Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho

Giá thành sản phẩm là gì? Cách tính giá thành của sản phẩm như thế nào? Đây chắc chắn là những câu hỏi của không ít kế toán đang phân vân về nó. Bài viết dưới đây của EasyBooks sẽ giúp kế toán phần nào hiểu rõ được những khái niệm và thông tin cơ bản cần nắm rõ để tính giá thành của sản phẩm chính xác nhất.

1. Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho

Giá thành của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm và dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. 

Tất cả các khoản chi phí phát sinh bao gồm: phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang và các khoản chi phí trước có liên quan đến khối lượng của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. 

2. Các cách tính giá thành sản phẩm 

Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm như: phương pháp giản đơn (hay phương pháp trực tiếp), phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô, phương pháp phân bước, phương pháp định mức, phương pháp hệ số. 

2.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp hay phương pháp giản đơn được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Bởi nó đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng hàng hoá ít và khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ ngắn. 

Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ.

2.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến

Đây cũng là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ. Mà trong đó sản phẩm phụ không phỉa là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu. 

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho

Công thức tính của phương pháp này như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính được hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ.

2.3 Phương pháp phân bước

Đây là một trong những phương pháp áp dụng trong các trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn khác nhau. Công thức tính của phương pháp này là: 

Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá thành của sản phẩm giai đoạn thứ 2 + .. + giá thành sản phẩm giai đoạn N.

Đây là những thông tin cơ bản về giá thành của sản phẩm và các công thức tính giá thành của sản phẩm mà Easybooks muốn chia sẻ cho anh/chị kế toán. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho anh/chị trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Ngoài ra, phần mềm kế toán Easybooks bao gồm 13 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính – kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

EasyBooks tự hào là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp phần mềm kế toán online tiện lợi, dễ dùng, đầy đủ chức năng. Phần mềm kế toán online sẽ giúp anh chị kế toán giảm tải lên phần cứng máy tính và thực hiện công việc trơn tru hơn chỉ với kết nối internet. 

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email:

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Khái niệm giá thành sản phẩm là gì và Phân loại giá thành sản phẩm trong lĩnh vực doanh nghiệp sản xuất

1/ Khái niệm về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chi tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho

Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chi bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ảnh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

2/ Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau, về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, v.v...

Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến động trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chi tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.       

Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá sản xuất và giá thành tiêu thụ:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Giá thành toàn bộ            Giá thành                Chi phí                          Chi phí

của sản phẩm         =         sản xuất       +        quản lý             +          tiêu thụ

tiêu thụ                             sản phẩm             doanh nghiệp                   sản phẩm

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:

Bài viết liên quan:

⇒ Các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn

⇒ Học kế toán sản xuất - Thực hành trên chứng từ gốc 1 kèm 1

⇒ Lớp học kế toán thực hành - Đang có lịch khai giảng tại bắc ninh, thủ đức


Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho

Các bài viết mới