Download mẫu giấy de nghị thanh toán công nợ

Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ được gửi đến bên chậm thanh toán nhằm yêu cầu họ giải quyết và thanh toán tiền đúng như thỏa thuận ban đầu. Tải mẫu yêu cầu thanh toán công nợ mới nhất 2022 ngay.

Xem thêm một số bài viết liên quan:

  • Công nợ tiếng anh là gì? Thuật ngữ về công nợ trong tiếng Anh (1boss.vn)
  • Nợ phải trả là gì? Yếu tố ảnh hướng tới nợ phải trả của doanh nghiệp (1boss.vn)
  • Kiến thức về kế toán công nợ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (1boss.vn)

Khái niệm mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ

Mẫu giấy yêu cầu thanh toán công nợ là mẫu văn bản yêu cầu thanh toán với các cá nhân; tổ chức đang chậm thanh toán. Công nợ là số tiền mà doanh nghiệp còn nợ lại kỳ sau với một cá nhân hoặc tổ chức trong quá trình thực hiện giao dịch, mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Cần soạn mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ khi nào?

Đúng như tên gọi của nó, thì giấy yêu cầu thanh toán công nợ dùng để yêu cầu bên mua thanh toán công nợ cho mình. Khi thực hiện hợp đồng trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa… có rất nhiều vấn đề liên quan đến thanh toán tiền. Không phải lúc nào bên mua cũng sẽ thanh toán đúng số tiền và đúng hạn như hợp đồng được thỏa thuận ban đầu giữa 2 bên. Vì thế để giải quyết những vấn đề phát sinh khác so với hợp đồng về việc thanh toán tiền. Các bên có thể lựa chọn những mẫu giấy tờ phù hợp để giải quyết. Giấy yêu cầu thanh toán công nợ chính là mẫu văn bản dùng cho việc nhắc nhở bên chậm thanh toán và yêu cầu họ thanh toán số tiền còn nợ lại.

Download mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ chuẩn nhất 2022

Một mẫu giấy yêu cầu thanh toán công nợ đạt tiêu chuẩn khi đảm bảo được các điều kiện về nội dung và đạt chuẩn về hình thức trình bày như:

  • Về hình thức phải đáp ứng đủ các yêu cầu về văn phong và ngôn ngữ như: trình bày theo đúng kiểu cách văn bản pháp lý; sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt chuẩn mực và trình bày đầy đủ nội dung
  • Về nội dung phải trình bày đủ những nội dung cần phải có như: tên đơn vị, doanh nghiệp; các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán; hóa đơn, chứng từ; và đặc biệt là ghi đúng số tiền cần thanh toán.

Download mẫu giấy de nghị thanh toán công nợ

Tải ngay TẠI ĐÂY

Download mẫu giấy de nghị thanh toán công nợ

Tải ngay TẠI ĐÂY

Trên đây là một số mẫu giấy yêu cầu thanh toán công nợ chuẩn nhất 2022. Mong rằng với những mẫu giấy yêu cầu thanh toán mà 1BOSS cung cấp ở bài viết trên. Có thể giúp Quý độc giả sử dụng tiện lợi hơn.

Cùng chia sẻ Tài liệu chuyên biệt 1BOSS Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện | Tất cả trên một hệ thống | Hiện thực hóa chuyển đổi số → Tham gia ngay group Zalo: https://zalo.me/g/phuwdw204.

Ban Biên Tập 1BOSS

  • Mẫu đề nghị thanh toán công nợ là gì?
  • Khi nào cần soạn đề nghị thanh toán công nợ?
  • Tham khảo Mẫu đề nghị thanh toán công nợ
  • Hướng dẫn cách soạn Mẫu đề nghị thanh toán công nợ

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi đề nghị thanh toán công nợ, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ về Mẫu đề nghị thanh toán công nợ. Mời Quý độc giả tham khảo:

Mẫu đề nghị thanh toán công nợ là gì?

Mẫu đề nghị thanh toán công nợ là mẫu văn bản yêu cá nhân, tổ chức cầu thanh toán công nợ. Công nợ là số tiền còn nợ lại sang kỳ sau của doanh nghiệp khi phát sinh thanh toán với một cá nhân hoặc tổ chức đối tác khác trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Trong doanh nghiệp thường người đảm nhận việc theo dõi công nợ trong công ty gọi là kế toán công nợ. Có hai loại công nợ chính đó là công nợ phải thu và công nợ phải trả.

Đối với công nợ phải thu khách hàng đây là các khoản tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền ngay. Chính vì vậy, công việc của kế toán công nợ là phải theo dõi từng đối tượng cụ thể trong khoản mục này một cách riêng biệt và phải phân loại đối tượng ra thành các nhóm để kiểm soát công nợ hiệu quả.

Còn công nợ phải trả được bao gồm tất cả các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho bên cung cấp vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,… cái mà trước đó doanh nghiệp chưa thanh toán tiền. Tương tự như công nợ phải thu, kế toán công nợ cần phải theo dõi từng nhóm đối tượng công nợ phải trả để quản lý hiệu quả.

