cambodia.

Bạn men theo lối chỉ dẫn ra khỏi cửa khẩu thì sẽ có rất nhiều người của hãng xe đợi bạn. Nếu thấy bạn có card hoặc logo, người nhà xe chủ động gọi bạn, những nhà xe khác sẽ không chèo kèo (Đây là cái mình thích nhất ở Thailand, con người rất ôn hòa). Nếu bạn không thấy ai rước mình, thì cầm card hoặc logo hỏi bất kì nhà xe nào, họ sẽ hướng dẫn bạn rất tận tình, thậm chí đưa bạn đến nhà xe của bạn. Đấy, người Thailand tốt lắm, hứa luôn. Bạn sẽ được chuyển qua xe minivan 15 chỗ , mất 4 tiếng để về tới Bangkok, Thailand.


III. Bangkok đón chào

Đến Bangkok, tùy hãng xe, bạn sẽ được đưa đến. Bến xe Mochit ở Chatuchak. Bạn xếp hàng, đợi bắt taxi về khách sạn. Bến xe của nhà xe ở khu trung tâm Pratunam.bạn bắt taxi về khách sạn. Lưu ý: Xin lại card điện thoại của nhà xe, để lúc về bạn gọi điện , nhà xe sẽ đến đón tận khách sạn. Hi vọng những gì mình ghi trên sẽ cung cấp sẽ cho bạn những thông tin cần thiết cho chuyến đi thành công. Cảm ơn các bạn đã đọc. Thông tin trong bài viết được chia sẻ lại từ Nuno Nguyễn, bạn có thể liên lạc với bạn ấy qua facebookNuno

=====================================
Đăng ký tour du lịch vui lòng liên hệ
Trưởng phòng kinh doanh tour du lịch:
Nguyễn Thanh Tâm ( Tâm Pacific )
Hotline: 0911.46.33.89
Tổng đài tư vấn miễn phí: 01283.98.69.98
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Pacific Travel
Hệ thống Báo Giá Tour Du Lịch www.baogiatour.com
Website Cty Pacific Travel www.pacifictravel.net.vn
www.facebook.com/NguyenThanhTamSearchBox
#tourthailan #toursingapore
#tourcampuchia #tourtrongnuoc
=====================================

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi Bangkok tự túc và tiết kiệm

Việt Anh mê Bangkok lắm! Ít có thành phố nào khiến Việt Anh mê đến thế, Bangkok cứ như một chén rượu thơm, uống một lần là say rồi cứ muốn uống mãi, uống mãi. Bangkok ngay khi gặp đã có cảm giác thân quen, giống như vị chai bia Chang vậy. Đừng hiểu nhầm nhé, Việt Anh không phải con người chè chén đâu! Đầu năm Việt Anh có 1 chuyến du lịch bụi Bangkok trong 2 tuần, ở cùng một anh bạn người Việt ngay gần khu Victory Monument và chợ Paratunam (khu Center World, Siam Paragon). Và còn được một người bạn Thái tốt bụng (là người gốc Bangkok luôn) giới thiệu cho những địa điểm du lịch và món ăn mà người Bangkok luôn tự hào, đó là một chuyến đi đầy may mắn.

Chùa Phật Ngọc, ngôi chùa linh thiêng nhất Thái Lan.

Thời gian ở Bangkok suốt ngày ăn hàng quán vỉa hè, ăn nhiều tới mức nghiện street foood và việc la cà trên phố kiếm cái gì đấy ngon ngon ăn đã trở thành niềm vui (dù mình không thích ăn vặt). Việc mình thích làm nhất là đi lang thang khắp các dãy phố vào buổi tối, vừa ngắm nghía đường phố, người dân, xe cô, vừa tìm mấy xe nem nướng, hoa quả, thịt xiên… để đánh chén. Bangkok đúng là thiên đường của street food, vừa ngon lại rẻ. Ngoài ẩm thực đường phố và các địa điểm du lịch hấp dẫn, những ngôi chùa vàng nổi tiếng, hay các trung tâm thương mại sầm uất. Điều Việt Anh thích hơn cả là con người và nhịp sống ở Bangkok.

