Giải thích tại sao phải học

Bài Làm:

  • Chúng ta phải học tập vì việc học tập đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Học để có kiếnthức, hiểu biết và được phát triển toàn diện. Góp phần đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Giáodục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết để xâydựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
  • Nếu không đi học thì chúng ta sẽ chẳng biết gì, không được tìm hiểu những bài học hay, bổ ích cùng với các bạn và thầy cô, sau này chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì, chỉ ở nhà ăn bám bố mẹ cả đời.
Đối với bản thânĐối với gia đìnhĐối với xã hội
Giúp cho con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thànhngười có ích cho gia đình và xã hội.Góp phần quan trọng trong công việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.Giáo dục và đào tạo nên con người lao động mới, có đủ những phẩm chất và nănglực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh

Câu hỏi muôn thưở của bao thế hệ học sinh: Tại sao phải học? 

Một thằng bạn cấp 3 của mình từng nói: "Chúng mày học cho lắm vào làm gì, sách vở cũng để chùi đít mà thôi." Lúc nghe câu đấy, trong lòng mình tức anh ách, nhưng không nói lại được câu nào. Mình nghĩ lúc đấy mình tức vì bản thân một học sinh chăm học, nó nói thể khác gì chửi mình, chứ cũng chả giải thích được tại sao phải học toán, lý, hóa, sinh,...

Nhưng bây giờ, mình có một câu trả lời, và mình ước gì mình nghĩ ra sớm hơn để có thể nói thẳng vào mặt nó. Học để làm gì?

Giải thích tại sao phải học

1. Chúng ta không thích học vì thấy những kiến thức đó khô khan, nhàm chán, không áp dụng được, vậy chúng ta thích gì? Harry Potter có thể cưỡi chổi bay lượn? Các siêu anh hùng Marvel với những năng lực phi thường? Những phù thủy thần bí sống lâu trăm tuổi?

Tất cả những thứ đó thật kỳ diệu làm sao? Và đôi lúc ta ước mình có được phép thuật đó, năng lực đó?

2. Nhìn lại cuộc sống một chút nào, chúng ta có thể bay thật cao, thật xa, thật thoải mái mà không cần cưỡi chổi, còn có các tiếp viên xinh đẹp phục vụ. Chúng ta cũng có thể bê vác thật nặng với sự hỗ trợ của máy móc. Còn có thể liên lạc với người cách nửa vòng trái đất nhờ internet. Và với sự phát triển của y học, tuổi thọ được nâng cao, và rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo trước đây được chữa khỏi. Cũng kỳ diệu đấy chứ?

3. Vậy cái gì giúp tạo nên máy bay, máy móc, internet hay thuốc chữa bệnh? Tất cả bắt nguồn từ những công thức vật lý, toán học, hóa học và sinh học mà bạn được học. Những kiến thức đó chính là những "câu thần chú", tạo nên những phép màu có thật trong cuộc sống.

Giải thích tại sao phải học

4. Cùng là một "câu thần chú", có những người tạo ra phép thuật, có người lại không, như trong Harry Potter. Với kiến thức cũng vậy, có những người áp dụng và tạo ra những phát minh có ích, cũng có người không. Nhưng đừng vì bạn không có khả năng tạo ra "phép thuật" từ kiến thức, mà coi thường nó. Hãy nhìn lại cuộc sống xung quanh. Tất cả những tiện nghi và thoải mái bạn đang tận hưởng, đều bắt nguồn từ những kiến thức đó. Nếu không có chúng, bạn sẽ vẫn ăn lông ở lỗ sống trong hang động, bắt rận cho nhau mà thôi.

5. Kiến thức chưa bao giờ là vô dụng, hay có lỗi, lỗi là ở cách truyền đạt chưa hấp dẫn, hay ở người học chưa đủ quan tâm để tìm tòi và ứng dụng. Mong rằng với mấy dòng này, các bạn có thể nhìn những gì mình học bằng một cái nhìn khác, trân trọng vẻ đẹp của những "câu thần chú" ấy, và biết đâu đó, tạo ra những "phép màu" có thật.

