Gió giật cấp 7 là gì

BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG (Việt Nam)                 

Cấp gió

Tốc độ gió

Độ cao sóng trung bình

Mức độ nguy hại

Bô-pho

m/s

km/h

m

0

1

2

3

0-0.2

0,3-1,5

1,6-3,3

3,4-5,4

<1

1-5

6-11

12-19

-

0,1

0,2

0,6

Gió nhẹ.

Không gây nguy hại.

4

5

5,5-7,9

8,0-10,7

20-28

29-38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

6

7

10,8-13,8

13,9-17,1

39-49

50-61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2-20,7

20,8-24,4

62-74

75-88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

10

11

24,5-28,4

28,5-32,6

89-102

103-117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.

12

13

14

15

16

17

32,7-36,9

37,0-41,4

41,5-46,1

46,2-50,9

51,0-56,0

56,1-61,2

118-133

134-149

150-166

167-183

184-201

202-220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.


(theo vnbaolut.com)

Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên gọi là bão rất mạnh".

Tuy nhiên do sức mạnh ghê gớm của bão, trong nhiều trường hợp, gió mạnh trong cơn bão lại phải xác định một cách "tương đối", dựa trên quan sát sự biểu hiện sức mạnh phi thường của bão lên môi trường tự nhiên nơi nó đi qua. Bằng cách như vậy, từ thế kỷ thứ 18, những nhà nghiên cứu về biển của hải quân hoàng gia Anh đã xây dựng nên bảng mô tả sức mạnh của gió nói chung, trong đó có gió bão. Khí tượng học gọi đó là "bảng cấp gió Bô-pho (beaufort)", mà ngày nay tất cả các nước đều sử dụng trong bản tin báo bão và áp thấp nhiệt đới.

Bảng cấp gió Bô-pho "nguyên thủy" mô tả 12 cấp gió, từ cấp gió nhẹ không ảnh hưởng đến việc di chuyển trên biển đến cấp 12 là cấp mà "không có buồm nào chịu nổi" vào thời kỳ đó.

Ngày nay, do có những thiết bị đo đạc hiện đại, người ta đã xác định được cả những cơn bão có sức gió mạnh trên cấp 12. Vì vậy, một số nước như Mỹ sử dụng bảng cấp gió có năm loại, trong đó loại 1 ứng với cấp gió 12 Bô-pho, loại 2 ứng với cấp gió 13 Bô-pho... Cơn bão Katrina năm 1999 tàn phá một số thành phố miền nam nước Mỹ là cơn bão loại 5, tương đương cấp 17 Bô-pho.

Ở nước ta, trong mùa bão năm 2006 đã sử dụng đến cấp gió 14 - 15. Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ ban hành kèm theo Quyết định số 245/2006/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc báo gió mạnh nhất trong cơn bão đến cấp 17, tương đương với tốc độ 202 đến 220 km/giờ.

Tuy nhiên, những cơn bão có sức mạnh khủng khiếp như vậy có tần suất xuất hiện không nhiều. Theo thống kê, bão đổ bộ vào các khu vực bờ biển nước ta thường có sức gió mạnh nhất khoảng cấp 10 - 11, cá biệt có cơn bão như bão số 6 (Xangsane) tháng 10 năm 2006 đổ bộ vào Ðà Nẵng có gió giật tới cấp 13 - 14.

Dưới đây xin mô tả những cấp gió mạnh thường gặp nhất trong các bản tin bão ở nước ta.

Gió cấp 6 (tương đương 39 - 49 km/giờ), cấp 7 (50 - 61km/giờ) là gió mạnh trong áp thấp nhiệt đới, bắt đầu được thông báo thành bản tin riêng biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ở các cấp gió này, biển bắt đầu động, hình thành những đợt sóng có lưỡi, đầu sóng có bọt trắng mở rộng ra mọi phía.

Trên biển thoáng, bọt trắng từ những lưỡi sóng đổ xuống bắt đầu bị cuốn thành dải hướng theo chiều gió. Trên đất liền, cây cối bắt đầu rung chuyển, đường dây điện trần "reo", khó đi ngược gió.

Gió cấp 8 (62 - 74 km/giờ) bắt đầu được sử dụng trong bản tin báo bão. Gió cấp 8 có thể bẻ gãy những cành cây nhỏ. Rất khó đi ngược chiều gió. Trên biển, sóng cao hơn 5 m; những cuộn bụi nước trên đầu sóng bắt đầu tung ra, bọt bị đổi thành dải rõ rệt và cuốn theo chiều gió.