Donald trump thắng cử hợp pháp hóa cần sa năm 2024

Có 6 ứng cử viên tham gia “cuộc đua” trở thành đại diện của đảng Cộng hòa bao gồm cựu Tổng thống Donald Trump, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis, cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley, doanh nhân công nghệ sinh học Vivek Ramaswamy, cựu Thống đốc bang Arkansas Asa Hutchinson và doanh nhân Ryan Binkley.

Theo thống kê của báo The Guardian, với 80% số phiếu được kiểm, cựu Tổng thống Donald Trump đứng ở vị trí đầu tiên với số phiếu hoàn toàn cách biệt so với các đối thủ còn lại - 51%.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đứng ở vị trí thứ hai với 21,3% phiếu bầu. Cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley ở vị trí thứ ba với 19% phiếu bầu.

Doanh nhân Vivek Ramaswamy có 7,7% phiếu bầu, doanh nhân Ryan Binkley được 0,8% và đứng ở vị trí cuối cùng là cựu Thống đốc bang Arkansas Asa Hutchinson với 0,2% phiếu bầu.

Iowa là bang tổ chức cuộc họp kín đầu tiên trong cuộc đua của đảng Cộng hòa để chọn ra ứng viên đại diện cho đảng này ra tranh cử ông chủ Nhà Trắng.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã chúc mừng chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump tại Iowa.

“Chiến thắng lịch sử và mang tính quyết định của ông Trump sẽ giúp đảng của chúng ta ngày càng đoàn kết để có thể đạt được chiến thắng cuối cùng vào tháng 11”, ông Mike Johnson nói.

Cuộc bầu cử Mỹ 2024 bắt đầu bằng các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín - hai cách mà Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa bắt đầu quá trình đề cử một ứng cử viên tổng thống.

Đại đa số các bang tổ chức bầu cử sơ bộ, nhưng Iowa và một số bang khác theo truyền thống của Đảng Cộng hòa lại chọn tổ chức các cuộc họp kín.

Bầu cử sơ bộ giống như một cuộc bầu cử nhỏ. Các đảng viên có thể bỏ phiếu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc đôi khi qua đường bưu điện. Còn các cuộc họp kín yêu cầu đảng viên trực tiếp có mặt, lắng nghe bài phát biểu của các ứng cử viên, sau đó tiến hành bỏ phiếu. Các tình nguyện viên sẽ thu thập phiếu bầu và gửi kết quả cuối cùng đến Ủy ban đảng Cộng hòa tại Iowa.

Tại Iowa, tiểu bang đầu tiên bỏ phiếu chọn ứng viên tranh cử bên Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm nay, ông Trump đã chiến thắng áp đảo.

Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy cựu tổng thống Mỹ giành 51% tỉ lệ ủng hộ, vượt xa ông Ron DeSantis (21%) và bà Nikki Haley (19%).

Thông điệp từ Iowa

Chiến thắng với cách biệt 30 điểm phần trăm so với đối thủ xếp sau, ông Trump xác lập kỷ lục mới tại Iowa. Kỷ lục cũ được ghi nhận vào năm 1988 với chiến thắng của ông Bob Dole - dẫn trước đối thủ 16 điểm phần trăm.

Xét về mặt lịch sử, Iowa khó có thể xem là dấu hiệu của một chiến thắng chung cuộc. Từ năm 1972, chỉ ba ứng viên tổng thống thắng ở Iowa sau đó đắc cử tổng thống, đó là các ông Jimmy Carter (1976), Barack Obama (2008) và George W. Bush (2000).

Hãng tin AP lưu ý ông Bush cũng là ứng viên Đảng Cộng hòa gần nhất giành được quyền đại diện cho đảng này sau khi về nhất ở Iowa, trong khi những người còn lại đều thất bại, bao gồm các ông Mike Huckabee (2008), Rick Santorum (2012) và Ted Cruz (2016).

Tuy nhiên, màn thể hiện áp đảo ở Iowa cũng phản ánh nhiều thông điệp tích cực cho ông Trump. Thứ nhất, các đối thủ của ông đều thể hiện khá tệ tại tiểu bang đa số da trắng và bảo thủ này. Ông Kyle Kondik, nhà phân tích bầu cử của Trung tâm nghiên cứu chính trị ĐH Virginia, cho rằng Iowa đóng vai trò phản ánh chính xác tình hình ở Đảng Cộng hòa hơn do đặc điểm nhân khẩu học.