34

Giải thích tại sao phải học

Giải thích tại sao phải học
Trước hết vẫn đặt luận điểm là “Tôi không thích học”. Từ nhỏ đến lớn, kể cả hiện tại bản thân tôi cũng không thích học, nhưng tôi vẫn đặt tay viết bài luận này để phần nào nhắc nhớ bản thân là mục đích đến với thế giới của mình là học tập. Thực tế là vẫn đang tự hão về bản thân nhưng dù thế nào đi nữa thì việc Học luôn tốt và giúp mình đạt được mục tiêu nên cốt là vẫn phải cố gắng thôi. Trở lại chủ đề “Tại sao lại phải học?”, dám cá là 90% số người đọc bài viết này đều không thích học, dù các bạn biết rằng học là tốt cho bản thân, phải học thì mới phát triển được, mới trở thành người có ích cho xã hội. Đến đây thì sẽ sinh ra hai hình thái không thích học. Thứ 1, là các bạn thực sự không thích học. Nếu học thì cũng do phần lớn là bị ép buộc mà không phải mong muốn thực sự của bản thân. Trong tệp này các bạn luôn có câu hỏi: “Tại sao mình phải học?”. Tệp này phần lớn là các bạn học sinh cấp 2/cấp 3, vì bản thân các kiến thức mà các bạn học trên trường đều chưa đưa ra áp dụng thực tế được và không hấp dẫn. Thứ 2, các bạn biết việc học là tốt, nhưng các bạn lại không thể tập trung học được. Mọi thứ xung quanh thế giới quan của bạn đều hấp dẫn bạn hơn việc học. Bạn thích chơi game, xem phim, nói chuyện, mua sắm, hay đơn giản nhất là lướt newfeed trên Facebook/Instagram…

Nhưng dù ở trường hợp nào thì các bạn này đều cảm thấy học không giúp các bạn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái, thấy vui vẻ NGAY LẬP TỨC.

Vậy tại sao lại phải học?
Há phải chăng bây giờ các bạn nghĩ chúng ta nên đưa ra những lý do phải học đúng không? Tôi lại không nghĩ như vậy, đừng vội trả lời tại sao phải học. Thực tế là các bạn có cả ngàn luận điểm để trình bày lợi ích của việc học và nên học nhưng kết quả trả về vẫn là các bạn không học đấy thôi. Dẫu sao thì con người ta khi đã không thích một thứ gì đó thì cái tâm có nói gì thì tay chân cũng khó mà nhúc nhích hành động được. Ở giai đoạn này, mình thử tiếp cận theo một hướng khác xem sao, có khi lại hiệu quả hơn đấy nhỉ?

Thử phân tích từ Pain xem, mình muốn từ Pain tìm ra cái động lực để thúc đẩy các bạn học tập, các bạn THỰC SỰ lo sợ điều gì? Các bạn lo sợ rằng mình không được thể hiện bản thân, khả năng của mình, được công nhận là thành đạt? Tôi có lo sợ điều này không? Không. Còn bạn? Các bạn lo sợ không được tôn trọng, quý mến, được tôn trọng? Tôi có lo sợ điều này không? Không. Còn bạn? Các bạn lo sợ bị cô đơn, không có bạn bè, gia đình bên cạnh? Tôi có lo sợ điều này không? Không, dĩ nhiên. Vì xung quanh tôi các mối quan hệ đều rất tốt. Còn bạn? Các bạn lo sợ bị bệnh tật, ốm đau về độ an toàn thân thể cần được đảm bảo? Tôi có lo sợ điều này không? Không. Vì tôi đang rất khỏe mạnh và tràn trề nhựa sống. Còn bạn? Cuối cùng, các bạn có lo sợ bị đói không, bị không có tiền để trang trải cho bản thân và gia đình không? Tôi có lo sợ điều này không? Thực ra là có một chút nhưng kinh tế gia đình tôi vẫn đang ổn định và câu chuyện “đói” còn xa xôi lắm. Nên tôi cũng không lo lắng gì nhiều. Còn bạn?

