Hành chính có nghĩa là gì

Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của con người thông qua việc các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân. Hành chính công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển[1].

Quản lý hành chính công được thực hiện bởi các công chức, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức công ở mọi cấp của chính phủ và có nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có thể là thu thập và phân tích số liệu thống kê, giám sát quỹ, soạn thảo luật, phát triển chính sách, thi hành chính sách của chính phủ. Công chức có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như nhà phân tích chính sách, biên tập, nhà quản lý của các cơ quan tổ chức nhà nước ở mọi cấp.

Hành chính công là một ngành khoa học. So với những ngành liên quan khác như khoa học chính trị, hành chính công khá mới và nổi lên từ thế kỷ 19. Là ngành có nhiều chuyên ngành nhỏ, nó có nhiều học thuyết và khái niệm phát triển từ chính trị học, kinh tế học, xã hội học, luật hành chính, quản trị học và một số ngành khác. Mục tiêu của ngành này liên quan đến các giá trị dân chủ nhằm phát triển sự công bằng, sự công lý, sự an toàn, sự hiệu quả của các dịch vụ công cộng; quản trị kinh doanh thì chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận.

  • Chính trị: Hành chính công là hoạt động liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách công như tư vấn chính sách, xây dựng dự thảo. Hành chính công cũng là người thực thi đầy đủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước
  • Pháp lý: Hành chính công là luật tổng hành động đưa pháp luật vào đời sống, ban hành ra các văn bản dưới luật để thể hiện luật, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm cụ thể[2]
  1. Chỉ huy, lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát mọi hoạt động của các chủ thể cá nhân trong quốc gia để đạt được mục tiêu quốc gia
  2. Duy trì và phát triển cao các mối quan hệ giữa xã hội và pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người[3]
  1. Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một cơ quan Hành chính công nào là hoạt động vì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếu của hành chính tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vì động cơ lợi nhuận.
  2. Tính chính trị: Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động của mình Hành chính côngluôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng. Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào.
  3. Tính quyền lực: Hành chính công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế không cao.
  4. Cơ sở pháp lý: Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp, hiệu quả hoạt động thấp. Còn Hành chính tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dàng thực hiện.
  5. Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của Hành chính công trên nguyên tắc rất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng Hành chính tư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô.
  6. Hoạt động của Hành chính công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định của Hành chính công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng, đó là sự đồng hành của Hành chính công với xã hội, nghĩa là mọi quyết định hay hoạt động của Hành chính công phải tham khảo ý kiến của công chúng, còn hành chính tư không cần quan tâm đến điều này.
  7. Tài chính hoạt động: hành chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Hành chính tư sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạt động tự có.
  8. Chủ thể và khách thể của Hành chính công và Hành chính tư khác nhau. Chủ thể của Hành chính công là các cơ quan của NN, các cá nhân được uỷ quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước, hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Còn hành chính tư chủ thể của có thể là cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức, chỉ có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hình thức mà pháp luật cho phép.
  9. Yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động: Kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp.[4]

  1. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 6
  2. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 10
  3. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 15
  4. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 25-33

  • Mối quan hệ giữa hành chính công và quản lý công – Liên hệ Việt Nam Lưu trữ 2009-08-06 tại Wayback Machine.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hành_chính_công&oldid=65805829”

Tìm hiểu về hành chính công

  • 1. Quy định chung về hành chính công
  • 2. Một số nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
  • 3. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
  • 4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
  • 5. Phân tích hệ thống ngành luật hành chính

1. Quy định chung về hành chính công

Hành chính công thể hiện thành một hệ thống thiết chế, cơ cấu tổ chức và đội ngũ viên chức thị hành công vụ; là quá trình, theo đó, các nguồn lực và nhân sự công được tổ chức và phối hợp nhằm tạo ra, đưa vào vận hành, thực thi và quản lí các quyết sách công được bảo đảm bằng chế độ công vụ với trách nhiệm hành chính chặt chẽ, rành mạch.

