Hệ ddieuf hành là gì

1. Khái niệm hệ điều hành (Operatin System)

- Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:

+ Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.

+ Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện chương trình.

+ Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

- Hệ điều hành là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy.

- Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống.

- Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay đó là MS-DOS, Windows 98, Windows 2000, Win XR, ...

2. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành

a)  Chức năng của hệ điều hành

Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống, có thể thông qua hệ thống lệnh hoặc bảng chọn được điều khiển bởi chuột và bàn phím.

- Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin;

- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;

- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng...).

b) Các thành phần của hệ điều hành

Để đảm bảo những chức năng trên, hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng để:

- Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống: thông qua hệ thống câu lệnh được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hộ thống (bảng chọn, cửa sổ, biểu tượng đồ hoạ...) được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.

- Quản lí tài nguyên, bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên.

- Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí (được gọi chung là hệ thống quản lí tệp),

Đa số các hệ điều hành phổ biến hiện nay có một số tiện ích liên quan đến mạng máy tính đó là các dịch vụ kết nối và làm việc với Internet, trao đổi thư tín điện tử...

3. Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành có ba loại chính sau:

a) Đơn nhiệm một người dùng

- Các chương trình phải được thực hiện lần lượt.

- Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.

- Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh.

- Ví dụ: MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng.

b) Đa nhiệm một người dùng

- Chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

- Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh.

- Ví dụ: Windows 95 là hệ điều hành đa nhiệm một người dùng.

c) Đa nhiệm nhiều người dùng

- Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.

- Ví dụ: Window's XP là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

Loigiaihay.com

Tin học

Lớp 10

50đ

03:11:47 01-Nov-2021

Hệ điều hành là:
A. Phần mềm hệ thống
B. Phần mềm công cụ
C. Phần mềm ứng dụng
D. Phần mềm tiện ích

Tổng hợp câu trả lời (1)

trần tiến

03:11:02 01-Nov-2021

Đáp án : A Giải thích : Phần mềm hệ thống là những chương trình cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu cảu các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy tính và tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác. Trong đó hệ điều hành đóng vai trò là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản

Hệ ddieuf hành là gì

Nhắc tới "hệ điều hành" chúng ta đều nghĩ ngay tới một hoặc nhiều hơn các hệ điều hành phổ biến. Tuy nhiên, bạn đã biết hệ điều hành là gì chưa, chúng được sử dụng cho mục đích gì, làm được những việc gì? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Bizfly Cloud tham khảo nội dung dưới đây nhé. 

Hệ điều hành là gì?

Hệ ddieuf hành là gì

Hệ điều hành (operating system, viết tắt: OS), theo nghĩa chung nhất là phần mềm cho phép người dùng chạy các ứng dụng khác trên một thiết bị máy tính, thiết bị di động thông qua phần cứng như CPU, RAM, ROM, màn hình... Mặc dù ứng dụng phần mềm có thể giao tiếp trực tiếp với phần cứng, tuy nhiên phần lớn các ứng dụng luôn được viết cho một hệ điều hành, cho phép chúng tận dụng các common libraries mà không phải lo lắng về các chi tiết phần cứng cụ thể.

Hệ điều hành quản lý tài nguyên phần cứng của máy tính, bao gồm:

- Các thiết bị đầu vào như bàn phím và chuột

- Các thiết bị đầu ra như màn hình hiển thị, máy in và máy quét

- Các thiết bị mạng như modem, bộ định tuyến và kết nối mạng

- Các thiết bị lưu trữ như ổ đĩa trong và ngoài

Hệ điều hành cũng cung cấp các dịch vụ để tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý hiệu quả và phân bổ bộ nhớ cho bất kỳ chương trình ứng dụng phần mềm được cài đặt bổ sung nào.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows trên máy tính mới nhất

Thành phần của hệ điều hành

Một số hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển vào những năm 1950, khi các máy tính chỉ có thể thực hiện một chương trình tại một thời điểm. Cuối thập niên này, các máy tính bao gồm nhiều chương trình phần mềm, đôi khi được gọi là các libraries, được liên kết với nhau để tạo ra sự khởi đầu của các hệ điều hành ngày nay.

Hệ điều hành bao gồm nhiều thành phần và tính năng. Những tính năng nào được định nghĩa là một phần của hệ điều hành sẽ khác nhau tùy theo từng hệ điều hành. Tuy nhiên, ba thành phần dễ dàng xác định nhất là:

- Kernel: Kernel cung cấp các điều khiển mức cơ bản trên tất cả các thiết bị phần cứng máy tính. Các vai trò chính bao gồm: đọc dữ liệu từ bộ nhớ và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, xử lý các lệnh thực hiện, xác định cách dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị như màn hình, bàn phím, chuột và xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.

- Giao diện người dùng: User Interface cho phép việc tương tác với người dùng thông qua các graphical icons và một desktop hoặc thông qua một command line.

- Giao diện lập trình ứng dụng: Application Programming Interfaces cho phép các application developers viết modular code.

Ví dụ về hệ điều hành bao gồm: Android, iOS, Mac OS X, Microsoft Windows và Linux.

