Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ

Hiện nay, hội nhập, mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam, bởi vậy đối với việc xuất, nhập khẩu hàng hóa sang quốc gia khác, trong khuôn khổ WTO các doanh nghiệp Việt Nam  cũng như doanh nghiệp nước ngoài xuất nhập khẩu vào Việt Nam cần chú trọng đến quy định pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Dưới đây, công ty luật Việt Phong xin cung cấp một số vấn đề pháp lý về các biện pháp hạn chế số lượng trong khuôn khổ WTO nhằm giúp các doanh nghiệp nắm rõ, tránh những rủi ro không đáng có.

Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

WTO quy định ngoài thuế quan, thuế nội địa và các loại phí khác, các thành viên không được tạo ra hay duy trì những biện pháp như hạn ngạch, giấy phép hay các biện pháp khác nhằm hạn chế số lượng nhập khẩu từ những thành viên khác, hay hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu tới các thành viên khác. Đó là các biện pháp hạn chế định lượng:

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập khẩu như: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu…. WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ sau:
– Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ lợi ích công cộng 

Ví dụ về biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu – xuất khẩu vì các lợi ích công cộng quan trọng

+ Việt Nam cấm nhập khẩu vũ khí, đạn dược nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, cấm nhập khẩu hóa chất độc, phế liệu, phế thải nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Những biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu như vậy được coi là ngoại lệ phù hợp với quy định của WTO.

+ Trước đây Việt Nam cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà với lý do hạn chế hút thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe con người trong khi vẫn cho phép sản xuất thuốc lá trong nước, do đó các thành viên WTO cho rằng quy định cấm nhập khẩu thuốc lá này là nhằm mục đích bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá trong nước và không được coi là ngoại lệ. Vì vậy, để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải cam kết bãi bỏ quy định này.
– Cần thiết để: bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật và thực vật; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng bạc
– Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay qui định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.

Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ một thị trường trong một thời gian có thể xác định hoặc không xác định cụ thể. Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau như: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo mùa, hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu (liên quan đến giảm bớt sự khan hiếm lương thực hay nguồn nguyên liệu nào đó…), hạn ngạch liên quan đến bán hàng hoá trong nội địa…

Đối với các sản phẩm nông nghiệp (Phụ lục I, Hiệp định Nông nghiệp) có thể áp dụng một hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là hạn ngạch thuế quan.
Để đảm bảo mở cửa thị trường ở mức độ nhất định, WTO cho phép áp dụng biện pháp TRQ. TRQ cho phép sử dụng hai mức thuế suất, một mức thấp cho khối lượng trong hạn ngạch, mức thứ hai có thể cao hơn cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Hạn ngạch có thể được tính bằng mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước. Việc quản lý TRQ tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được người tiêu dùng muốn sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời bảo vệ được người sản xuất trong nước.

Giấy phép nhập khẩu được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu.

Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép không được bóp méo thương mại do sử dụng không thích hợp các thủ tục đó. Các qui tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập (neutral) và được quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý.

Mặt khác, cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính. Trường hợp đặc biệt không được quá ba cơ quan. Nhà nhập khẩu hàng cần giấy phép có thể tiếp cận ngoại tệ cần thiết trên cùng một cơ sở với hàng nhập khẩu không cần giấy phép.
– Cấp phép nhập khẩu tự động: khi tất cả đơn đều được chấp thuận, không hạn chế khối lượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu, được chấp thuận trong vòng 10 ngày.
– Cấp phép nhập khẩu không tự động: là thủ tục cấp phép không  phải là cấp phép tự động. Cấp phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu cầu cấp phép đặt ra. Các thủ tục cấp phép không tự động cần phải tương ứng về  phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng được sử dụng để thực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản lý biện pháp đó. Trong trường hợp đòi hỏi cấp phép không vì mục đích quản lý số lượng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở để cấp phép.

Trước 1995 do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu “tự nguyện”. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một thoả thuận song phương giữa hai chính phủ. Nước xuất khẩu giới hạn xuất khẩu một số sản phẩm nhất định tới nước nhập khẩu. Chính phủ xuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thoả thuận này.

Hạn chế xuất khẩu tình nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụng khá rộng rãi. Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tình nguyện chỉ áp dụng với một số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành viên và rõ ràng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).

Mỗi thành viên không được tìm kiếm, thực hiện hay duy trì bất cứ thoả thuận hạn chế xuất khẩu, thoả thuận về thị trường nào hay bất cứ biện pháp tương tự khác lên phía xuất khẩu hay nhập khẩu. Điều này bao gồm các hành động do một thành viên thực hiện riêng rẽ cũng như các hành động do hai thành viên trở lên thực hiện.

Nguồn: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai

Chúng tôi hi vọng rằng các doanh nghiệp có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Tổng Công ty CP Bưu Chính Viettel cho rằng, Quyết định nêu trên của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước là không đúng quy định của pháp luật.

Qua Hệ thống tiếp nhân, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Tổng Công ty CP Bưu Chính Viettel đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp, Tổng Công ty có được phép cung cấp dịch vụ tiếp nhận và chuyển phát hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính không?

Bộ Tư pháp trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 32 Luật Bưu chính năm 2010 giao: “Thủ tướng Chính phủ chỉ định doanh nghiệp bưu chính Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao”.

Căn cứ quy định trên, ngày 3/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính quốc tế.

Điều 1 của Quyết định nêu trên chỉ định Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng; cung ứng dịch vụ công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao; cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp bưu chính duy nhất được chỉ định, ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 3 Luật Bưu chính thì “Dịch vụ bưu chính công ích là dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác” và “Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ bưu chính được cung ứng thường xuyên đến người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định”.

Theo Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg ngày 24/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí thì “Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ thư cơ bản, có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 2 kg”.

Theo các quy định trên thì dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính là một loại dịch vụ bưu chính phổ cập.

Việc gửi và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính

Căn cứ Khoản 4, Điều 3 và Khoản 2, Điều 32 Luật Bưu chính, ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Điều 1 Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg xác định phạm vi điều chỉnh như sau:

“1. Quyết định này quy định việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

2. Quyết định này không điều chỉnh việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính yêu cầu tổ chức, cá nhân không được ủy quyền và phải có mặt trực tiếp để giải quyết.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính lựa chọn doanh nghiệp bưu chính không phải là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển phát hồ sơ đến cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Điều 5 về các hình thức thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích của Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg quy định: “Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây khi thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích:

1. Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

2. Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính”.

Theo các quy định nêu trên của Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg thì:

Tổ chức, cá nhân có quyền (không phải nghĩa vụ) chọn dịch vụ bưu chính công ích để gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính; có thể chọn một trong ba hình thức thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; nếu chọn dịch vụ bưu chính công ích thì phải thông qua Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam và phải tuân theo các quy định của Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg.

Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn bất cứ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nào để chuyển phát hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết thủ tục hành chính.

Như vậy, pháp luật không hạn chế bất cứ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nào, kể cả Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel trong việc chuyển phát hồ sơ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết thủ tục hành chính.

Chinhphu.vn