Hiện tượng giờ cao su là gì

Đề số 31: Đọc mẩu tin dưới đây:

Quy định giờ vào học là 7h, nhưng phải đến 7hl5, 7h20 sinh viên mói lần lượt kéo nhau vào lớp. Chưong trình, sự kiện của trường viết rõ ràng 19h30 khai mạc, vậy mà phải 20h30, MC mới ra chào khán giả, vì nếu ra sớm hơn … thì sẽ chẳng có mấy khán giả để chào. Không còn chỉ là một thói quen đơn giản, giờ cao su dường như đã trở thành căn bệnh nan y của giới trẻ hiện nay.

(Giờ cao su – Bệnh khó chữa của giới trẻ)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bệnh cao su của người Việt nói chung, giới trẻ Việt Nam nói riêng.

B. Dàn bài chi tiêt

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Không ăn đậu không phải Mễ

Không đi trễ không phải người Vỉệt Nam.

Người Việt chúng ta có hai huyền thoại vẫn thường được nhắc đi nhắc lại liên quan đến giờ cao su. Thứ nhất là chuyện ông Táo về chầu trời, sớ Táo Quân hầu như bao giờ cũng vậy, sau lời chào chúc thọ ra mắt Ngọc Hoàng là lời xin lồi vì… vì… nên Táo Việt tới trễ, đến độ quần áo cũng không mặc chỉnh tề! Thứ hai là trong truyện Sơn Tỉnh – Thủy Tinh, Thủy Tinh tới trề không lấy được vợ, đã không biết lỗi mình lại đâm ra ghen tức, dâng nước lên đánh nhau triền miên với Sơn Tinh… Trong thực tế xã hội, có khi chuyện đi trề cũng trở thành một nguyên nhân của hiềm khích.

Giờ cao su chi là một phần nhở, phần nổi của “tảng băng” tính cách người Việt. Phải chăng, bên cạnh những tính cách tốt như vui vẻ, thân thiện, người Việt còn mang tinh thần đại khái, không nghiêm chỉnh, không chính xác, không giữ lời hứa, thiếu trách nhiệm, hay quá ư là ham vui ngay cả trong khi làm việc.

Trích dẫn mẩu tin.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giờ cao su là cách nói hình ảnh về việc không tôn trọng thời gian, chậm trễ về giờ giấc, đi muộn thời gian so với giờ quy định, giờ hẹn từ trước.

Giờ cao su dường như đà trở thành căn bệnh nan y của giới trẻ hiện nay: thói quen xấu thiếu tôn trọng giờ giấc, coi thường giờ hẹn đà trở nên ngày càng phổ biến, giống như một căn bệnh trầm trọng.

b. Thực trạng

Việc trễ giờ thường xảy ra trong công việc, kinh doanh, học tập, lễ tiệc…

  • Trong nhà trường, đó là hiện tượng học sinh, sinh viên đi học muộn. Nơi công sở, đó là hiện tượng nhân viên đi làm, vào họp muộn.
  • Trong lễ tiệc, khách mời thường tới sau giờ được thông báo.
  • Trong các chương trình, đó là hiện tượng ê-kíp thực hiện bao giờ cũng bắt đầu muộn hơn so với thời gian chính thức…Nhiều người khi trễ giờ thường tìm lí do để biện minh cho sự chậm trễ của mình.

c. Nguyên nhân

Do ý thức của nhiều người: cho rằng trễ giờ là thói quen, lối sống đặc trưng của người Việt Nam không cần phải thay đổi.

Giờ cao su còn có tác động như một hội chứng dây chuyền, lây lan từ người này sang người khác.

Đi trễ giờ do gặp phải một sự cố ngẫu nhiên như tai nạn, tắc đường, nhờ xe, thời tiết…

Một số người thích tỏ ra mình là người quan trọng, bắt người khác phải chờ đợi.

d. Hậu quả

Tạo ra cách sống thiếu văn minh, hiện đại.

Làm việc thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả.

Tạo ra cảm giác khó chịu, thậm chí tức giận đối với người khác.

Làm mất đi uy tín của bản thân, làng phí thời gian, ảnh hưởng tới công việc.

e. Biện pháp

Đối với tập thể:

  • Đề ra những hình thức kỉ luật đối với những cá nhân đi muộn, coi thường giờ giấc.

Đối với cá nhân:

  • Xây dựng ý thức tôn trọng, tuân thủ đúng giờ giấc.
  • Lên kế hoạch, thời gian biểu công việc cụ thể, đúng giờ giấc.

