Em có nhận xét gì vệ ý thức bảo vệ tài sản nhà trường của các bạn hiện nay

  Lớp học là ngôi nhà thứ hai của các em, hằng ngày đến lớp các em  như được sống trong ngôi nhà thân yêu của mình. Song để  lớp học luôn sạch – đẹp, tôi thường xuyên tổ chức cho các em  tham gia các hoạt động   giữ gìn vệ sinh lớp học bằng  các hình thức như: trang trí lớp học phù hợp với không gian của lớp để tạo một không gian thoáng mát, sạch, đẹp;  quét lớp, lau bàn ghế, sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài ra, tôi còn đặt một sọt rác ở phía cuối góc lớp  để  các em khi nhìn thấy những mẩu giấy loại, rác trong lớp học, các em sẽ tự tay nhặt và bỏ vào  sọt rác rồi  đổ rác đúng nơi quy định.

      Phân công các  tổ  làm trực nhật lớp hàng ngày để tạo cho các em thói quen tham gia lao động giữ gìn vệ sinh lớp học. Đồng thời  phân công cho các tổ chăm sóc  cây xanh, bồn hoa   trước phòng học của lớp để tạo không gian “xanh” bên ngoài lớp học,  và giúp các em có  ý thức bảo vệ môi trường.

       Song để việc giáo  dục ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học cho học sinh đạt hiệu quả, thì công tác kiểm tra  theo dõi cũng phải thực hiện thường xuyên và bằng hình thức  theo dõi việc thực  hiện của từng học sinh,  của các tổ  vào đầu giờ mỗi buổi học, và  mỗi giờ ra chơi do các tổ trưởng và  ban  cán sự lớp  kiểm tra. Qua kết quả kiểm tra việc  giữ gìn vệ sinh lớp học sẽ  có những cơ sở để đánh giá việc thực hiện của học sinhđồng thời làm cơ sở để đưa vào một trong những tiêu chí  xếp loại  thi đua  cuối  năm học. Qua theo dõi, bản thân tôi và ban cán sự lớp đã phát hiện ra gương người tốt,  việc tốt trong việc  tham gia  giữ gìn vệ sinh lớp học  và bảo vệ môi trường (BVMT).

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những chuyển biến quan trọng tạo ra sự tác động rất lớn đối với xã hội trong đó có việc học tập. Việc chuyển đổi của nền kinh tế đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giáo dục. Chúng ta có thể thấy hiện nay hầu hết các trường đều tập trung đầu tư môi trường học tập lý tưởng, đội ngũ cán bộ giảng viên trong các nhà trường có trình độ chuyên môn cao, luôn có sức sáng tạo và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy chất lượng giảng dạy trong nhà trường ngày càng được nâng cao. Trong quá trình học tập, ngoài những kiến thức lý thuyết trên lớp, để việc nghiên cứu, học tập được hiệu quả học sinh sinh viên còn được tiếp cận với những thiết bị, phương tiện hỗ trợ học tập hiện đại như các hệ thống máy vi tính nhằm giúp học sinh, sinh viên tra cứu các học liệu mở, các mô hình thực hành thực tế được đầu tư hiện đại như: Trung tâm thực hành kế toán-tài chính, phòng thực hành thị trường chứng khoán, phòng Lab, trung tâm thư viện với đầy đủ đầu sách và trang thiết bị... nhờ vậy học sinh, sinh viên có thể tiếp thu kiến thức tốt và tự tin thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới. Cũng chính vì học tập và thực hành nhiều trong thực tế mà học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp rất thành thạo, chuyên nghiệp bắt nhịp kịp thời đối với công việc khi ra công tác tại doanh nghiệp... bên cạnh đó họ còn có kỹ năng tự học từ đó đáp ứng, thích nghi được với tốc độ phát triển của nền khoa học kĩ thuật trong thế giới hiện đại.

