Giáo viên và học sinh có vai trò như thế nào trong việc xây dựng văn hóa nhà trường

      Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa nơi họ sinh sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó.  Đối với trường học, văn hóa  học đường có vai trò hết sức quan trọng . .. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá học đường còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...

      Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Năm học 2019-2020 sở GD&ĐT Quảng Trị rất chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh (được thể hiện trong chủ đề năm học)

Giáo viên và học sinh có vai trò như thế nào trong việc xây dựng văn hóa nhà trường

Lãnh đạo trường tặng học bổng cho hs nghèo vượt khó

     Có thể nói, hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến. Đồng thời ngành giáo dục cũng đang phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường...

      Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ những người  bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội … Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi, chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh khóe làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.

Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

Thứ nhất, vai trò của nhà trường- vai trò chỉ đường

 Trong quá trình phát triển và hội nhập hôm nay, quan điểm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh luôn cần sự đổi mới để góp phần xây dựng văn hóa học đường lành mạnh trong sáng phù hợp với môi trường giáo dục của thời đại toàn cầu hóa, thời đại của cuộc CM 4,0.  Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã thực hiện các biện pháp cụ thể như:  giảng dạy tích hợp lồng ghép trong các tiết học, môn học theo thời khóa biểu chính khóa, nhà trường đã dành thời lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục về văn hóa học đường như: sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề: GD luật GT- ATGT, GDSKSS vị thành niên phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Ma túy học đường; hội thi “học sinh khéo tay”; học sinh, thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo; thanh niên với chủ quyền biển đảo; giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch, văn hóa ứng xử giao tiếp và giáo dục các giá trị sống, các kỹ năng xã hội, … ( các hoạt động “Chơi mà Học”. Qua các hoạt động này đã giúp học sinh có thêm nhiều hiểu biết, đặc biệt là kỹ năng “mềm” trong cuộc sống, góp phần phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống …  

     Thứ hai, vai trò của giáo viên- vai trò dẫn lối

Vai trò của người thầy rất quan trọng trong xây dựng văn hóa học đường. Chức năng, nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn cả là chức năng “trồng người”. Vì vậy, vai trò của người giáo viên là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh và cha mẹ học sinh sẽ góp phần dẫn lối cho các chủ trương của nhà trường. Chú trọng đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của học trò đối với giáo viên, nhà trường luôn khắc sâu khẩu hiệu “mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo, luôn gần gủi, cùng chia sẻ với học sinh, thực hiện tốt những quy định đối với GVCN Ngoài những yếu tố trên, nhà trường cùng rất quan tâm đến cách ăn mặc, tác phong, ứng xử, giao tiếp của giáo viên và học sinh cũng là những yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng văn hóa học đường

Thứ ba, vai trò của cha mẹ học sinh- vai trò đồng hành

Nhà trường luôn coi trọng phối kết hợp giáo dục đạo đức giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc và chia sẻ thông tin, thông báo chủ trương, hoạt động của nhà trường và kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh qua hệ thống tin nhắn tổng đài VNPT, email, website để cha mẹ học sinh có thể đồng hành cùng nhà trường. Điều quan trọng là nhà trường đã gửi được thông điệp giáo dục qua đó nhận được sự ủng hộ, tiếng nói chung đồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh của cha mẹ học sinh, có những bậc cha mẹ học sinh quan tâm đến giáo dục và trước những thực trạng tệ nạn học đường, họ đã lo lắng và đề xuất các giải pháp cùng nhà trường tháo gỡ  (không nên phó mặc việc giáo dục, dạy dỗ con em cho Thầy cô, nhà trường) 

       Con người tiến bộ mọi mặt theo thời gian là nhờ rèn luyện nhân cách trong gia đình, ở nhà trường, và trong môi trường của xã hội. Quá trình được giáo dục và trưởng thành trong nhà trường không phải ngày một, ngày hai mà phải cả một quá trình (thời gian dài). Nhà trường mong muốn xây dựng, trang bị cho học sinh, thực hiện văn hóa học đường lành mạnh, tiến bộ để học sinh vừa có tri thức, vừa được giáo dục về nhân cách theo truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, vừa có bản lĩnh biết làm chủ bản thân và lĩnh hội những văn hóa tiên tiến của thế giới để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.

                                                                          -  Nguyễn Điền -

Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học? Đây là câu hỏi trong tập huấn mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học. Để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây

Hướng dẫn trả lời chỉ mang tính chất tham khảo, các thầy cô chỉ nên lấy ý tưởng viết vào bài làm của mình, để đạt được kết quả cao nhất trong tập huấn module 4.

Gợi ý mô đun 4

Câu hỏi:

Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?

Trả lời

  • Giáo viên tham gia thảo luận đóng góp ý kiến cho việc xây dựng KH tổ chuyên môn
  • Gv là người trực tiếp thực hiện các kế hoạch của tổ sau khi đã được ban giám hiệu phê duyệt

2. Khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Việc đóng góp ý kiến: Khi thực hiện KHGD của nhà trường nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp GV thường có tâm lí chịu đựng hoặc tự tìm cách khắc phục nhưng không góp ý với lãnh đạo vì tâm lí e dè, sợ lãnh đạo này kia kia nọ .. Nên khi hỏi ý kiến về KHGD họ thường bảo "Thầy/cô đã làm quá tuyệt vời! và không có ý kiến gì thêm" để tránh bị dìm.

Hiện tại HS có vấn đề đều muôn lỗi tại GV, chính vì vậy GV thường âm thầm chịu đựng, ít có sự tương tác với các lực lượng phối hợp vì chưa biết có được giúp đỡ tích cực hay không hay trở thành trung tâm tội đồ. Khi nào môi trường sư phạm, môi trường xã hội gạt bỏ được hai tâm lí trên của Gv thì mới có điều kì diệu xảy ra.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.