Giá đô năm 2009 so với tiền việt bao nhiêu

ANTT.VN - Nhằm thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Hãy cùng điểm qua những lần điều chỉnh tỷ giá của NHNN từ năm 2008 cho đến nay.

Tin liên quan

  • Tỷ giá USD/VND hôm nay (20/05): Phá vỡ quy luật
  • Tỷ giá diễn biến bất thường: Do cầu thực hay do đầu cơ?
  • Tỷ giá liệu đã “ngoan”?

Năm 2008 được coi là năm mà tỷ giá bất ổn định nhất, khi mà tỷ giá được NHNN nới biên độ 3 lần chỉ trong vòng 1 năm. Đầu tiên là vào tháng 2/2008, khi mà lượng kiều hối đổ về vào dịp tết nguyên đán đã khiến lượng USD trong hệ thống tăng cao. Khi đó ngân hàng nhà nước đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nên đã không thu mua USD mà cho phép nới lỏng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.

Tiếp đó, vào 27/6/2008, NHNN lại tiếp tục nới biên độ từ 1% lên +/-2% và kiểm soát chặt các bàn thu đổi ngoại tệ khi cơn sốt ngoại tệ tăng do nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cao, cộng với tâm lý lo ngại khan hiếm USD do giới đầu cơ tung ra. Ngay sau đó, NHNN đã can thiệp kịp thời vào thị trường ngoại hối khi công bố lượng dự trữ ngoại hối ở mức 20.7 tỷ USD nhằm phủ định tin đồn khan hiếm ngoại hối. Đây cũng là giai đoạn mà giá tỷ giá VND/USD bất ổn định nhất khi mà trên thị trường đầu năm tỷ giá chỉ xoay quanh ở mức 15.000 đến 16.000 VND/1 USD vậy mà chỉ trong vòng 5 tháng ngắn ngủi con số này suýt soát chạm ngưỡng 19.500 VND!

7/11/2008, một lần nữa NHNN buộc phải nới lỏng biên độ tỷ giá từ mức 2% tăng lên 3% do làn sóng thoái vốn đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán cộng với tác động của việc mua vàng lậu sau khi nhà nước ra quyết định không cho phép nhập vàng. Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện việc tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên mức 16.517 VND/1 USD.

Năm 2009, tiếp tục làn sóng 4 tháng cuối năm 2008, biên độ tỷ giá lại được nới lên mức 5% kéo tỷ giá trên thị trường vượt ngưỡng 18.000 VND/USD. Cuối năm 2009, bằng một loạt các biện pháp nhằm thực hiện việc bình ổn tỷ giá như nâng lãi suất VND, nâng tỷ giá liên ngân hàng, yêu cầu các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại….từ đó đã đẩy lùi được tình trạng bất ổn của tỷ giá. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng được đẩy lên mức 16.983 VND.

Từ cuối năm 2009 đên năm 2010, biên độ lãi suất đã được hạ xuống chỉ còn 3%. Trong giai đoạn này tỷ giá trên thị trường chủ yếu xoay quanh giá bán ở mức 18.000 VND – 19.000 VND/USD.

Những năm 2011, 2012 là những năm thể hiện sự thay đổi trong đường lối về tỷ giá của NHNN, dường như NHNN đã bắt đầu “tôn trọng” thị trường hơn khi thực hiện các biện pháp nhằm tăng tỷ giá, phản ánh đúng quy luật cung cầu cùng với một mức biên độ cứng nhắc hơn. Trong năm 2013, tỷ giá trên thị trường có những lúc đạt mức trên 21.000 VND. Thậm chí, theo các chuyên gia tại thời điểm đó, NHNN cần thực hiện phá giá đồng tiền khoảng 3-4% nữa bởi tương quan lạm phát giữa VND và USD là khá chênh lệch. (Lạm phát của Việt Nam thời điểm đó là 12% trong khi đó ở Mỹ là 2%). Tuy nhiên, ý kiến này không được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận bởi e ngại làn sóng đầu cơ dollar những năm về trước.

Năm 2014 là năm được đánh giá là năm thành công trong vấn đề ổn định tỷ giá của NHNN, khi mà mức biến động tỷ giá chỉ ở mức 1% (Tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong giai đoạn tháng 6/2014 đạt mức 21.246 VND). Với cam kết cứng rắn rằng sẽ ghim giữ tỷ giá ổn định, NHNN đã thực hiện rất tốt lời hứa của mình đồng thời tạo ra được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bằng chứng là chỉ số lạm phát trong năm 2014 rất thấp (khoảng 3,95%) mức thấp nhất trong 15 năm trở lại đây.

Tiếp đà tự tin, năm 2015, NHNN tiếp tục tuyên bố sẽ giữ ổn định tỷ giá, biên độ được neo ở con số 2%. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 1 tháng kể từ khi bước sang năm mới ngân hàng nhà nước đã nâng tỷ giá thêm 1% trước sức ép phục hồi của kinh tế Mỹ. Chưa dừng lại ở đó, ngay trong tháng 5, NHNN lại tiếp tục nâng tỷ giá thêm 1%. Điều này cũng đã được dự báo trước chính sách điều chỉnh tỷ giá của các quốc gia khác khi đồng USD tăng giá. Đã sắp hết nửa năm 2015 và “sợi dây” biên độ đã được kéo căng hết mức. Liệu NHNN có thực hiện được lời hứa của mình? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính thông báo: Tỷ giá hạch toán kế toán giữa VND với USD là 1 USD = 16.948 VND, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước trong tháng 7/2009.

Tỷ giá hạch toán kế toán tháng 7/2009 giữa VND với USD là 1 USD = 16.948 VND Ảnh minh họa

Thông báo này được căn cứ trên Thông tư số 128/2008/TT-BTC về “Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

Cùng với việc thông báo tỷ giá hạch toán giữa VND với USD, Bộ Tài chính cũng công bố tỷ giá thống kê quy đổi giữa USD và các ngoại tệ khác để lấy căn cứ tính tỷ giá giữa VND và các loại ngoại tệ khác (được tính thông qua USD).

Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ: Quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ; Quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước (KBNN).

KBNN và các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước căn cứ vào tỷ giá được thông báo để hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ theo đúng chế độ quy định.

Tờ 1 đô năm 2009 giá bao nhiêu?

Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 12/2009 1/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 12 năm 2009 là 1 USD = 17.171 đồng.

Năm 2008 1 đô la bao nhiêu tiền Việt?

1/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt nam với đôla Mỹ (USD) tháng 8/2008 là 1 USD = 16.509 đồng.

Năm 2010 1 đô la bao nhiêu tiền Việt?

Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941 đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%.