Em có nhận xét gì vệ ý thức bảo vệ tài sản nhà trường của các bạn hiện nay

Hoà chung với xu thế đó trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên cũng chú trọng đầu tư hệ thống thư viện, phòng học hiện đại và tiện nghi cùng với hệ thống phòng đọc, phòng máy tính kết nối internet, các trung tâm thực hành ngoại ngữ, thực hành kế toán - tài chính, thực hành thị trường chứng khoán... giúp cho sinh viên dễ dàng nghiên cứu tài liệu và thực hành các kĩ năng nghề nghiệp, trau dồi khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra trường còn đầu tư nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn để sinh viên có thể rèn luyện sức khỏe, tham gia vào các hoạt động thể thao để giảm căng thẳng mệt mỏi sau những giờ học tập.

Cùng với môi trường học tập được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Thái Nguyên luôn giáo dục học sinh, sinh viên nhà trường có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung. Dù cơ sở hạ tầng, môi trường học tập được đầu tư hiện đại đâu mà người học không có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản thì sẽ nhanh chóng xuống cấp. Chính vì vậy khi nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thì đi cùng theo đó học sinh, sinh viên nhà trường càng phải có sự tự giác, ý thức cao trong giữ gìn, bảo vệ tài sản. Nhà trường có những quy định nghiêm về bảo vệ tài sản, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở học sinh, sinh viên có ý thức bảo vệ tài sản chung và sử dụng đúng mục đích để phát huy hiệu quả các thiết bị, phương tiện để phục vụ hiệu quả cho công việc học tập. Ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản thể hiện từ những điều đơn giản nhất ví dụ như khi sử dụng thiết bị hỗ trợ học tập như các thiết bị máy tính, máy chiếu bạn phải bật tắt đúng quy trình quy định, khi không sử dụng phải tắt đi tránh để thiết bị hao tổn năng lượng và độ bền, trên phòng học bạn lấy thiết bị hoặc đồ vật khi sử dụng xong lại phải để lại nhẹ nhàng, đúng vị trí quy định, đối với bàn ghế không được viết vẽ lên để đảm bảo mỹ quan cũng như độ bền cho các đồ vật đó, không đạp chân hoặc làm bẩn tường học... Ý thức bảo vệ tài sản bắt đầu từ những điều đơn giản như vậy. Bạn có bao giờ cảm thấy buồn vì những người xung quanh bạn không có ý thức bảo vệ tài sản chung, giữ gìn vệ sinh chung, chúng ta thường chê nhau sao mà thiếu ý thức thế trong khi bản thân mình đôi lúc có thể vô tình cũng có những hành động tương tự.

Em có nhận xét gì vệ ý thức bảo vệ tài sản nhà trường của các bạn hiện nay

Sống có ý thức, có văn hóa, biết bảo vệ và giữ gìn, bảo vệ tài sản chung không chỉ giúp bạn đẹp hơn trong mắt những người xung quanh mà còn giúp những người khác noi gương học tập theo. Hãy cố gắng đùng để mình vô tình xấu đi trong mắt người khác vì những hành động thiếu ý thức. Thiết bị, tài sản nhà trường đầu tư là để phục vụ chính cho việc nghiên cứu, học tập cho chính mỗi học sinh, sinh viên chúng ta. Biết giữ gìn, bảo vệ tài sản không những góp phần tạo nên môi trường, cảnh quan học tập hiện đại, sạch sẽ mà còn góp phần xây dựng nên thương hiệu của nhà trường, tạo nên sự tự hào cho mỗi học sinh, sinh viên nhà trường trong con mắt của các vị khách, bạn bè khi đến thăm nhà trường.

Biết giữ gìn tài sản chung chính là biết giữ gìn tương lai của mình và những người xung quanh. Đừng chỉ vì những cá nhân vô ý thức mà làm bạn lung lay. Chúng ta chung tay cùng quyết tâm hành động song song với nhiệm vụ học tập, hãy tích cực tham gia hoạt động giáo dục, tuyên truyền, vận động đến những sinh viên ý thức còn chưa tốt trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản chung. Từ đó chung tay góp sức xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất và cảnh quan xanh - sạch - đẹp để trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên của chúng ta luôn luôn là một môi trường học tập hiện đại, chất lượng cao.

Bài tập 7: Trang 68 sách BT GDCD lớp 8

Điệp và Hường cùng dạo chơi trong công viên thành phố. Thấy mấy bông hoa hồng đẹp mắt, Hường dừng lại định ngắt, nhưng Điệp ngăn lại : "Không nên ngắt hoa trong công viên, Hường ạ". Chần chừ một lúc, rồi Hường vẫn cứ ngắt một bông. Ngắt xong, Hường nói với Điệp : "Tại mình thích quá Điệp ạ ! Với lại, ngắt một bông hoa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì, phải không ?"