Thêm vào đó, Iowa có thể không phải "điềm báo" chiến thắng nhưng đây là nơi một số ứng viên có thể sớm bỏ cuộc, đồng nghĩa phiếu sẽ dồn cho người khác. Thực tế sau khi xếp thứ tư ở Iowa, ứng viên Vivek Ramaswamy đã tuyên bố dừng chiến dịch và quay sang ủng hộ ông Trump. Điều này được xem như tín hiệu phản ánh sự ủng hộ và đoàn kết của Đảng Cộng hòa với ông Trump.

Thứ hai, ông Trump đã hoàn thành tốt "bài kiểm tra" thái độ của cử tri đối với các cáo buộc ông đang đối mặt tại tòa.

Khác với các cuộc bầu cử sơ bộ thông thường, nơi cử tri tới điểm bỏ phiếu theo dạng bầu cử phổ thông, Iowa tổ chức bầu theo hình thức họp kín. Cử tri Iowa phải có mặt trực tiếp và thảo luận về chính sách của ứng viên. Điều này khiến mức độ cam kết lẫn sự nghiêm túc của cử tri được thể hiện rõ ràng hơn, dù tỉ lệ đi bỏ phiếu dĩ nhiên thấp hơn các bang bầu theo hình thức thông thường.

Kết quả vừa qua góp phần cho thấy cử tri của ông Trump ít quan tâm tới việc ông bị luận tội hay có khả năng bị kết án ở nhiều vụ việc. Hoặc có thể nói ông Trump đã thành công trong việc thuyết phục cử tri Iowa rằng các cáo buộc nhằm vào ông chỉ là chiêu trò chính trị nhằm ngăn ông tranh cử.

Kịch bản "Trump trở lại"

Truyền thông Mỹ hầu hết xem kết quả ở Iowa như lời khẳng định của ông Trump ít nhất về khả năng sẽ đại diện cho Đảng Cộng hòa. Hiện nay ông DeSantis được dự đoán sẽ bỏ cuộc nếu phải về thứ ba, nhưng việc xếp thứ hai với khoảng cách khá xa với ông Trump đang khiến thống đốc bang Florida chịu áp lực lớn.

Trong khi đó, bà Haley hướng tới bang New Hampshire với nhiều hy vọng hơn vì có sự ủng hộ của nhóm cử tri ôn hòa. Tuy vậy theo ông Kondik, kết quả bầu cử sơ bộ ở New Hampshire vào ngày 23-1 tới thậm chí còn ít phản ánh khả năng thành công chung cuộc của các ứng viên Đảng Cộng hòa hơn. Vì vậy, kể cả khi ông Trump thua ở New Hampshire cũng không phải vấn đề lớn cho cựu tổng thống Mỹ. Ngược lại, nếu ông thắng luôn ở bang này, rất ít khả năng các ứng viên khác có thể tiếp tục.

Quan trọng hơn, câu chuyện nổi bật trên mặt báo vài ngày qua không phải tình hình của ông Trump bên Đảng Cộng hòa. Dư luận đang quan tâm tới viễn cảnh ông Trump sẽ thắng trong màn tái đấu với đương kim Tổng thống Joe Biden.

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo châu Âu phải sẵn sàng mạnh mẽ, tự chủ hơn nếu ông Trump làm tổng thống. "Là người châu Âu, chúng ta không nên lo sợ trước viễn cảnh đó. Chúng ta phải nắm lấy nó", ông Croo phát biểu trước Nghị viện châu Âu.

Tương tự, trong phát biểu hôm 16-1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đề cập khả năng ông Trump thắng ông Biden để quay lại ghế tổng thống, khẳng định đây sẽ là "một bước lùi" khiến cuộc sống khó khăn hơn cho Canada.

Ông Putin nói bỏ phiếu qua thư ở Mỹ "gian lận"

Hôm 16-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có phát ngôn gây tranh cãi khi nhận xét tình hình "gian lận" trong bầu cử Mỹ.

"Tại Mỹ, các cuộc bầu cử trước đây bị bóp méo thông qua việc bỏ phiếu qua thư... Họ mua phiếu bầu với giá 10 USD, điền nó rồi ném vào các thùng thư mà không có sự giám sát, thế đấy", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin. Washington hiện chưa bình luận về phát biểu này của ông Putin.

Ông Putin là nhân vật nhạy cảm đối với người Mỹ, có không ít cáo buộc rằng nhà lãnh đạo Nga ủng hộ ông Trump và rằng người Nga "can thiệp bầu cử Mỹ". Ngược lại, phía Nga đã bác bỏ bất cứ mối liên quan nào tới tình hình bầu cử Mỹ.