Ngoài ra, kế toán công nợ còn phải theo dõi các khoản công nợ phải thu khác như: thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường… và các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên, khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước.

Khi nào cần soạn đề nghị thanh toán công nợ?

Văn bản đề nghị thanh toán công nợ, như tên gọi của nó được sử dụng khi yêu cầu thanh toán công nợ, tức là có công nợ phải thu từ khách hàng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng liên quan đến vấn đề thanh toán các khoản tiền; không phải lúc nào bên thanh toán cũng thanh toán đúng hạn; đúng số tiền như trong thỏa thuận ban đầu giữa các bên. Vậy khi phát sinh những vấn đề khác so với hợp đồng liên quan tới thanh toán tiền; thì các bên có thể lựa chọn các văn bản phù hợp để gửi cho bên kia để trình bày về việc yêu cầu thanh toán. Văn bản đề nghị thanh toán công nợ chính là văn bản pháp lý được gửi đến bên chậm thanh toán, từ đó thúc giục quá trình thanh toán theo những thỏa thuận trong hợp đồng.

Tham khảo Mẫu đề nghị thanh toán công nợ

Quý vị có thể tham khảo Mẫu đề nghị thanh toán công nợ dưới đây:

+ Mẫu số 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày …. tháng …. năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN NỢ

Kính gửi: ……………………….

Thực hiện Hợp đồng kinh tế số … ký ngày … giữa … và Công ty ………..về việc …, chúng tôi đã bàn giao đầy đủ hàng hoá và giấy tờ quy định tại Điều … của hợp đồng. Đại diện hai bên đã ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị ngày … tháng … năm ….

Theo điều khoản Thanh toán hợp đồng (điều …), bên Mua sẽ thanh toán cho bên Bán …% giá trị hợp đồng trong vòng …ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa.

Vậy, chúng tôi kính đề nghị quý cơ quan thanh toán …% giá trị hợp đồng tương đương số tiền: … đồng (…) theo đúng quy định trong hợp đồng.

Tên tài khoản: Công ty………………………

Số tài khoản: …………. tại Ngân hàng……….. – Chi nhánh……..

Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý cơ quan.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

+ Mẫu số 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày……tháng……năm……

Kính gửi: Công ty cổ phần ………

Số …… đường………, phường ……., quận ……….,…………..

Căn cứ theo Điều ….. của Hợp đồng Tư vấn quản trị số: …./…-…ký kết ngày… tháng …. năm 20…. giữa Công ty cổ phần ………….. với Công ty ………….., tổng phí dịch vụ tư vấn là …..000.000VNĐ/ 01tháng (………Việt Nam đồng) (mức phí này đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng).

Công ty ………….. (MST: …………………….) đề nghị Công ty cổ phần ……………… thanh toán cho Công ty chúng tôi số tiền dịch vụ tư vấn của tháng … năm 2010 (từ …/…./20…. đến …./…./20…..). Công ty chúng tôi sẽ xuất hoá đơn GTGT cho Quý Công ty với nội dung như sau:

Phí dịch vụ: ……000.000 VNĐ

Thuế GTGT: …..000.000 VNĐ

Tổng: …….000.000VNĐ

(Bằng chữ: …………………..đồng Việt Nam)

Số tiền trên gửi vào tài khoản của Công ty …………, số ……………… tại Ngân hàng ……………

Xin trân trọng cảm ơn,

Kính thư,

Ông……………………. – Giám Đốc

Tải (Download) Mẫu đề nghị thanh toán công nợ (Mẫu 1 và 2)

Hướng dẫn cách soạn Mẫu đề nghị thanh toán công nợ

Văn bản đề nghị thanh toán công nợ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện tiên quyết là cần phải đủ nội dung, chuẩn về hình thức trình bày.

Về phần hình thức, văn bản đề nghị thanh toán công nợ phải đáp ứng đủ các yêu cầu về văn phong, ngôn ngữ như:

– Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn mực (đúng ngữ pháp, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu. Thể hiện đúng nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.

– Hình thức trình bày phải đầy đủ các nội dung, trình bày đúng kiểu cách văn bản.

Về nội dung, tùy từng trường hợp mà có nhiều mẫu khác nhau; tuy nhiên, nhìn chung đều sẽ có những nội dung chính như sau:

– Tên đơn vị, doanh nghiệp và bộ phận đề nghị thanh toán.

– Họ tên, bộ phận đang làm việc của cá nhân đề nghị thanh toán.

-Nội dung chính của biểu mẫu là các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán.

– Ghi rõ tổng số tiền đề nghị thanh toán bằng cả số và chữ để làm căn cứ thanh toán.

– Số lượng chứng từ gốc nộp kèm và nộp hóa đơn chứng từ hoặc bản sao hóa đơn.