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của Hường ?

2. Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình 

Xem lời giải

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài học:"Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng". Thông qua bài học này, chúng ta sẽ biết được đâu là tài sản của nhà nước? Người dân phải có nghĩa vụ như thế nào đối với những tài sản đó? Và Nhà nước sẽ quản lí tài sản đó bằng cách nào...

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

I. Đặt vấn đề

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a] Em hãy cho biết ý kiến nào đúng? Ý kiến nào sai? Vì sao? Ở trường hợp như Lan, em sẽ làm gì?

  • Ý kiến của Lan đúng, vì rừng là tài sản của Quốc gia, nhà nước giao cho Kiểm lâm, Ủy ban quản lí, vì thế các cơ quan này mới có thẩm quyền xử lí các vi phạm.
  • Nếu là em: báo cho cơ quan thẩm quyền là Kiểm lâm, Ủy ban can thiệp.

b] Theo em công dân thể hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước ,lợi ích công cộng như thế nào?

  • Tại điều 78 – Hiến pháp 1992 có nêu rõ: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

c] Kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết?

  • Trường học
  • Bệnh viện
  • Công viên
  • Rừng núi
  • Cơ sở hạ tầng: đường, điện…

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

  • Tài sản Nhà nước gồm: Đất đai rừng núi, sông hồ, nguồn tài nguyên, biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.
  • Tài sản Nhà nước: Thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lí.

2. Tầm quan trọng

  • Là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

3. Nghĩa vụ của công dân

  • Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
  • Không được xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.
  • Khi được giao quản lý tài sản của Nhà nước, phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí.

4. Nhà nước quản lí tài sản

  • Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật.
  • Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

Câu 1: Giờ ra chơi các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.

Câu 2: Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.

Hỏi :

a] Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?

b]  Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?

Câu 3: Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?

Câu 4: Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho một ví dụ.

Trang chủ » Lớp 8 » Giải sgk GDCD 8

Câu 3: Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?

Bài làm:

Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách:

  • Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
  • Không được xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.
  • Khi được giao quản lý tài sản của Nhà nước, phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí.
  • Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...
  • Thực hiện đúng các quy định của nhà trường [nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...].

Từ khóa tìm kiếm Google: bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, nghĩa vụ học sinh tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, câu 3 bài 17 sgk công dân 8.

Lời giải các câu khác trong bài

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

- Ý kiến của Lan là đúng, vì rừng là tài sản Quốc gia, Nhà nước giao cho kiểm lâm, Ủy ban nhân dân quản lý, vì thế các cơ quan này mới quyền can thiệp và xử lý những việc đó.

- Ở trường hợp đó em sẽ báo tới các cơ quan có thẩm quyền đê kịp thời can thiệp

b] Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước;

- Bảo vệ lợi ích công cộng;

- Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng;

- Tiết kiệm;

- Tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

- Đấu tranh với hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.

c] Kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết.

Trả lời:

- Đất đai;

- Rừng núi;

- Sông hồ;

- Nguồn nước;

- Tài nguyên trong lòng đất;

- Khu du lịch;

- Mỏ dầu dưới thềm lục địa;

- Nhà xưởng;

- Tư liệu sản xuất của hợp tác xã.

Bài 1 [trang 49 sgk Giáo dục công dân 8]: Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.

Lời giải:

Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.

Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.

Bài 2 [trang 49 sgk Giáo dục công dân 8]: Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.

Hỏi :

a] Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?

b] Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?

Lời giải:

a] Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao.

- Điểm chưa đúng của ông Tám:

+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp [In thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi].

+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.

b] Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:

+ Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.

+ Không xâm phạm [lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước].

Bài 3 [trang 49 sgk Giáo dục công dân 8]: Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?

Lời giải:

Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện qua các việc làm sau:

- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...

- Thực hiện đúng các quy định của nhà trường [nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...].

- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;

- Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Bài 4 [trang 49 sgk Giáo dục công dân 8]: Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho một ví dụ.

Lời giải:

- Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân [tài sản Nhà nước].

- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.