Chúng ta vừa đi qua tháp nhu cầu của Maslow, và qua các câu hỏi tôi nhận ra rằng hiện tại tôi không phải lo gì nhiều, những Pain của tôi chưa đủ sức hút để tôi có thể lấy nó làm động lực học tập. Cũng phải thôi, thời đại càng phát triển, con người càng ấm no hơn thì càng ít lo hơn, song song với đó là hằng hà sa số những thứ giải trí NGAY LẬP TỨC làm thỏa mãn hạnh phúc của chúng ta và quên đi việc học và lợi ích của chúng. Vậy rút cục Tại sao lại phải học?

Khó nhỉ, vậy chúng ta thử một cách tiếp cận đơn giản mà chúng ta hay bỏ qua xem. Liệt kê ra tại sao chúng ta lại không thích học, có thể các bạn sẽ nghĩ rằng cách này là vô bổ, vì có hàng ngàn lý do hấp dẫn. Nhưng chúng ta cùng thử làm nhé! Tại sao phải học, trong khi... 1. Tại sao phải học, trong khi kiến thức này đem ra ngoài xã hội cũng không xài được, không thực tế gì cả. VD: Mốt mình có làm luật sư đâu mà mình học luật làm gì? 2. Tại sao phải học, trong khi học rồi cũng phải quên, học nhiều thì quên nhiều vậy không học thì cũng khỏi phải quên. 3. Tại sao phải học, trong khi có biết bao nhiêu thứ để chơi, điện thoại này, bạn bè này, tuổi trẻ là phải bay nhảy, học rõ tốn thời gian. 4. Tại sao phải học, trong khi kiến thức trên lớp rõ là khô khan, còn những chuyện trên mạng thì hấp dẫn hơn. Confession này, Trend trên FB này, phim ảnh này... 5. Tại sao phải học, trong khi tôi mất gốc rồi, học cũng không kịp sắp thi rồi, chắc sẽ được chép bài bạn nào đó thôi. 6. Tại sao phải học, trong khi nhà mình nhiều tiền!!! và hàng ngàn lý do nữa. Yeah, vậy là tôi đã viết được những lý do mà tôi không thích học. Các bạn chắc cũng có những lý do của riêng mình rồi đúng không? Vậy là bạn đã có được chìa khóa giải được vấn đề này rồi. Bây giờ chúng ta chỉ cần phân tích lý do nào tác động mạnh mẽ đến bản thân thôi, sau đó thay đổi cách nghĩ về chúng và oreka ra một giải pháp hữu hiệu.

Thử xem nào, mình định hướng trở thành một chủ cửa hàng cà phê, vậy tại sao mình phải học luật? À, là do mình cần phải biết luật cơ bản để ứng xử trong kinh doanh trong tương lai, về các điều khoản liên quan, ơ lỡ không biết mình bị đi tù thì sao. Ý da, nguy hiểm quá phải học thôi. Chúng ta thường nghĩ rằng một vì kiến thức trên trường là không hữu ích, chắc không, hay là do bản thân chưa biết liên kết nó với thực tiễn và ảnh hưởng của nó đến bản thân.

Mách bạn một sự thật: “Tò mò là một bản năng, học hỏi vốn là một nhu cầu của chúng ta”. Nó luôn thường trực trong mỗi con người, việc bạn không thích học ở đây không phải bạn thực sự không thích học mà là do có một yếu tố/suy nghĩ nào đó hấp dẫn bạn hơn là lôi cuốn bạn theo nó mà xem nhẹ đi việc học đấy. Tóm lại, cách của mình là không khuyến khích các bạn đi tìm kiếm động lực để học tập, mà là hãy tìm kiếm những động lực khiến bạn không thích học tập và khống chế nó cho phù hợp để đảm bảo công tác học tập của mình.

Vậy tại sao các bạn lại không thích học?

---------------------------------------------------- Mình hy vọng các bạn sẽ nhận ra một điều gì đó để có thể phát triển bản thân mình. Học tập tốt hơn, tìm kiếm được những động lực không tốt và giải quyết chúng sớm. Đừng phí hoài thời gian của mình. Hãy chia sẻ bài viết này để đọc lại mỗi khi cần, hoặc cho một vài người bạn mà bạn cảm thấy bài viết này tốt đối với họ.

Hẹn gặp các bạn lần sau nhé!

Đang tải từ khóa...