Đức tính cơ bản của người quản lý là gì năm 2024

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, không ai muốn mình thất bại, nhưng thất bại dù ít dù nhiều vẫn xảy ra. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, thì có lúc, bạn sẽ phải đối mặt với khả năng thất bại cao hơn so với những người khác.

Một trong những lý do chính khiến bạn thất bại ở cương vị một nhà lãnh đạo là việc bạn không có đủ những yếu tố cần thiết cho vai trò đó. Dưới đây là 4 đức tính mà bạn phải có nếu bạn muốn thành công trong vai trò sếp:

1. Sự chân thực

Mọi nhà lãnh đạo đều có ý muốn tạo ra một hình ảnh cá nhân hoàn hảo trước mắt công chúng, thay vì xuất hiện với chính con người của họ. Họ cho rằng, để duy trì được niềm tin của mọi người xung quanh, nhất là của ê-kíp, vào bản thân, họ cần xuất hiện “không tì vết” và khôn ngoan. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức đều cần một nhà lãnh đạo chân thực, chứ không phải là một người hoàn hảo.

Nhà lãnh đạo của ngành nay cần phải phát triển được nghệ thuật tự nhận thức về bản thân. Hãy thôi chạy đua với một ai đó và hãy bắt đầu là chính mình. Hãy chia sẻ và chân thực về những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt. Bằng cách này, bạn sẽ gia tăng được ảnh hưởng ngay lập tức.

2. Lòng can đảm

Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể nhút nhát. Bạn cần luôn sẵn sàng thể hiện sự cứng rắn và dám chấp nhận rủi ro. Điều này có khó không? Chắc chắn là khó. Điều này đôi lúc có đáng sợ không? Có thể. Nhưng lòng can đảm không đợi sự sợ hãi của bạn bỏ đi rồi mới đến; can đảm là luôn đối mặt với những quyết định khó và những cuộc đối đầu.

Bạn có thể nhận thấy, lòng can đảm không tự nhiên mà có ở bạn. Nhưng bạn có thể học tập và xây dựng nó. Vì thế, hãy bắt đầu tập luyện ngay từ bây giờ.

3. Có nguyên tắc

Mọi tổ chức đều có lúc thất bại. Nếu là một nhà lãnh đạo có nguyên tắc ở thời điểm thất bại xảy ra, thì sếp của tổ chức đó sẽ học tập được bài học từ thất bại và đưa tổ chức đi tới thành công sau này.

Sống và làm việc có nguyên tắc là một điều tối quan trọng giúp bạn lãnh đạo tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có ba yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo có nguyên tắc: khiêm tốn, kỷ luật, và chính trực.

Nếu muốn biết mình có sở hữu hay không ba nguyên tắc này, hãy thử rà soát xem trong những bài phát biểu của mình có những câu từ như “tôi xin lỗi”, “cảm ơn”, và “tôi tin bạn”. Hãy dùng những từ “chúng ta” và “của chúng ta” thay cho “tôi” và “của tôi”.

Hãy luyện tập nghệ thuật vận dụng những nguyên tắc này và xây dựng một hệ thống niềm tin để giúp bạn luôn đứng vững.

4. Tinh thần hợp tác

Tất cả các nhà lãnh đạo mạnh mẽ cùng có chung một khao khát là sự phát triển của tổ chức mà họ chèo lái. Nhưng có rất ít nhà lãnh đạo thành công nói: “Tôi cho là chúng ta sẽ thành công. Tôi đã quyết định chúng ta từ nay cứ thế mà làm, kiểu gì cũng đạt mục tiêu”.

Nếu bạn muốn đạt được sự phát triển, bạn cần thúc đẩy sự hợp tác. Các nhà lãnh đạo thường có xu hướng khép kín trước những nhà lãnh đạo khác, vì họ không muốn để mất bí quyết, nhưng cách nghĩ này là lạc hậu. Sự hợp tác giúp dẫn tới sự sáng tạo, giảm những rủi ro không cần thiết và đem tới thành công lớn hơn. Nếu bạn muốn thúc đẩy sự nghiệp làm sếp của mình lên một nấc cao hơn, một trong những việc cần nhất mà bạn nên làm là xây dựng các cầu nối, các mối quan hệ.

Hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm hai dạng tổ chức, một là những tổ chức có sự khác biệt sâu sắc so với tổ chức của bạn, và một là những tổ chức cùng lĩnh vực nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Một khi đã tìm ra họ, hãy tạo ra những cuộc gặp gỡ, chia sẻ hoạt động và cùng động não về một vấn đề nào đó.

Người ta thường nói rằng, làm theo là việc dễ, những lãnh đạo là một việc khó. Đó là một nhận định đúng đắn. Làm sếp ở thời đại này là một nhiệm vụ nhiều thách thức. Nhưng nếu bạn biết phát triển những thói quen và tính cách bổ ích trên, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thành công và có khả năng thay đổi cuộc chơi.

Đa số những người lãnh đạo sinh ra do tài năng thiên bẩm của họ nên vị trí lãnh đạo với họ là điều xứng đáng. Nhưng cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo đạt được thành công là do sự nổ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của họ. Để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công và được mọi người kính trọng, nể phục là một điều không hề dễ dàng, không chỉ nhờ vào tài năng mà còn nhờ vào những yếu tố khác.

Trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu tố lãnh đạo của một nhà quản trị doanh nghiệp là yếu tố sống còn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và xây dựng nền tản vững chắc. Vậy để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công, bạn cần phải hội đủ các yếu tố về tài năng và nhân cách khi làm việc với nhân viên và với mọi người xung quanh. Cùng myXteam tìm hiểu về 8 tố chất cần có của một nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ .

NỘI DUNG

Những tố chất của một nhà quản trị doanh nghiệp thành công

Niềm đam mê

Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho bản thân họ. Nếu không có sự đam mê thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể đưa ra những quyết định táo bạo và đầy nhiệt huyết cho doanh nghiệp của mình.

Sự hiểu biết và tính ham học hỏi

Có một điều chắc chắn rằng, người lãnh đạo không thể điều hành doanh nghiệp tốt nếu họ không có kiến thức gì về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của mình. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động cuả mình, người lãnh đạo còn cần phải đọc thêm nhiều sách, tiếp thu nhiều kiến thức mới và phải có tinh thần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức bản thân, luôn sẵn sàng cập nhật những tri thức mới.

Học hỏi luôn là điều cần thiết đối với một nhà lãnh đạo thành công. Bạn sẽ cần phải học hỏi nhiều điều để có thể trở thành nhà lãnh đạo tốt. Không chỉ học hỏi trên sách vở, bạn có thể học hỏi từ những người xung quanh, từ đối tác hoặc từ nhân viên của mình.

Nhìn xa trông rộng

Với cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng, hướng thẳng về tương lai, mục tiêu của các nhà lãnh đạo là lãnh đạo được tập thể của mình đi lên nhưng không phải bằng lối mòn đã có sẵn, bởi vì những lối mòn đó đã quá lạc hậu và không phải là giải pháp tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Điều này bắt buộc nhà lãnh đạo cần phải biết nhìn về tương lai và không ngần ngại khi đưa ra các quyết định mang tính mạo hiểm. Họ sẵn sàng mạo hiểm để đi đến tương lai, điều này có vẻ liều lĩnh nhưng nó sẽ giúp bạn đạt được thành công ngoài mong đợi.

Đạo đức và tài năng

Có đạo đức và tài năng thì mới có thể trở thành lãnh đạo tốt trong mắt mọi người. Nếu bạn có thực tài nhưng lại thiếu đi cái tâm của một nhà lãnh đạo thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị đào thải. Đạo đức luôn đi liền với tài năng, bạn phải luôn cố gắng để giành được những gì tốt đẹp nhất cho tập thể của mình, luôn đấu tranh giành quyền lợi cho nhân viên. Chỉ một hành động như vậy, bạn sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người và hơn hết đạo đức nghề nghiệp của bạn sẽ được giữ vững.

Rút kinh nghiệm

Trong việc quản lý, đôi khi bạn sẽ gặp thất bại vì những quyết định bạn đưa ra chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ luôn phải ghi nhớ thất bại đó của mình để rút kinh nghiệm, tránh những lỗi đã mắc phải trong những dự án kế tiếp. Hãy cảm ơn những lần vấp ngã của chính bản thân mình, vì từ đó bạn sẽ có được những bài học bổ ích và có thêm kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Xem thêm: Những điều cần biết về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có tinh thần trách nhiệm và khả năng quyết đoán cao

Việc điều hành một tập thể là một điều không mấy khó khăn đối với nhà lãnh đạo, nhưng điều hành ra sao mới là điều quan trọng. Bạn điều hành họ làm việc nhưng khi thu được kết quả thất bại, bạn sẽ làm gì? Sẽ đổ hết trách nhiệm lên nhân viên và cho rằng họ làm việc không hiệu quả hay bạn sẽ nhận trách nhiệm về mình? Một nhà lãnh đạo giỏi là người sẽ dám đứng ra nhận lỗi về mình và có tinh thần chịu trách nhiệm về mọi quyết định mà họ đưa ra. Khi đưa ra một quyết định nào bạn cần phải cân nhắc kỹ và phải thật quyết đoán với quyết định của mình. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cần phải có ở một nhà lãnh đạo.

Khả năng thích nghi

Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo.

Xem thêm: 8 Kỹ năng quản lý đặc biệt của nhà lãnh đạo 4.0

Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ quản lý

Các nhà quản lý có thể sử dụng các ứng dụng nhằm hỗ trợ việc quản lý, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, lập kế hoạch hay phát triển tư duy trong công việc. Sử dụng các ứng dụng thông minh là một trong những cách quản lý hiệu quả và toàn diện mà các nhà lãnh đạo nên đặc biệt chú ý. Đặc biệt ứng dụng myXteam sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng trong việc sắp xếp và theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên.

Trở thành một nhà lãnh đạo là một cơ hội lớn đối với nhiều người nhưng đồng thời đó cũng là một trong những thách thức lớn trên con đường quản lí của họ. Trước tiên hãy tự quản lí chính cuộc sống của mình, quản lí được bản thân mình bạn sẽ không còn cảm thấy rụt rè và sợ hãi trong con đường trở thành một nhà lãnh đạo nữa.

Những khó khăn bước đầu có thể sẽ khiến bạn cảm thấy muốn dừng lại nhưng hãy suy nghĩ lại với một thái độ tích cực hơn, tại sao muốn dừng lại mà bạn lại không nghĩ lại lí do bạn lại bắt đầu nó? Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy biết đâu là chính mình và tìm cho mình cơ hội tốt nhất để chứng minh “ Tôi là một nhà lãnh đạo giỏi”!