Giá vàng ngày mùng 10 tháng 04 năm 2022

Giá vàng hôm nay 10/4 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:

Giá vàng trong nước

Dù cả tuần lình xình lên xuống trong biên độ hẹp nhưng nhờ hai phiên cuối tuần tăng mạnh giá vàng trong nước đã chốt tuần ở mức cao nhất 6 phiên.

Giá vàng ngày mùng 10 tháng 04 năm 2022

Vàng trong nước tăng mạnh trở lại. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, nhờ tăng mạnh phiên cuối tuần thêm 400 nghìn đồng, giá vàng SJC được Công ty SJC niêm yết cho thị trường TP.HCM chốt tuần tại mức giá cao 68,65-69,45 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng thêm 300 nghìn đồng cuối tuần để chốt tại 68,60-69,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng chốt tuần ở mức 55,27-55,97 triệu đồng/lượng nhờ tăng mạnh gần 300 nghìn đồng cuối tuần. Chiều bán ra tại đây đã gần chạm 56 triệu.

Cũng cán mốc mốc 55 triệu mua vào, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý khép lại tuần giao dịch tại 55,00-55,90 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Thị trường trong nước tuần qua không có đột biến. Các thương hiệu đều có những phiên tăng – giảm đan xen trong phạm vi hẹp.

Tuy nhiên, nhờ hai phiên cuối tuần tăng mạnh theo thị trường thế giới, các thương hiệu đã có một tuần tăng giá sau khi giảm mạnh trong tuần trước đó.

Giá vàng SJC không chỉ duy trì được mốc 69 triệu đồng mà trong phiên cuối tuần còn chạm 69,5 triệu.

Tính chung của tuần, giá vàng SJC tăng 400 nghìn đồng, vàng Doji tăng 450 nghìn đồng, vàng Rồng Thăng Long tăng 210 nghìn đồng và vàng NPQ tăng 150 nghìn đồng mỗi lượng.

Giá vàng thế giới

Tâm lý thị trường tuần này bớt ảm đạm, tăng lạc quan hơn so với tuần trước.

Kết quả khảo sát diễn biến giá vàng thế giới tuần tới của Kitco News cho thấy tỷ lệ ủng hộ xu hướng tăng đã trở lại và áp đảo các xu hướng còn lại.

Cụ thể, tỷ lệ chuyên gia nhận định giá vàng đi lên tuần tới đã tăng từ 28% lên 63%; Tỷ lệ chuyên gia dự đoán giá vàng giảm lại sụt giảm mạnh từ 56% về 0%. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyên gia giữ quan điểm trung lập cũng tăng mạnh từ 17% lên 38%.

Còn kết quả khảo sát trực tuyến trên thị trường không có sự thay đổi quá lớn: Tỷ lệ nhà đầu tư ủng hộ giá vàng tăng nhích nhẹ từ 56% lên 57%; Tỷ lệ dự đoán giá vàng giảm từ 28% về 23%; Còn lại tỷ lệ cho rằng giá vàng đi ngang là 20%.

Giá vàng ngày mùng 10 tháng 04 năm 2022

Kết quả khảo sát diễn biến giá vàng tuần tới

Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, giá vàng thế giới bất ngờ bật tăng mạnh và giữ được thành quả đến hết phiên.

Giá vàng thế giới đã khép lại tuần giao dịch tại 1.947,70 USD/ounce. Đây cũng là mức giá đóng cửa cao nhất tuần.

Tính chung cả tuần, giá kim loại quý tăng tổng cộng 1,1%.

Tác động tới thị trường kim loại tuần qua là lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh và liên tục lên sát 2,7% vào cuối tuần, cao nhất trong 3 năm qua.

Lợi suất trái phiếu tăng gây bất lợi cho vàng và các tài sản không sinh lời khác.

Bên cạnh đó, chỉ số USD trong tuần cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.

Đồng USD mạnh cũng gây sức ép lên giá các loại hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này, khiến các hàng hóa này trở nên đắt hơn đối với việc mua bằng các đồng tiền khác.

Tuy nhiên, vàng lại được hậu thuẫn bởi các lo lắng về vấn đề lạm phát đang “nóng” tại Mỹ và châu Âu. Riêng tại Mỹ, lạm phát đã lên cao nhất trong 40 năm.

Lạm phát tăng cũng khiến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đi theo hướng cứng rắn hơn để kiềm chế tác động lên giá cả hàng hoá tại nước này.

Tuần tới, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố và được cho là sẽ tiếp tục tác động tới diễn biến giá vàng với vai trò là nơi trú ẩn an toàn.

Giới phân tích dự đoán, lạm phát tháng 3 tại Mỹ có thể sẽ tăng trên 8%.

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:

SJC Hà Nội: 68,65 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,47 triệu đồng/lượng (bán ra)

SJC TP.HCM: 68,65 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,45 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji Hà Nội: 68,6 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,4 triệu đồng/lượng (bán ra) 

Doji TP.HCM: 68,6 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,4 triệu đồng/lượng (bán ra)

Giá vàng ngày mùng 10 tháng 04 năm 2022
 

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 5,9 USD/ounce lên 1.931,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York tăng 14,7 USD xuống 1.937,8 USD/ounce.

Trong tuần, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng vọt rồi giảm nhanh theo những diễn biến khó lường từ cuộc chiến Nga-Ukraine và biến động đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.

