Giải vở bài tập Ngữ Văn 7 bài Luyện tập sử dụng từ

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7 bài Luyện tập sử dụng từ

❮ Bài trước Bài sau ❯

Tag: Giải Vbt Văn 7

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 giúp bạn học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7 bài Luyện tập sử dụng từ

  • Cổng trường mở ra
  • Mẹ tôi
  • Từ ghép
  • Liên kết trong văn bản
  • Cuộc chia tay của những con búp bê
  • Bố cục trong văn bản
  • Mạch lạc trong văn bản
  • Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
  • Từ láy
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả
  • Quá trình tạo lập văn bản
  • Những câu hát than thân
  • Những câu hát châm biếm
  • Đại từ
  • Luyện tập tạo lập văn bản
  • Sông núi nước Nam
  • Phò giá về kinh
  • Từ hán việt
  • Trả bài tập làm văn số 1
  • Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
  • Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
  • Bài ca Côn Sơn
  • Từ hán việt (tiếp theo)
  • Đặc điểm của văn bản biểu cảm
  • Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
  • Sau phút chia li
  • Bánh trôi nước
  • Quan hệ từ
  • Luyên tập cách làm văn biểu cảm
  • Qua đèo ngang
  • Bạn đến chơi nhà
  • Chữa lỗi về quan hệ từ
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm
  • Xa ngắm thác núi Lư
  • Từ đồng nghĩa
  • Cách lập ý của bài văn biểu cảm
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Từ trái nghĩa
  • Luyện nói : văn biểu cảm về sự vật, con người
  • Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
  • Từ đồng âm
  • Trả bài tập làm văn số 2
  • Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
  • Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
  • Thành ngữ
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
  • Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
  • Tiếng gà trưa
  • Điệp ngữ
  • Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
  • Làm thơ lục bát
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm
  • Chơi chữ
  • Chuẩn mực sử dụng từ
  • Ôn tập văn biểu cảm
  • Sài Gòn tôi yêu
  • Mùa xuân của tôi
  • Luyện tập sử dụng từ
  • Trả bài tập làm văn số 3
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình
  • Ôn tập phần tiếng việt
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
  • Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)
  • Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả
  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
  • Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
  • Tìm hiểu chung về văn nghị luận
  • Tục ngữ về con người và xã hội
  • Rút gọn câu
  • Đặc điểm của văn bản nghị luận
  • Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
  • Câu đặc biệt
  • Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
  • Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
  • Sự giàu đẹp của tiếng việt
  • Thêm trạng ngữ cho câu
  • Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
  • Thêm trạng ngữ cho câu
  • Cách làm văn lập luận chứng minh
  • Luyện tập lập luận chứng minh
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
  • Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh
  • Ý nghĩa của văn chương
  • Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
  • Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
  • Ôn tập văn nghị luận
  • Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
  • Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
  • Sống chết mặc bay
  • Cách làm bài văn lập luận giải thích
  • Luyện tập lập luận giải thích
  • Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích
  • Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
  • Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
  • Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề
  • Ca Huế trên sông Hương
  • Liệt kê
  • Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
  • Quan Âm Thị Kính
  • Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
  • Văn bản đề nghị
  • Ôn tập phần văn
  • Dấu gạch ngang
  • Văn bản báo cáo
  • Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2
  • Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
  • Ôn tập về phần tập làm văn
  • Ôn tập phần Tiếng Việt kì 2
  • Kiểm tra tổng hợp cuối năm
  • Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2
  • Hoạt động ngữ văn
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7)

Giải VBT Ngữ Văn 7 Cổng trường mở ra

Câu 1 (Bài tập 1 trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 5 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Bài văn biểu hiện ý nghĩ, cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.

- Người mẹ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về sự thay đổi, khôn lớn của con, về nỗi lo lắng của mình, về vai trò của trường học đối với mỗi con người.

Câu 2 (trang 5 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Những cảm xúc và ý nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con được thể hiện trong văn bản một cách rất tự nhiên nhưng có theo trình tự nào không? Nếu có thì hãy nêu trình tự ấy qua một dàn ý.

Trả lời:

- Người mẹ thấy yên lòng, tự hào và đầy yêu thương trước sự khôn lớn, trưởng thành của con.

- Người mẹ lo lắng về ngày khai trường và nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường của mình.

- Người mẹ suy nghĩ về vai trò của trường học và giáo dục đối với mỗi người.

Câu 3 (Bài tập 2 trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 6 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Người con: ý thức được sự quan trọng của lễ khai giảng (giúp mẹ thu dọn đồ chơi), háo hức mong đợi như mong một chuyến đi chơi xa (dễ dàng đi vào giấc ngủ, lo lắng dậy cho kịp giờ).

- Người mẹ: bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến đến không ngủ được (nhớ về ngày khai trường của mình, mong con có một kỉ niệm, ấn tượng đẹp đẽ).

Câu 4 (trang 6 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em, vì sao người mẹ trong bài văn này lại không ngủ được? Em cảm nhận được gì về tấm lòng của người mẹ đối với đứa con, qua cảm xúc và suy nghĩ trong đêm trước ngày khai trường của con?

Trả lời:

- Người mẹ không ngủ được, vì: mong muốn con có một kỉ niệm, ấn tượng thật quý giá về ngày khai trường vô cùng quan trọng; nhớ về ngày khai trường đầu tiên của chính mình.

- Tấm lòng của người mẹ với con: đầy yêu thương, chăm sóc, trìu mến nhưng nhẹ nhàng, tự nhiên và tinh tế.

Câu 5 (Bài tập 4 trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 7 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Người mẹ không nói trực tiếp với con mà tâm sự với chính mình.