Người Bangkok hiền lành, hiếu khách, mình cảm nhận được trái tim chân thành của họ. Còn nhịp sống Bangkok thì lúc nào cũng náo nhiệt, sôi động, nhưng không có cảm giác ngột ngạt. Tóm lại là chàng thanh niên Việt Nam mê đắm Bangkok lắm! Sau khi viết bài Kinh nghiệm du lịch bụi Phnom Penh với 1,3 triệu đồng. Việt Anh nhận được nhiều email đề nghị chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Thái Lan tự túc, đúng đất nước mà mình thích, nên quyết định sẽ review lại kinh nghiệm du lịch Bangkok trước, rồi viết tiếp một series về Chiang Mai, Pattaya, Koh Samui sau. Bài viết này Việt Anh sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm đi du lịch Bangkok tự túc tiết kiệm, nhưng vẫn có nhiều trải nghiệm thú vị nhé!


Du lịch Bangkok đắt hay rẻ, nên mua tour hay tự đi ?

Đầu tiên mình cần xác định với nhau nên đi tour, hay đi du lịch tự túc đã. Nhiều người nghĩ du lịch Bangkok tốn kém, theo Việt Anh tốn kém hay không tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn đi để mua sắm chắc chắn sẽ tốn hơn đi du lịch bụi, đi chỉ để ngắm nhìn, chụp ảnh và để biết. Nếu bạn là người trẻ, Việt Anh nghĩ bạn nên tự lên kế hoạch, tự đặt vé, vạch lộ trình và đi. Đi du lịch Bangkok dễ, không khó và có thể tiết kiệm chi phí nếu biết cách (mình sẽ chia sẻ ở dưới bài). Còn nếu bạn đã có gia đình, hoặc lớn tuổi, kinh tế dư giả, không có nhiều thời gian – bạn nên đặt tour. Vì các công ty tour sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị, di chuyển, đặt phòng. Và ở Việt Nam có nhiều công ty làm tour Thái Lan uy tín, giá cũng không quá cao, dịch vụ tốt. (Việt Anh sẽ review lại một vài công ty để bạn tham khảo). Bài viết này Việt Anh sẽ chỉ chia sẻ kinh nghiệm du lịch Bangkok tự túc. Toàn cảnh Bangkok nhìn từ Baiyoke đẹp mê ly, mình ở trên này cả tối. (Ảnh: kinh nghiệm du lịch bangkok)


Nên đi máy bay hay đường bộ đến Bangkok ?

Đi du lịch Bangkok bằng máy bay tiện nhất, chi phí không đắt hơn nhiều so với đi bus, vừa tiết kiệm thời gian, sức lực. Nhất là với các bạn ở Hà Nội, vượt qua quãng đường dài (qua Lào) để đến Bangkok không phải chuyện đơn giản. Bạn chỉ cần canh vé giá rẻ (trước 2-3 tháng) của hãng AirAsia thường có vé 2 chiều giá rẻ (đôi khi chỉ 1,5 – 2tr khứ hồi). Còn các bạn muốn tiết kiệm tối đa thì phương án tốt nhất là đi bus. (Lưu ý đi máy bay bạn nên đi tàu cao tốc trên cao của sân bay hoặc xe bus chính phủ để vào trung tâm vì hai điểm này cách trung tâm tầm 20-30km. Mình có hướng dẫn ở bên dưới)

