Giọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì

Điệu thức thứ là điệu thức mà trong đó các âm ổn định ngân vang nối tiếp hoặc đồng thời tạo nên hợp âm 3 thứ

  • Âm bậc I và bậc III tạo thành quãng 3 thứ Âm bậc III và bậc V tạo thành quãng 3 trưởng Âm bậc I và bậc V tạo thành quãng 5 đúng

Kí hiệu: Tên giọng cộng moll ( chú ý tên nốt nhạc sẽ khác giọng trưởng là không viết hoa, còn kí hiệu thăng giáng vẫn không viết hoa) VÍ dụ:

  • Giọng la thứ: a-moll Giọng đô thăng thứ: cis-moll

GIỌNG SONG SONG

Các giọng song song là các giọng trưởng và thứ có:

  • Số dấu hóa theo khóa giống nhau Thành phần âm thanh giống nhau Âm chủ của giọng thứ nằm ở bậc VI trong giọng trưởng và âm chủ của giọng trưởng nằm ở bậc III trong giọng thứ

Muốn xác định giọng thứ song song ta lấy giọng trưởng đi xuống 1 quãng 3 thứ và ngược lại Những giọng thứ có dấu hóa đầu khóa là dấu thăng:

  • a-moll: Dấu hóa rỗng e-moll: 1 thăng (F#) h-moll: 2 thăng (F#, C#) fis-moll: 3 thăng (F#, C#, G#) cis-moll: 4 thăng (F#, C#, G#, D#) gis-moll: 5 thăng (F#, C#, G#, D#, A#) dis-moll: 6 thăng (F#, C#, G#, D#, A#, E#) ais-moll: 7 thăng (F#, C#, G#, D#, A#, E#, B#)

Những giọng thứ có dấu hóa đầu khóa là dấu giáng:

  • a-moll: Dấu hóa rỗng d-moll: 1 giáng (Bb) g-moll: 2 giáng (Bb, Eb) c-moll: 3 giáng (Bb, Eb, Ab) f-moll: 4 giáng (Bb, Eb, Ab, Db) b-moll: 5 giáng (Bb, Eb, Ab, Db, Gb) es-moll: 6 giáng (Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb) as-moll: 7 giáng (Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb)

CÁC CẶP GIỌNG TRÙNG ÂM CỦA GIỌNG THỨ

Vòng quãng 5 giọng thứ có 3 cặp giọng trùng âm:

  • 5 thăng trùng với 7 giáng: gis-moll trùng với as-moll 6 thăng trùng với 6 giáng: dis-moll trùng với es-moll 7 thăng trùng với 5 giáng: ais-moll trùng với b-moll

Tổng các dấu thăng và dấu giáng của 2 cặp giọng trùng âm luôn bằng 12

GAM THỨ

Nối tiếp các quãng 2 từ thấp lên cao trong các loại gam thứ:

  • Gam thứ tự nhiên: 2T – 2t – 2T – 2T – 2t – 2T – 2T Gam thứ hòa thanh khác gam thứ tự nhiên ở chỗ Có bậc VII tăng nữa cung: 2T – 2t – 2T – 2T – 2t – 2 tăng – 2t Gam thứ giai điệu thường ít gặp hơn, gam thứ giai điệu khác gam thứ tự nhiên là có bậc VI và bậc VII tăng nữa cung. Gam thứ giai điệu thường dùng ở giai điệu đi lên, còn nếu giai điệu đi xuống thì dùng gam thứ tự nhiên. Gam thứ giai điệu: 2T – 2t – 2T – 2T – 2T – 2T – 2t

Giọng trưởng và giọng thứ có thể được thành lập trên bất kì bậc cơ bản hay bậc chuyển hoá nào. Mặc dù âm chủ là các bậc khác nhau nhưng mối tương quan giữa các bậc trong giọng đều giống nhau.

Chỉ có giọng Đô trưởng và giọng La thứ có các bậc đều là bậc cơ bản còn các giọng khác phải dùng các dấu hoá để thay đổi các bậc cho phù hợp với điệu thức.

Số lượng dấu hoá ở từng giọng có khác nhau. Ví dụ :

Giọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì

Bắt đầu từ giọng Đô trưởng (là giọng tiêu biểu của điệu thức trưởng), lấy bậc V của nó làm âm chủ của giọng tiếp theo ta sẽ có giọng Sol trưởng. Trong giọng Sol trưởng, âm Fa phải tăng lên nửa cung vì giữa bậc VII và âm chủ chỉ cách nhau nửa cung. Do vậy giọng Sol trưởng có một dấu thăng ở hoá biểu. Công thức giọng Sol trưởng:

Giọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì
Tiếp đó, lấy âm bậc V của giọng trước làm âm chủ của giọng tiếp theo sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng là :

Giọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì

3. Các giọng trưởng có dấu giáng

Bắt đầu từ giọng Đô trưởng, đi xuống một quãng 5 đúng ta sẽ có giọng Fa trưởng. Trong giọng Fa trưởng, âm bậc IV (âm Si) phải giáng xuống cho phù hợp với công thức của giọng trưởng. Do vậy giọng Fa trưởng có một dấu giáng ở hoá biểu. Công thức giọng Fa trưởng :

Xác định “tone” hay “giọng” của một bản nhạc chính là việc chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc một âm giai để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.

Vậy làm thế nào để xác định được tone/giọng của một bài hát?! Rất đơn giản, ta làm như sau:

– Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.

Giọng trưởng và giọng thứ là cặp giọng gì

Ví dụ:

Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).

– Tiếp theo, để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:

+ Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.

+ Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.

+ Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.

Lưu ý:

Để xác định được hai giọng Trường và thứ song song từ số dấu hóa có trên khuông nhạc một cách dễ dàng hơn bằng cách ghi nhớ 2 quy luật sau đây:

– Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.

Ví dụ:

Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A), suy ra giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F

m).

– Trường hợp sau khóa nhạc có các dấu giáng, ta xác định giọng của bản nhạc, bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.

Ví dụ:

Bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol (giáng) Trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)

Xác định giọng của một bản nhạc theo cách này rất đơn giản đúng không nào? Bạn chỉ cần nhớ được hai quy tắc trên đây là đã có thể xác định được giọng của tất cả các bài hát và bản nhạc rồi. Đừng quên học thuộc lòng hai quy tắc này nh