Tính năng của hệ điều hành

Một operating system là một chương trình hoạt động như một giao diện giữa phần mềm và phần cứng máy tính.

Nó là một tập hợp các chương trình chuyên dụng được tích hợp được sử dụng để quản lý tài nguyên tổng thể và hoạt động của máy tính.

Nó là một phần mềm chuyên dụng kiểm soát và giám sát việc thực hiện tất cả các chương trình khác nằm trong máy tính, bao gồm các chương trình ứng dụng và phần mềm hệ thống khác.

Hệ điều hành làm được những gì?

- Làm cho hệ thống máy tính trở nên thuận tiện khi sử dụng, giúp sử dụng hiệu quả hơn.

- Ẩn các chi tiết của tài nguyên phần cứng từ các người dùng.

- Cung cấp cho người dùng một giao diện thuận tiện để sử dụng hệ thống máy tính.

- Hoạt động như một trung gian giữa phần cứng và người dùng phần cứng, giúp người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng các tài nguyên khác.

- Quản lý tài nguyên của hệ thống máy tính.

- Theo dõi ai đang sử dụng tài nguyên nào, cấp yêu cầu tài nguyên và dàn xếp các yêu cầu xung đột từ các chương trình và người dùng khác nhau.

- Cung cấp tài nguyên chia sẻ hiệu quả và công bằng giữa người dùng và chương trình.

Đặc điểm của hệ điều hành

Memory Management - Theo dõi bộ nhớ chính, tức là phần nào đang được sử dụng bởi ai, phần nào không được sử dụng,... và phân bổ bộ nhớ khi một quá trình hoặc chương trình yêu cầu nó.

Processor Management - Phân bổ bộ xử lý (CPU) cho một quy trình và xử lý processor khi không còn cần thiết nữa.

Device Management - Theo dõi tất cả các thiết bị, được gọi là I/O controller quyết định quá trình nào nhận được thiết bị, khi nào và trong bao nhiêu thời gian.

File Management- Phân bổ các nguồn lực và quyết định ai nhận được các nguồn tài nguyên.

Security - Ngăn chặn truy cập trái phép vào các chương trình và dữ liệu bằng mật khẩu và các kỹ thuật tương tự khác.

Job Accounting - Theo dõi thời gian và tài nguyên được sử dụng bởi nhiều công việc và/hoặc người dùng khác nhau.

Control Over System Performance - Ghi lại sự chậm trễ giữa yêu cầu dịch vụ và hệ thống.

Interaction with the Operators - Tương tác có thể diễn ra thông qua giao diện điều khiển của máy tính dưới dạng hướng dẫn. Hệ điều hành thực hiện hành động tương ứng và thông báo cho hoạt động bằng màn hình hiển thị.

Error-detecting Aids - Đưa ra các dumps, traces, error messages và các phương pháp gỡ rối và phát hiện lỗi.

Coordination Between Other Software and Users (Phối hợp giữa các phần mềm và người dùng) - Phối hợp và phân công các compilers, interpreters, assemblers và các phần mềm khác cho những người dùng khác nhau của các hệ thống máy tính.

Các hệ điều hành phổ biến được nhiều người sử dụng

Hệ điều hành từ lâu đã quá quen thuộc với máy tính và thiết bị di động. Dưới đây là những hệ điều hành đã quá thông dụng nhất hiện nay.

Hệ điều hành Windows

Windows luôn là hệ điều hành được nhiều người sử dụng nhất từ trước đến nay. Uư điểm vượt trội hê điều hành bao gồm: đơn giản, yêu cầu cấu hình thấp và vận hành mượt mà trên mọi thiết bị máy tính. Giao diện Windows tương thích với mọi thiết bị, dễ tương tác và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người nhiều tiêu dùng.

Hệ ddieuf hành là gì

Hai hệ điều hành là window 10 và window 7 là hai bản được sử dụng nhiều nhất. Win 7 chú trọng đến tích hợp nhiều tính năng nổi bật và có giao diện đẹp mắt. Tới nay  Win 7  đã có 3 phiên bản đó là bản Ultimate, bản Professional và bản Windows 7 home, mỗi phiên bản đều có tinh năng khác nhau. 

Hệ ddieuf hành là gì

Giao diện người dùng của Windows 10 được thiết kế sau tối ưu hóa hơn. Cho những thiết bị không có màn hình cảm ứng, một biến thể của Menu Start trước kia được sử dụng làm một phần của giao diện người dùng.  Window 10 chú ý đến tính năng bảo mật cao. Quản trị viên có thể thiết lập các chính sách cho việc mã hóa dữ liệu nhạy cảm tự động, ngăn chặn các ứng dụng truy cập dữ liệu được mã hoá một cách có chọn lọc.

Hệ điều hành Apple OS/Macintosh

Hệ ddieuf hành là gì

Apple OS/ Macintosh là phần mềm dành chuyên cho dòng máy tính xách tay. So với tốc độ và độ mượt mà khi sử dụng thì dòng này hơn hẳn windows. Được người dùng đánh giá ổn định, ít lag. Tuy nhiên Apple OS/ Macintosh lại khá kén thiết bị, nhiều thiết bị không tương thức chạy trên phần mềm dẫn đến ít người dùng hơn. 