Săn vé máy bay giá rẻ đi Bangkok. Hãng AirAsia giá rẻ nhất (7 năm chứng nhận rẻ nhất Thế giới luôn), Việt Anh vẫn bay hãng này, đúng kiểu dành cho dân đi bụi, không dịch vụ kèm theo, cân nặng hành lý thoải mái (khoảng 20kg hành lý ký gửi và 10kg xách tay tha hồ mua sắm). Để săn được vé giá rẻ mà không cần phải ngồi canh vé 0đ, Việt Anh vẫn dùng website của Việt Nam mình. Rất đơn giản, chỉ cần ghi lịch trình, ngày đi vào phần "săn vé siêu rẻ" là bảng giá vé đã hiện hết ra cho mình lựa chọn. Như bạn thấy, rất nhiều vé 200 – 300k (chưa bao gồm thuế) ở trong bảng bên dưới đây. Kết quả tìm kiếm vé đi Bangkok giá rẻ, Việt Anh chẳng cần phải ngồi canh nữa ^^ Bạn lưu ý săn cả chiều đi và chiều về nhé! Trang web để săn vé giá siêu rẻ bất cứ lúc nào xem tại: (đặt ở đây thanh toán tiết kiệm được 20k/vé/chiều – dùng atm cũng mua vé được không cần visa nhé). Bạn nào quen dùng website của AirAsia rồi thì tìm trực tiếp cũng được. Mình tìm vé trước 3 tháng, khứ hồi AirAsia khoảng 114$


Hướng dẫn đi từ sân bay về trung tâm thành phố.

Tips: bạn nên biết ở Bangkok có 2 sân bay Suvarnaburi (sân bay quốc tế to đẹp nhất) và Don Muang (sân bay dành cho các hãng giá rẻ và nội địa là chủ yếu). Ở Suvarnaburi bạn chỉ cần đi tàu cao tốc của sân bay giá 40bath là có thể về tới trung tâm thành phố (khu Victory), và đi thêm taxi 75bath sẽ tới được khu Grand Palace hoặc Khao San. Còn ở sân bay Don Muang bạn đi mini bus giá 150bath tới Khao San. Đi xe bus công cộng của sân bay bạn bắt ở ngay dưới tầng một (có biển chỉ dẫn, hoặc nhìn chỗ nào đông người xếp hàng), bạn phải xếp hàng chờ dài, và có các lịch trình như sau:


Đi du lịch Bangkok bằng đường bộ 

Từ Hà Nội: Chuyến 1 (Hà Nội – Viêng Chăn 600km) Chuyến 2 (Viêng Chăn – Nong Khai 20km) Chuyến 3 (Nong Khai – Bangkok 600km). Từ thành phố Hồ Chí Minh: Chuyến 1 (Phạm Ngũ Lão – Phnom Penh) Chuyến 2 (Phnom Penh – Bangkok). Hoặc có thể mua vé Hồ Chí Minh – Bangkok nhưng nếu chuyển xe bạn có thể tiết kiệm được 3-5$. Bạn có thể xem bài viết chi tiết: Hướng dẫn di chuyển đường bộ (ô tô – xe máy) từ Việt Nam tới Thái Lan ở đây (click vào đây). Lưu ý: Vì tình trạng người Việt nhập cư làm việc chui nhiều nên lúc nhập cảnh từ Lào hoặc Campuchia vào Thái cảnh sát rất hay vòi tiền các bạn nữ người Việt, hoặc những người không biết tiếng anh. Các bạn lưu ý khi nhập cảnh: nhất định không trả bất cứ đồng phí nào (vì hoàn toàn free) – nhớ nói tiếng Anh với cảnh sát và tự tin, tươi cười thoải mái khi làm thủ tục nhé.


Tại Bangkok nên di chuyển bằng phương tiện gì thuận tiện ?

Phương tiện hữu ích nhất cho một chuyến du lịch bụi Bangkok là xe máy, vì ở Bangkok rất hay tắc đường và các địa điểm du lịch thường nằm xa nhau. Nếu không thích đi xe máy bạn có thể chọn taxi. Lưu ý, đi taxi phải có đồng hồ, không đi taxi thỏa thuận giá (bao giờ cũng đắt ít nhất là gấp 2, hoặc gấp 3). Phương tiện công cộng như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, bus, thuyền dưới sông, phà… của chính phủ đều rất rất rẻ. Giá taxi khoảng 15bath/1km. Giá tuk tuk khoảng 20bath/1km. Giá xe ôm mình không rõ vì chưa đi. Giá phà 3bath/lượt. Giá thuê xe máy trung bình 150 – 200bath/ngày (thuê ngay tại khách sạn bạn ở hoặc nhờ họ gọi giúp).