Mô hình hành chính công truyền thống có những đặc tính sau:

1) Tiến hành dưới sự kiểm tra chính thức của lãnh đạo chính trị;

2) Dựa trên hệ thống thứ bậc chặt chế,

3) Biên chế gồm những người làm việc chuyên trách tận tuy, phục vụ lợi ích chung, không tham gia chính trị; 4) Chủ yếu sử dụng phương pháp mệnh lệnh trực tiếp.

Mô hình hành chính công hiện đại quan tâm trước hết đến hiệu quả, với những đặc tính sau:

1) Định hướng thị trường rõ hơn cho dịch vụ công, quan tâm hơn đến ranh giới giữa khu vực công và tư cũng như cải thiện quan hệ giữa chúng; việc quản lÍ, điều hành linh hoạt hơn;

2) Tính chính trị tăng lên (đối lập với tính trung lập của mô hình hành chính công truyền thống);

3) Việc quản lí, điều hành công khai hơn; hoạt động công vụ mang tính chuyên nghiệp cao hơn.

2. Một số nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành ttên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chù đạo rất quan trọng ttong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình ttên các lĩnh vực đã được phân công.

Theo nghĩa chung nhất, “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo ttong một loạt các việc làm. Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề cập vấn đề nguyên tắc theo các góc độ riêng, đặc thù cho ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động đó. Trong khoa học pháp lí, các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lí, từ bản chất của chế độ, được quy định ttong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Xem xét một cách cụ thể, ở góc độ của luật hành chính, nguyên tắc của khác nhau là không giống nhau: Có nguyên tắc thể hiện bản chất giai cấp một cách sâu sắc; ngược lại, có những nguyên tắc ít chịu sự chi phối của các điều kiện chính trị hay giai cấp mà chủ yếu do các yếu tố tổ chức-kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước quyết định. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nội dung các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước ta - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước có tính ổn định. Do bản thân các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước là sự phản ánh các quy luật khách quan của quản lí hành chính nhà nước nên tính ổn định của chúng trong từng thời kì, từng giai đoạn phải được đảm bảo. Tuy vậy, tính ổn định đó chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong từng thời kì, từng giai đoạn, tương ứng với nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của chúng mà có các hình thức và phương pháp khác nhau để thực hiện các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Đồng thời bản thân các nguyên tắc luôn được xem xét, nghiên cứu kịp thời để loại bỏ những nội dung không phù hợp, bổ sung những nội dung mới, nguyên tắc mới.

Mỗi nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Những nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc khác. Do vậy, tính hệ thống, thống nhất của các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước trở thành một thuộc tính vốn có của chúng.

Trên thực tế, việc tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước cần phải dựa trên rất nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước;

- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước;

- Nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Nguyên tắc bình đẳng giữa cậc dân tộc;

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các nguyên tắc tổ chức-kĩ thuật là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của những nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Dù được thực hiện trong điều kiện chính trị hoặc giai cấp nhừ thế nào, hoạt động quản lí hành chính nhà nước đều phải tuân theo các nguyên tắc đó. Bản thân nhóm nguyên tắc này gồm nhiều nguyên tắc khác nhau nhưng ttong phạm vi chương này chỉ đề cập hai nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quàn lí theo địa phương;

- Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành.

3. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các dấu hiệu chung của các cơ quan nhà nước như sau:

- Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công;

- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định;

- Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, vụ pháp lí hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành-điều hành.

- Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

- Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lí hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các tổng công ti, các công ti, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thồn, Bô giao thông vận tải; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng...

4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản pháp luật do độ trách nhiêm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan.

5. Phân tích hệ thống ngành luật hành chính

Luật hành chính là một hệ thống thống nhất các quy phạm có quan hệ hữu cơ với nhau được chia thành hai phần là phần chung và phần riêng.

Sự phân chia này dựa trên thực tế khách quan là trong luật hành chính có những quy định có thể áp dụng trong quản lí hành chính nhà nước nói chung hay trong phần lớn các lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước. Chúng được coi là phần chung của luật hành chính đồng thời những quy định còn lại được coi là phần riêng.