Hệ điều hành Linux

Hệ ddieuf hành là gì

Linux là hệ điều hành có khả năng khai thác và tương thức với nhiều ứng dụng khi cài đặt, Phần mềm chạy hiệu quả, nhanh mượt hơn cả Windows. Hệ điều hành chạy nhanh, linh hoạt trên hầu hết các thiết bị và server máy tính thông dụng. Đây cũng là phần mềm bảo mật cao, tránh được nhiều nguy cơ xâm hại. dính độc, virus. 

Hệ điều hành Linux có hỗ trợ nên tảng mã nguồn mở miễn phí. giúp bạn có dễ dàng tiếp cận mọi tính năng. Hầu hết các thiết bị có cấu hình yêu cũng dễ dàng vận hành vì Linux không yêu cầu cao quá cao về cấu hình.

Hệ điều hành di động

Android

Hệ ddieuf hành là gì

Phần mềm Android xuất hiện đã sớm trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới. Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Trải qua nhiều năm gặt hái nhiều thành công. Năm 2012, đã có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play (cửa hàng ứng dụng chính của Android) ước tính khoảng 25 tỷ lượt. Hiện nay con số này đã giảm xuống do sự ảnh hưởng lớn của iOS từ Apple và một phần nhỏ của Windows Phone, tuy nhiên Android vẫn dẫn đầu thị phần. 

Android cũng được tùy biến đa dụng hơn trên cả Tivi, máy game.Các dòng smartphone dùng hệ điều hành Android như: Samsung, Xiaomi, Oppo, Nokia, LG, Huawei, Vsmart,...

Windows Phone: Sự giao thoa giữa iOS và Android

Hệ ddieuf hành là gì

Windows Phone là phần mềm do tập đoàn Microsoft ban hành vào năm 2010. Đây là một nền tảng đóng nhưng chạy mượt mà, ổn định và chi phí rẻ. Đi liền với hệ điều hành này tiêu biểu là sản phẩm Lumia của Nokia. Tuy nhiên, các ứng dụng và app khá nghèo nàn nên không tạo ra sự thích thú cho người dùng và cả bên phát triển.

Do không bắt kịp xu thế, sau 7 năm hoạt động, hệ điều hành này bắt đầu đến thời ký thoái trào vào 10/2017.

Hệ điều hành IOS

Ios là phần mềm chuyên dành riêng cho thiết bị thông minh của Apple như iPhone, iPad, iPod, Macbook. Phần mềm ra mắt người sử dụng vào năm 2007, iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn về công nghệ phần mềm. Hiện nay số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS chỉ đứng sau Android, chiếm lĩnh gần một nửa thị trường. 

Hệ ddieuf hành là gì

Kho app của phần mềm iOS  đa dạng, cập nhập nhiều tính năng và rất dễ tải. Nên người dùng rất thích sử dụng. Sử dung ios được cập nhập nâng cấp thường xuyên để hỗ trợ sử dụng thiết bị thông minh lướt nhanh nhạy hơn.

BlackBerry OS - Hệ điều hành có mức độ bảo mật cao nhất

Hệ ddieuf hành là gì

Hệ điều hàng BlackBerry OS chạy trên di động được độc quyền do BlackBerry Ltd, phát triển trên những chiếc điện thoại BlackBerry. BlackBerry OS đã có từ lâu,  khá nghèo nàn về kho ứng dụng, tuy nhiên vẫn được một tập người dúng yêu thích. Đa phần những người chuộng  BlackBerry OS đều không cần quá nhiều ứng dụng và chỉ muốn tập trung vào một chiếc thiết bị chuyên để làm việc, ghi chép và nghe gọi là chính. Hệ điều hành này được hỗ trợ MIDP 1.0 và WAP 1.2.

Hệ điều hành Windows từ lâu đã thống trị thị trường 

Và nó tiếp tục có xu hướng như thế cho tới nay. Tính đến 8/2016, các hệ thống Windows chiếm thị phần trên 85%. Ngược lại, Mac OS chỉ chiếm hơn 6% và Linux chỉ hơn 2%.

Một mobile OS cho phép smartphones, tablet PCs và những mobile devices khác chạy các ứng dụng và chương trình. Mobile operating systems bao gồm Apple iOS, Google Android, BlackBerry OS và Windows 10 Mobile.

Một embedded operating system sẽ được sử dụng chuyên dụng trong các máy tính được tích hợp vào các hệ thống lớn hơn, như ô tô, đèn giao thông, TV kỹ thuật số, ATM, điều khiển máy bay, điểm bán hàng (POS), máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị GPS, thang máy, phương tiện kỹ thuật số máy thu và đồng hồ thông minh.

Theo BizFly Cloud tổng hợp

>> Tìm hiểu thêm: Những hệ điều hành sẽ "làm nên chuyện" trong tương lai

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloud tại đây.