Nên thuê khách sạn ở khu nào Bangkok ?

Đây là phần quan trọng bạn nên lưu ý kỹ. Có 4-5 khu khách du lịch thường thuê khách sạn khi đi du lịch ở Bangkok, nhưng khi đã đi qua những điểm này Việt Anh thấy, có 3 khu mà bạn nên thuê nhất là: gần Khao San, China Town và chợ Pratunam. Khao San Road – Nơi mình tìm đến đầu tiên ở Bangkok (Ảnh: kinh nghiệm du lịch Bangkok). Khao San (khu cho dân bụi) hay còn gọi là khu phố Tây. Ở đây giống Bùi Viện của Sài Gòn và Tạ Hiện của Hà Nội, nhưng vui hơn vì hàng quán buổi tối được bày tràn ra lòng phố, nhạc ở quán bia mở vui nhộn tới tận sáng. Ngắn gọn là bạn sẽ được gặp cả thế giới ở Khao San. Ở Khao San cũng  gần Grand Palace và các ngôi chùa nổi tiếng khu trung tâm, địa điểm này được vote số 1. Ở đây có những hostel giá rẻ chỉ 5$, phòng private chất lượng và đặc biệt là nhiều quán ăn ngon, rẻ.

Mình thích không khí đông vui, nhộn nhịp ở khu chợ Pratunam. Pratunam (khu người thích mua sắm) thì khác, đây là nơi thích hợp nhất dành cho các bạn nữ thích mua sắm. Pratunam là khu chợ bán buôn, nằm ngay sát các trung tâm thương mại lớn như Center World, Siam Paragon, Siam Center, BigC… thiên đường mua sắm đồ thời trang giảm giá. Ở khu Pratunam giường dorm trong hostel giá cao hơn Khaosan, giá từ 7$, nhưng phòng ốc chất lượng tốt. (Ở đây đi taxi qua khu Grand Palace chỉ khoảng 50 – 75bath), đi xe máy mất khoảng 10 phút.

China Town khu này khách Trung Quốc và khách Việt ở nhiều nhất. China Town về đêm là một khu phố nhộn nhịp hàng quán bán đồ ăn, những món ăn Trung Quốc rất ngon và lạ vị. Ban ngày ở khu này bạn có thể đi thăm các ngôi chùa như Traimit (tượng Phật ngồi bằng vàng từ thời Sukhothai – một trong 3 quốc bảo của Thái Lan) hay Wat Suthep (Golden Mount). Và rẽ sang thăm khu Grand Palace, chỉ mất khoảng 5 phút đi xe máy. Mẹo: để book được phòng rẻ, các bạn nên book trước tối thiểu 1 tháng. Và nhớ để ý kỹ phần đánh giá của các khách đã ở trước, cũng như xem kỹ hình phòng nhé.


Món ăn nào nên thử ở Bangkok ?

Pad Thái, Tom Yam (gỏi tôm, siêu cay), gỏi miến, som tam (món gỏi đu đủ đặc sản của Thái Lan, cũng rất cay), xôi xoài, thịt nướng, nem nướng, mực nướng, cơm Thái, mì bát… Ôi có rất… rất nhiều món ăn mà bạn nên thử khi đến Thái Lan. Việt Anh sẽ viết riêng một bài về các món ăn mà Việt Anh thích nhất ở Bangkok. Tuy nhiên, để giới thiệu sơ qua ở đây thì bạn nên ăn: Pad Thái (quán Thip Sa Mai ngon nhất Bangkok), tom yam (kiểu gỏi tôm), gà nướng ăn với xôi, xôi xoài (rất thú vị). Đây là 4 món ăn để lại trong mình ấn tượng sâu sắc nhất.


Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bangkok

Mình cũng sẽ viết riêng một bài về các điểm đến mình thấy thích nhất (đẹp và ý nghĩa) ở Bangkok. Bài viết này mình sẽ chỉ nhắc đến các địa điểm bên trong thành phố, không nhắc tới những nơi xa như Ayuthaya, chợ nổi Damnoen Sudak… vì các địa điểm trong thành phố đã đủ đặc biệt, lôi cuốn rồi. Điểm danh ở đây sẽ có một vài điểm mà bạn không thể bỏ qua: Grand Palace (nơi có cung điện hoàng gia và ngôi chùa Phật Ngọc linh thiêng nhất Thái Lan). Giá vé 500bath, miễn phí cho người Thái. Mình chưa từng thấy bức tượng Phật nằm bằng vàng nào to như ở chùa Wat Pho.

- Wat Pho: nằm ngay cạnh Grand Palace, ngôi chùa lớn nhất Bangkok, nổi tiếng với các bảo tháp cao đẹp và bức tượng Phật nằm nghiêng khảm vàng rất rất lớn. Giá vé 100bath. Mở cửa từ 8 – 17h.

- Wat Saket (Golden Mount): ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi cao, có ngọn tháp khảm vàng, đây cũng là một trong những nơi rất linh thiêng ở Bangkok. Đặc biệt, là một nơi ngắm hoàng hôn không thể lý tưởng hơn ở Bangkok. Giá vé thì siêu rẻ 20 bath. Mở cửa từ sáng sớm đến tối muộn.

- Wat Arun: ngôi đền nằm bên kia sông, đối diện Grandpalace, một trong những biểu tượng du lịch của Bangkok. Ngôi đền cổ được xây từ thời vua Rama I.

- Khao San: phố Tây, tất nhiên rồi, không thể không tới.

- Bayoke: tòa nhà cao nhất Thái Lan, đứng ở đây bạn sẽ quan sát được toàn bộ thủ đô Bangkok vào ban đêm, một cảnh tượng đầy mê hoặc (nên kết hợp ăn buffet, bạn có thể mua vé của công ty Đivui sẽ rẻ hơn mua trực tiếp hoặc mua qua agency)

- Chợ Pratunam – Center World – Ngôi đền thờ Brahama (nơi từng bị đánh bom, nổi tiếng linh thiêng) – Siam Paragon nơi này dành cho tâm hồn say mê mua sắm. Buổi tối dạo chơi ăn món đường phố và mua đồ rất thú vị.

- China Town: không thể không tới, đồ ăn Trung Quốc ở đây rất ngon. Miễn phí vé.

- Wat Traimit (hay còn gọi là chùa Vàng): ngôi chùa có tượng Phật ngồi bằng vàng nặng 5 tấn, tượng cổ từ thời Sukhothai (từ thế kỷ 8-12), một trong ba bức tượng Phật được coi là bảo quốc ở Thái Lan, chùa nằm ngay cạnh. khu China Town. Giá vé 40bath. Mở cửa từ 8 – 17h.

- Chợ cuối tuần Chatuchak: mình thấy ở chợ có tháp ghi “the biggest market in the world” tức là khu chợ lớn nhất thế giới. Mở bán vào thứ 7 và CN, có rất nhiều đồ đẹp (quần áo, giày dép, nội thất) đây là đầu mối bán buôn lớn ở Bangkok (một địa điểm không thể không ghé dành cho các bạn nữ thích mua sắm và buôn bán). Ở đây không mất vé, nếu đi nhớ thử món kem dừa ở mấy quán người ta xếp hàng mua. Và thích gì phải mua hoặc xin card visit ngay không đi là sẽ không nhớ được đường quay lại, có tới cả nghìn gian hàng mà^^.

