Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh

Hàng hoá công cộng (tiếng Anh: Public Good) là cách Kinh tế học công cộng gọi để chỉ những hàng hoá tạo ra ngoại ứng tích cực.

Hình minh hoạ (Nguồn: investopedia)

Hàng hoá công cộng

Khái niệm

Hàng hoá công cộng trong tiếng Anh được gọi là Public Good.

Hàng hoá công cộng là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.

Điều này giúp phân biệt hàng hoá công cộng với hàng hoá cá nhân là những loại hàng hoá khi một người đã tiêu dùng rồi thì người khác không thể tiêu dùng được nữa.

Thuộc tính cơ bản của hàng hoá công cộng

- Không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng

Nói như vậy có nghĩa là, khi có thêm một người sử dụng hàng hoá công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có.

Chẳng hạn, các chương trình truyền thanh và truyền hình không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Chúng có thể được rất nhiều người cùng theo dõi một lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc tắt đài hoặc vô tuyến không ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của người khác.

Tương tự như vậy, an ninh quốc gia do quốc phòng mang lại cũng không có tính cạnh tranh. Khi dân số của một quốc gia tăng lên thì không vì thế mà mức độ an ninh mà mỗi người dân được hưởng từ quốc phòng bị giảm xuống.

Việc định giá đối với những hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa vì suy cho cùng, việc có thêm một cá nhân tiêu dùng những hàng hoá này không ảnh hưởng gì đến việc tiêu dùng của những người khác.

Nói cách khác, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng hàng hoá công cộng là bằng 0.

- Không có tính loai trừ trong tiêu dùng

Có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình.

Chẳng hạn, không ai có thể ngăn cản những người không chịu trả thuế để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hưởng thụ an ninh do quốc phòng mang lại. Thậm chí có tống họ vào tù thì họ vẫn được hưởng những lợi ích của quốc phòng.

Tương tự, khi các chương trình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể ai có phương tiện thu thanh đều có thể thưởng thức các chương trình này, cho dù họ không trả một đồng nào cho đài phát thanh.

Các loại hàng hoá công cộng

- Hàng hoá công cộng thuần tuý

Là hàng hoá công cộng mang đầy đủ hai thuộc tính đã nêu trên.

- Hàng hoá công cộng không thuần tuý

Trong thực tế, có rất ít hàng hoá công cộng thoả mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại hàng hoá công cộng được coi là thuần tuý.

Đa số các hàng hoá công cộng được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Những hàng hoá công cộng đó được gọi là hàng hoá công cộng không thuần tuý.

Tuỳ theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hoá, và tuỳ theo khả năng có thể thiết lập được một cơ chế để mua bán quyền sử dụng những hàng hoá này mà hàng hoá công cộng không thuần tuý có thể được chia làm hai loại:

+ Hàng hoá công cộng có thể tắc nghẽn

Là những hàng hoá mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.

+ Hàng hoá có thể loại trừ bằng giá

Hay gọi tắt là hàng hoá công cộng có thể loại trừ, là những thứ hàng hoá mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.

Hàng tập thể (Collective goods) hay còn gọi là hàng hóa công cộng (public goods) là loại hàng hóa có đặc tính không thể loại trừ, tức không thể loại trừ những người không trả tiền tiêu dùng nó. Trong những trường hợp như vậy, mặc dù về mặt kỹ thuật có thể không cho mọi người tiêu dùng một loại hàng hóa dịch vụ nào đó nhưng việc làm này không kinh tế vì số tiền thu được nhỏ hơn chi phí thu tiền.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tính chất của hàng hóa tập thể

Hàng hóa tập thể có 2 đặc điểm chính

Không thể loại trừ

Tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên góc độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình.

Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền và không bảo vệ những ai không trả tiền. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem.

Không cạnh tranh

Tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng.

Một vài ví dụ về hàng hóa công cộng bao gồm không khí để thở, tri thức và thông tin, an ninh quốc gia, hệ thống kiểm soát lũ lụt, hải đăng, đèn đường. Một số loại có thể là hàng hóa công cộng phụ thuộc các điều kiện nhất định. Những hàng hóa công cộng mà sẵn có ở khắp mọi nơi đôi khi được gọi là hàng hóa công cộng toàn cầu

Chủ đề