- Cách viết này giúp cảm xúc của người mẹ được bộc lộ tự nhiên, chân thật và lắng đọng hơn.

Câu 6 (Bài tập 6 trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 7 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Thế giới kì diệu của trường học chính là:

- Thế giới đầy ắp kiến thức và những điều bổ ích, mới mẻ.

- Thế giới của những tình cảm trong sáng, chân thành giữa bạn bè, thầy trò.

- Thế giới vun vén, chắp cánh cho ước mơ của những cô cậu học sinh.

- Thế giới giúp cho mỗi người học sinh hiểu rõ hơn bản thân mình và trưởng thành hơn mỗi ngày.

Câu 7 (trang 7 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Qua văn bản Cổng trường mở ra và bằng những hiểu biết của em, hãy nói về vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

Trả lời:

- Trường học là con thuyền chở ta đến với đại dương tri thức, bồi đắp cho ta nhận thức, hiểu biết, rèn luyện cho ta kĩ năng, thái độ trong học tập và làm việc.

- Trường học còn là cái nôi góp phần hình thành, nuôi dưỡng nhân cách, phẩm chất, đạo đức của mỗi con người.

- Trường học như một xã hội thu nhỏ, ở đó, ta được trải nghiệm, được tự làm chủ cuộc sống của mình với những mối quan hệ xã hội, với những bài học trưởng thành.

Giải VBT Ngữ Văn 7 Mẹ tôi

Câu 1 ( Bài tập 1 trang 11 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 8 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Văn bản lấy nhan đề là "Mẹ tôi" vì đó là bức thư của người bố nói với con trai về người mẹ, nhắc nhở đứa con về thái độ đối với mẹ.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 8 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Thái độ của người bố với En-ri-cô: buồn, giận, nghiêm khắc.

- Lời lẽ của người bố: không bao giờ được tái phạm nữa, không thể nén được cơn tức giận, thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ,...

- Lý do: do En-ri-cô đã có thái độ thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 9 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ:

→ Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.

→ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

⇒ Mẹ của En-ri-cô hết mực yêu thương con, hi sinh tất cả vì con.

Câu 4 (Bài tập 4 trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 9 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

- Lí do khiến En-ri-cô xúc động: a, d, e.

Câu 5 (Bài tập 5 trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 9 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Người bố không nói trực tiếp mà viết thư vì:

- Viết thư giúp chuyển tải dễ dàng hơn những điều không thể nói trực tiếp bằng lời.

- Viết thư giúp những điều muốn nói được suy ngẫm kĩ hơn, ghi lại ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm trí người đọc.

Câu 6 (trang 10 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Chọn trong văn bản Mẹ tôi câu văn nói về người mẹ hoặc về tình cảm cha mẹ mà em thấm thía nhất. Hãy chép lại và học thuộc câu văn đó.

Trả lời:

- Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

- Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng.

Câu 7 (trang 10 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể lại và nói lên suy nghĩ của mình về một lỗi lầm mà em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền

Trả lời:

(Học sinh liên hệ bản thân để trả lời câu này, lưu ý, sự việc được kể phải là sự việc có thực và những suy nghĩ của bản thân em phải là suy nghĩ chân thành)

Giải VBT Ngữ Văn 7 Từ ghép

Câu 1 (trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài tập 1 trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1

Trả lời:

Từ ghép chính phụ lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lập suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Câu 2 (trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong các từ ghép đẳng lập dưới đây, từ nào gồm các tiếng có nghĩa trái ngược nhau, từ nào gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: đầu đuôi, lựa chọn, màu sắc, gần xa, yêu mến, đó đây, cứng rắn, to nhỏ, khó dễ, hư hỏng?

Trả lời:

Từ ghép gồm các tiếng trái nghĩa đầu đuôi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ
Từ ghép gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa lựa chọn, màu sắc, yêu mến, cứng rắn, hư hỏng

Câu 3 (Bài tập 4 trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở vì: "sách vở" là một từ ghép đẳng lập, bao gồm ý nghĩa chỉ công cụ để đọc và ghi chép nói chung nên không thể đặt đằng sau cụm từ "một cuốn".

Câu 4 (Bài tập 5 trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.

b. Nói như thế là đúng, vì áo dài ở đây là từ ghép chính phụ, chỉ một loại áo là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

c. Không phải mọi loại cà chua đều chua. Nói: "Quả cà chua này ngọt quá!" là đúng, vì cà chua ở đây là từ ghép chính phụ, chỉ một loại quả.

d. Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Cá vàng là loại cá nước ngọt nhỏ, thường được nuôi làm cảnh, thuộc họ cá chép, chúng có nhiều màu sắc đa dạng.

Câu 5 (trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi từ ghép sau đây: mặt mày, tóc tai, cứng đầu, mềm lòng, sắt đá, cơm nước.

Trả lời:

- mặt mày: Trông anh ta hôm nay mặt mày ủ rũ quá.

- tóc tai: Đạp xe trong lúc trời nổi gió lớn, tóc tai chị tôi rối tung.

- cứng đầu: Đứa trẻ này rất cứng đầu, không chịu nghe lời ai.

- mềm lòng: Những lời nói của bố mẹ đã khiến tôi mềm lòng.

- sắt đá: Họ là những người anh hùng có ý chí sắt đá.

- cơm nước: Chị tôi nghỉ hẳn việc ở cơ quan, chỉ ở nhà lo chuyện cơm nước cho cả nhà.

Xem thêm các kết quả về Giải Vbt Văn 7

Nguồn : haylamdo.com

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.