>> Xem thêm: Kiểm tra hành chính là gì ? Hoạt động kiểm tra hành chính của cơ quan nhà nước

Trong luật hành chính, số lượng những quy định có tính chất chung tuyệt đối không phải là nhiều (so vói toàn bộ hệ thống quy phạm luật hành chính) và về vấn đề những gì thuộc về phần chung cũng còn nhiều ý kiêh khác nhau. Nhiều tác giả rất quan tâm đến việc nghiên cứu phần chung nhưng lại không dành thời gian thích đáng cho phần riêng vì họ cho rằng soạn thảo phần riêng không phải là nhiệm vụ khoa học. Kết quả của cách nhìn nhận đó là họ không phân chia luật hành chính thành phần chung và phần riêng mà dành những chương độc lập cho các đề tài có liên quan đến một lĩnh vực nào đó hoặc với phần lớn các lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước.

Nhưng nhìn chung thì phần lớn các nhà khoa học nghiên cứu vê luật hành chính cho rằng luật hành chính gồm hai phần: Phần chung và phần riêng.

những quan hệ ấy; hệ thống quy phạm pháp luật hành chính và hiệu suất của sự tác động của chúng đối vói hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

Nhiệm vụ của khoa học luật hành chính là làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về quản lí nhà nước; nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tổ 'chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước; rút ra những kết luận khoa học về lí luận cũng như thực tiễn và đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiên các chế định pháp luật hành chính.

Cơ sở lí luận của khoa học luật hành chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là triết học Mác-Lênin. Chính vì vậy, phương pháp luận của khoa học luật hành chính là duy vật biện chứng.

Lênin - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, là người đã nêu ra những luận điểm cơ bản về tổ chức và quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa. Những tác phẩm tiêu biểu về vấn đề này là: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”; “Chúng ta phải tổ chức lại bộ kiểm tra công nông như thế nào”, “Thà ít mà tốt”, “Sáng kiến vĩ đại”, “Về kế hoạch kinh tế thống nhất”...

Nguồn tư liệu quan trọng của khoa học luật hành chính là đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam. Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm, bài phát biểu của các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo lí luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam nên chúng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của khoa học luật hành chính.

Khoa học luật hành chính coi trọng việc tham khảo những tác phẩm nghiên cứu lí luận về luật hành chính và khoa học

Cơ sở của môn học luật hành chính là khoa học luật hành chính. Điều đó khồng có nghĩa là trong quá trình giảng dạy luật hành chính không thể sử dụng những tư liệu liên quan đến các khoa học khẫc. Trong việc giải thích các khái niệm chúng ta thường xuyên phải sử dụng kếbquả nghiên cứu của các khoa học khác nhưng việc sử dụng những tư liêu đó chỉ thực hiện chức năng bổ trợ, bởi vì đối tượng nghiên cứu của môn học luật hành chính không phải là cái gì khác ngoài luật hành chính.

Môn học luật hành chính phải giải quyết hai mặt của một nhiệm vụ: Trang bị cho người học kiến thức lí luận về luật hành chính và kĩ năng áp dụng chúng trong thực tế.

>> Xem thêm: Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính thực hiện như thế nào ?

Nhiệm vụ trang bị kiến thức lí luận có nội dung là làm cho. học viên nắm được bản chất của luật hành chính nói chung cũng như của các chế định của nó, những quy luật khách quan quyết định bản chất của luật hành chính, nội dung pháp luật hành chính hiện hành và xu hướng phát triển khách quan của nó. Đối với phần lớn các vấn đề nêu trên đã có được sự thống nhất về quan điểm. Nhưng cũng còn một số vấn đề còn tranh luận. Vì vậy, đối với những yấn đề đặc biệt quan trọng, bên cạnh việc nghiên cứu quan điểm chính thống, người học còn được làm quen với các quan điểm khác.

Nhiêm vụ trang bị kĩ năng áp dụng kiến thức lí luận vào thực tiễn liên quan đến việc giáo dục kĩ năng áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong những trường hợp cụ thể của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, người học được giới thiệu tư liệu thực tế và giải các bài tập, thông qua đó người học không chỉ được trang bị những hiểu biết về nội dung các quy phạm pháp luật hành chính mà còn được làm quen với những tình huống có thể xảy ra trên thực tế.

>> Xem thêm: Cải cách hành chính là gì ? Quy định về cải cách thủ tục hành chính

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bố phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành-điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)