Hành trình pít tông là gì

Đề bài

Nêu một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.

Lời giải chi tiết

Các khái niệm

- Điểm chết: Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động. Có hai loại điểm chết:

Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất 

+ Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

- Hành trình: Hành trình pittông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết.

- Thể tích công tác: Thể tích công tác vct là thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.

- Chu trình làm việc của động cơ đốt trong: Khi động cơ làm việc, trong xilanh diền ra lần lượt các quá trình : nạp, nén. cháy - dãn nở và thải, tổng hợp cả bổn quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ.

- Thể tích toàn phần là thể tích xilanh khi pittong ở ĐCD.

- Thể tích buồng cháy là thể tích xilanh khi pittong ở ĐCT.

- Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.

- Kì là một phần của chu tình diễn ra tỏng một hành trình của pittong.

Loigiaihay.com

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hành trình pít tông là gì
Chu trình làm việc của động cơ bốn kỳ gồm bốn hành trình di chuyển của piston

Trong động cơ piston, kỳ, hay còn gọi là thì hoặc hành trình (tiếng Anh: stroke), dùng để mô tả một pha trong chu trình của động cơ (ví dụ: kỳ nén, kỳ xả), trong đó piston di chuyển theo một chiều từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Kỳ được dùng để phân loại chu trình công suất trong động cơ piston (ví dụ: động cơ hai kỳ, động cơ bốn kỳ).

Chiều dài hành trình (stroke length) là quãng đường đi được của piston trong mỗi chu kỳ. Chiều dài hành trình —cùng với đường kính xi lanh— xác định thể tích làm việc của động cơ.

Chu trình làm việc[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với động cơ piston, chu trình làm việc, hay chu trình nhiệt động học, mô tả số hành trình để piston hoàn thành một chu trình. Các thiết kế phổ biến nhất là động cơ hai kỳ và bốn kỳ. Các thiết kế ít phổ biến hơn bao gồm động cơ năm kỳ, động cơ sáu kỳ và động cơ hai và bốn thì.

Động cơ hai kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Ở động cơ hai kỳ, chu trình làm việc được hoàn thành trong hai hành trình chuyển động của piston, tương ứng với một vòng quay trục khuỷu.[1][2] Động cơ hai kỳ thường được sử dụng trong động cơ ngành hàng hải (thường là động cơ cỡ lớn), dụng cụ điện ngoài trời (ví dụ, máy cắt cỏ và máy cưa) và xe máy.

Động cơ bốn kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Ở động cơ bốn kỳ, chu trình làm việc được hoàn thành trong bốn hành trình chuyển động của piston, tương ứng với hai vòng quay trục khuỷu.[1][2] Hầu hết các động cơ ô tô là dạng động cơ bốn kỳ.

Chu kỳ trong động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Hành trình pít tông là gì
Bốn hành trình piston trong động cơ bốn kỳ – chu trình Otto

Hai loại động cơ đốt trong phổ biến nhất là động cơ hai kỳ và động cơ bốn kỳ. Trong đó, động cơ bốn kỳ có sự phân biệt rõ vai trò và tác dụng của từng hành trình di chuyển của piston. Các loại động cơ khác có thể có các kỳ rất khác nhau. Bốn kỳ của động cơ bốn kỳ tiêu biểu được mô tả bên dưới.[3]

Kỳ nạp[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ nạp (kỳ hút) là kỳ đầu tiên trong động cơ bốn kỳ (ví dụ: chu trình Otto hoặc chu trình Diesel). Ở kỳ nạp, piston di chuyển từ điểm chết trên (ĐCT) đi xuống điểm chết dưới (ĐCD), tạo ra lực chân không, hút hỗn hợp nhiên liệu / không khí (hoặc riêng không khí, trong trường hợp động cơ phun trực tiếp) vào buồng đốt. Hỗn hợp đi vào xi lanh thông qua một xupap nạp ở đầu xi lanh.

Kỳ nén[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ nén là kỳ thứ hai trong bốn giai đoạn của động cơ bốn kỳ. Trong giai đoạn này, piston đi từ ĐCD lên ĐCT. Hỗn hợp nhiên liệu / không khí (hoặc riêng không khí, trong trường hợp động cơ phun xăng trực tiếp) được nén đến đỉnh của xi lanh bởi piston. Đây là kết quả của việc piston di chuyển lên trên, làm giảm thể tích xi lanh. Đến cuối giai đoạn này, hỗn hợp được đốt cháy – bằng bugi đối với động cơ xăng hoặc tự bốc cháy đối với động cơ diesel.

Kỳ đốt[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ đốt, hay còn gọi là kỳ nổ hoặc kỳ sinh công, là giai đoạn thứ ba, trong đó hỗn hợp không khí / nhiên liệu được đốt cháy, thể tích và áp suất tăng lên, đẩy piston đi xuống. Lực tạo ra bởi sự giãn nở này là lực tạo ra công suất của động cơ.

Kỳ xả[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ xả là giai đoạn cuối cùng trong động cơ bốn kỳ. Ở kỳ xả, piston di chuyển lên trên, ép các khí được tạo ra trong quá trình đốt cháy. Các khí thoát ra khỏi xi lanh thông qua một xupap xả ở trên cùng của xi lanh. Vào cuối giai đoạn này, xupap xả đóng và xupap nạp mở ra, sau đó đóng lại để cho phép hỗn hợp nhiên liệu / không khí mới đi vào xi lanh để lặp lại kỳ nạp từ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Động cơ đốt trong
  • Dung tích xi lanh
  • Đường kính xi lanh
  • Xupap

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Sarkar, B.K. (2001). Thermal Engineering. McGraw-Hill Education. ISBN 978-0-07-463363-2.
  2. ^ a b Stone, R. (2012). Introduction to Internal Combustion Engines. Macmillan International Higher Education. tr. 2. ISBN 978-1-137-02829-7.
  3. ^ Pulkrabek, Willard W. (1997). Engineering Fundamentals of the Internal Combustion Engine. Prentice Hall. tr. 72-74. ISBN 978-0-13-570854-5. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.