- Wat Suthep và cổng giái trí kì diệu (Giant Wings) nằm ngay gần Grand Palace, ngôi chùa này có bức tượng Phật ngồi lớn nhất ở Bangkok. Và trước cổng chùa là biểu tượng xích đu có tên “cổng giải trí kì diệu” là một trong những biểu tượng du lịch Bangkok.

Đấy là những điểm highlight, ngoài ra còn Soi Cowboy (dành cho các quý ông thích vui vẻ) nổi tiếng là phố đèn đỏ ở Bangkok với sexy show, ladyboys show. Bảo tàng quốc gia Thái Lan (niềm tự hào của dân tộc Siam (Xiêm)). Hay Night train market: một địa điểm vui chơi cũng bán đồ lưu niệm và đồ ăn uống phục vụ khách du lịch như các chợ đêm khác, nhưng ở đây trang trí đẹp. Từng đấy địa điểm đã làm bạn đau đầu để lựa chọn và mỏi chân để đi hết rồi đấy! Nếu bạn đau đầu quá, Việt Anh sẽ giúp bạn gợi ý một lịch trình du lịch bụi Bangkok 3 ngày 2 đêm nhé!


Gợi ý lịch trình 3 ngày 2 đêm du lịch Bangkok tự túc

Dựa vào kinh nghiệm du lịch Bangkok của cá nhân, Việt Anh sẽ gợi ý cho bạn một lịch trình hợp lý để bạn tham khảo nhé:

- Ngày 1 (thứ sáu) Grand Palace (2h30’) – Wat Pho (1h30’) – Ăn trưa trên phố – Wat Suthep (1h) – Wat Traimit (Khu Chinatown 1h) – Wat Saket (2h – ngắm hoàng hôn) – Ăn tối (Pad Thái Sip Thamai 1h30) – China Town (2h) – Về lại khách sạn

- Ngày 2 (thứ 7) Chợ cuối tuần Chatuchak (buổi sáng tới trưa, ăn luôn trong chợ) – Chợ Pratunam (1h30) – BigC + Center World + Ngôi đền linh thiêng thờ thần Brahama (hết buổi chiều) – Ăn tối buffet tại Bayoke (ngắm thành phố trên cao) – Khao San Road – Về khách sạn

- Ngày 3 (Chủ Nhật): Đi nốt những địa điểm mà bạn chưa đi vào hôm trước, lịch trình này rất dày, bạn chắc chắn sẽ bớt lại một điểm nào đó trong 2 buổi trước. Còn Wat Arun, bảo tàng quốc gia Thái Lan, ề oi Cow Boy… tùy vào thời gian và sở thích của bạn. Cuối cùng buổi chiều ra sân bay, lên đường về lại Việt Nam (bay chuyến 4h chiều về Hà Nội hoặc Sài Gòn buổi tối nghỉ ngơi mai đi làm là vừa đẹp).


Kinh phí dự kiến cho chuyến du lịch bụi Bangkok 3 ngày 2 đêm

Kinh phí ở 2 đêm: 20$. Kinh phí ăn 9 bữa (mỗi bữa 1,5-2$): 20$. Kinh phí mua vé máy bay khứ hồi: 110$. Kinh phí di chuyển (mỗi ngày khoảng 10$): 30$ (nếu thuê xe máy sẽ tiết kiệm được 50%). Kinh phí mua vé du lịch khoảng: 30$ (Grand Palace+Wat Pho+Wat Suthep+Wat Traimit+Bayoke). Dự tính kinh phí khoảng: 210$ (4.800.000VNĐ) cho một chuyến đi Bangkok tự túc, không thiếu thốn và đi được hết các địa điểm nổi tiếng. Tuy nhiên nếu bạn là sinh viên, hoặc là dân du lịch bụi thì mình có lời khuyên, bạn không cần phải đi hết các địa điểm, chỉ cần ghé các ngôi chùa vé rẻ (loại Grand Palace + Bayorke) là bạn đã tiết kiệm được một khoản lớn rồi. Cộng với việc tính toán kỹ ăn uống, tìm chỗ nghỉ giá rẻ (5$) , sử dụng phương tiện giao thông công cộng nữa bạn sẽ có một chuyến đi tiết kiệm (trong khoảng 3 – 3,5tr).