Vàng tăng khi mặt hàng có quan hệ mật thiệt với vàng là dầu tăng trở lại. Giới đầu tư lo ngại EU bổ sung đòn trừng phạt Nga, nhắm vào lĩnh vực năng lượng. Nguồn cung dầu khí toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn nữa và qua đó đẩy giá lên cao.

Căng thẳng EU-Nga lên cao sau khi Ukraine cáo buộc Nga sát hại gần 300 dân thường vô tội ở Bucha. Diễn biến mới có thể khiến các đàm phán hòa bình trở nên khó khăn hơn. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel vừa ra tín hiệu ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung của EU.

Biên bản cuộc họp tháng Ba của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách có mối quan ngại ngày một sâu sắc hơn rằng lạm phát đã mở rộng khắp nền kinh tế. Điều đó khiến nhiều quan chức Fed đồng ý chuẩn bị cho việc điều chỉnh lãi suất với mức tăng 50 điểm cơ bản trong vài cuộc họp tới, sau khi đã tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng Ba vừa qua. 

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở mức trên 2,7% sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2019 trong phiên trước. Lợi suất trái phiếu tăng là yếu tố bất lợi cho vàng và các tài sản không sinh lời khác. 

Dự báo giá vàng

Nhà phân tích cấp cao tại World Gold Council Adam Perlaky cho rằng, các sự kiện địa chính trị gần đây đã cho thấy rõ ròng tiền đã đổ như thế nào vào vàng và mặt hàng này đã tăng nhanh ra sao.

Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, các quỹ ETF có đảm bảo bằng vàng trên toàn cầu đã chứng kiến dòng vốn ròng 11,8 tỷ USD trong tháng 3 - mức cao nhất của dòng vốn hàng tháng kể từ năm 2016.

Vàng được dự báo tiếp tục trong xu hướng đi lên trong bối cảnh các nước sẽ tăng dự trữ vàng để phòng thủ trước các rủi ro. Nhật Bản, Trung Quốc và Anh hiện có mức vàng dự trữ đang thấp sẽ tung tiền mua vàng. 

Theo nhà phân tích về thị trường tại công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ) Craig Erlam, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển hướng tăng lãi suất đã tác động đến các thị trường khác trong tuần này, trừ thị trường vàng. 

Robert Minter, Giám đốc Chiến lược đầu tư ETF trên Kitco cho biết, ngay cả khi xung đột giữa Nga và Ukraine chấm dứt, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn khó được như trước. Giá hàng hóa vẫn sẽ cao và gây áp lực lạm phát lên các nền kinh tế.

Bảo Anh

Phiên cuối tuần tập đoàn Doji niêm yết vàng ở mức 68,6 triệu đồng - 69,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và cả chiều bán ra so với chốt phiên 8/4.

Còn giá vàng SJC ở mức 68,65 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 69,4 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng 450.000 đồng/lượng chiều mua vào và cả chiều bán ra so với chốt phiên 8/4.

Bảng giá vàng 9999, vàng SJC, giá vàng 24K, 18K, 14K, 10K lúc 16 giờ 30 ngày 9/4/2022

Đơn vị tính: Ngàn đồng/lượng

Loại

Mua

Bán

TP Hồ Chí Minh

Vàng SJC 1L - 10L

68.650

69.450

Vàng SJC 5c

68.650

69.470

Vàng SJC 0.5c, 1c, 2c

68.650

69.480

Vàng nhẫn SJC 99,99 1c,2c,5c

55.100

56.000

Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5c

55.100

56.100

Vàng nữ trang 99,99% (vàng 24K)

54.700

55.600

Vàng nữ trang 99% (vàng 23,7K)

53.750

55.050

Vàng nữ trang 75% (vàng 18K)

39.854

41.854

Vàng nữ trang 58,3% (vàng 14K)

30.568

32.568

Vàng nữ trang 41,7% (vàng 10K)

21.338

23.338

Hà Nội

Vàng SJC

68.650

69.470

Đà Nẵng

Vàng SJC

68.650

69.470

Nguồn: SJC

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco khép lại phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1946.7 - 1947.7 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng vọt rồi giảm nhanh theo những diễn biến khó lường từ cuộc chiến Nga-Ukraine và biến động đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.

Vàng tăng khi mặt hàng có quan hệ mật thiệt với vàng là dầu tăng trở lại. Giới đầu tư lo ngại EU bổ sung đòn trừng phạt Nga, nhắm vào lĩnh vực năng lượng. Nguồn cung dầu khí toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn nữa và do vậy sẽ đẩy giá lên cao.

Theo các phân tích, lạm phát và lãi suất tăng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến giá vàng trong quý 2 năm nay. Trong đó sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau dịch COVID-19 và sự gián đoạn nguồn cung có thể sẽ là yếu tố đẩy lạm phát lên mức cao hơn.

Tuy nhiên giá vàng cũng gặp phải lực cản không nhỏ do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt để chống lạm phát. Ngoài ra, vàng còn chịu áp lực giảm do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD cùng tăng do lập trường cứng rắn của FED. Do vậy khó có khả năng giá vàng tăng mạnh như hồi tháng 3.

Theo dõi Giá vàng - VOH để cập nhật những thông tin và phân tích về giá vàng mới nhất tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/giavang9999/

Group thảo luận: https://www.facebook.com/groups/giavangvoh