Trải nghiệm mình thích nhất khi đi du lịch Bangkok. Bangkok là một trong những thành phố mà Việt Anh thích nhất ở Đông Nam Á. Với rất nhiều trải nghiệm thú vị, Bangkok là điểm đến sẽ ngay lập tức khiến người ta nhớ nhung và muốn quay trở lại. Việt Anh nhớ buổi chiều đứng trên đỉnh Golden Mount ngắm mặt trời lặn, nhớ những con phố buôn bán tấp nập, những món đồ ăn vỉa hè giá rẻ và các ngôi chùa nổi tiếng thiêng nhất Thái Lan. Bạn có thể xem thêm về 11 trải nghiệm thú vị ở Bangkok tại đây.


Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Bangkok

- Bạn nên ăn mặc kín đáo và tôn trọng quy định ở các ngôi chùa, những ngôi chùa này rất quan trọng với người Thái

- Luôn mang theo hộ chiếu bên người, ở Bangkok cũng có nạn móc túi (ít thôi)

- Nên đổi tiền ở Việt Nam ra USD, sau đấy mang sang Thái đổi ra tiền bath sẽ lời hơn

- 1 usd bằng khoảng 35bath

- Bạn nên học một vài câu tiếng Thái để khi mua bán dễ dàng hơn, đỡ bị nói thách

- Tuk tuk luôn nói thách, bạn có thể trả ½ gía họ đưa ra

- Không bao giờ đi chiếc taxi mà tài xế thỏa thuận giá thay cho đồng hồ (đồng hồ rẻ hơn ½ so với giá các taxi thỏa thuận – khoảng 15bath/1km)

- Bạn sẽ gặp nhiều người Việt bán hàng nước hoa quả, kem dừa ở Khao San hoặc Pratunam

- Mua đồ hiệu ở Center World (quần áo, giày dép, nước hoa ở đây thường hay sale lớn, có lần tới 60%)

- Mua đồ quần áo thời trang (độc, lạ, chất) bạn nên tìm đến Chatuchak

- Bạn nên thử đồ ăn đường phố ở Bangkok (nhất là mấy món nướng)

- 7eleven là hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Thái Lan, giá đồ ăn, sữa, bia…. ở đây bao giờ cũng rẻ hơn bình thường ½ lần (nhất là bia)


Chuẩn bị kế hoạch và lên đường thôi!

Trên đây là những gì Việt Anh đúc kết lại sau 2 tuần khám phá và trải nghiệm Bangkok. Tới bây giờ đồ ăn đường phố, những ngôi chùa và hệ thống giao thông công cộng vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm. Thành phố này hiện đại, hay tắc đường nhưng mình không cảm thấy sự ngột ngạt. Món Pad Thái mình đã ăn ở 3 miền của Thái Lan, nhưng ở quán Sip Thai Mai nó thật sự là một món ăn không chỉ ngon mà còn đặc biệt sáng tạo (bạn nhớ thử nhé). Việt Anh hy vọng bạn sẽ tìm thấy thông tin hữu ích cho mình ở đây. Chúc bạn có một chuyến đi với thật nhiều may mắn, Việt Anh sẽ gửi cho bạn thông tin lịch trình tư vấn chi tiết, cộng với danh sách các khách sạn giá rẻ, dịch vụ tốt mà Việt Anh đã từng thử, hoặc bạn bè ở chia sẻ lại để gửi cho bạn. Nếu bài viết này hữu ích, hãy giúp Việt Anh share nó qua facebook, pinterest, zalo, instagram… cho bạn bè nhé! Đấy sẽ là nguồn động viên lớn, một món quà đối với Việt Anh. Bạn có bất cứ thắc mắc gì về Kinh nghiệm du lịch Bangkok cần giải đáp, có thể comment ngay bên dưới bài viết này.


Đi thái lan bằng xe máy