3. Kết bài

Khắng định lại vấn đề:

Thói quen “giờ cao su” ở nước ta đã trở thành một vấn nạn. Nó cũng là một trong những tác nhân tạo nên sự trì trệ, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, cần phải lên án và loại bỏ nếu muốn hòa nhập cùng khu vực và thế giới. Nếu không khắc phục được vấn nạn này thì khó mà nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thói quen “giờ cao su” không khiến bạn tiết kiệm được thời gian, ngược lại còn tước đi nhiều quyền lợi mà lẽ ra bạn đáng được hưởng. Một trong số những quyền lợi đó là sự tôn trọng của người khác. Giờ cao su không chỉ là căn bệnh của giới trẻ mà là căn bệnh chung của nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuôi. Đó là căn bệnh của một đất nước lạc hậu, kém văn minh.

Nhận thức và liên hệ:

Lớp trẻ là những người năng động nhất, là tầng lớp đại diện cho một quốc gia. Bởi vậy, việc rèn luyện những thói quen tốt, loại bỏ nhừng thói quen xấu là điều vô cùng ý nghĩa. Tôn trọng thời gian, đến đúng giờ là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất.

Chậm một phút cũng có thể khiến chúng ta mất đi rất nhiều những cơ hội quý giá, nhất là đối với những bạn trẻ. Biết đâu, chỉ với một vài phút kia, bạn sè bị tụt lại một đoạn dài phía sau.

Khái niệm thời gian còn gắn liền với chữ “tín”, và việc “cao su” giờ giấc có thể khiến cho chúng ta đánh mất dần lòng tin của người khác. Người ta vẫn gọi thời đại ngày nay là “thời đại tên lửa”, vậy chậm vài phút chẳng phải rất làng phí hay sao?

Đáng buồn là tình trạng trên ở ta không giảm mà có chiều hướng gia tăng trong khi thế giới ngày càng văn minh hơn.

Với những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi có nội quy với các hình thức kỷ luật thì chắc chắn họ không thể đến trễ giờ làm, giờ họp, tham gia các sự kiện, vì vi phạm thì họ bị kỷ luật, nếu tiếp diễn sẽ bị trừ lương, thậm chí bị buộc thôi việc. Trước nguy cơ quyền lợi của cá nhân, gia đình bị thiệt thòi, mất mát họ cũng không bao giờ đến muộn, ví dụ đi máy bay, họp hành đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thiên tai... Thế nhưng, trong những việc không liên quan nhiều đến họ, họ cũng không bị kỷ luật, không thiệt thòi về vật chất và dù bị mang tiếng thì họ sẵn sàng đến trễ giờ.

Ca dao tục ngữ có câu “Tháng chạp là tháng trồng khoai/Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà...”, trong tháng ấy người nông dân trồng khoai, đậu hay cà vào bất cứ lúc nào họ thấy thuận, không nhất thiết cụ thể vào ngày nào. Mặt khác người xưa tính thời gian theo canh, theo khắc, nếu nhà ai mời ăn cỗ vào giờ thìn (từ 9 - 11 giờ sáng) thì họ có thể đến sớm hay muộn miễn là vẫn trong giờ thìn vì thời gian với người xưa là tương đối. Tuy nhiên ai đến sớm bị thiên hạ cho là tham ăn nên dân ta cứ… tà tà cho đỡ mang tiếng. Phải chăng suy nghĩ như vậy truyền từ đời trước cho đời sau, đến nay vẫn thế?

Ở góc độ văn hóa, sự trễ tràng chủ quan là một tập quán không hay. Hơn thế nữa, dưới góc độ kinh tế, nó là sự lãng phí bởi làm tổn hao thời gian, công sức chờ đợi của bao người khác.

Thói lè phè, lề mề, thói “sao” cũng là nguyên nhân, song nguyên nhân chính là thiếu lòng tự trọng lẫn thiếu tôn trọng người khác; tiếc là nguyên nhân này lại được bao bọc bởi bản tính vị tha của người Việt nên dù bị phản ứng gay gắt nó vẫn “sống”. Câu nói của người đẹp Thái Lan là huấn luyện viên The Face rất đáng để chúng ta suy nghĩ và nhìn thẳng vào thói xài “giờ cao su” để lên án mạnh mẽ hành vi này và dứt khoát không thể “châm chước” thêm nữa.

Tin liên quan


Hiện tượng giờ cao su là gì


#4

Nói về chuyện muộn giờ, tôi lại nhớ đến câu chuyện lần đầu tiên đi xin việc làm của mình. Vốn dĩ khi ấy là sinh viên mới ra trường, lại mượn được bạn một chiếc xe máy để đi xin việc cho xứng với ngoại hình chỉn chu bên ngoài. Bình thường, tôi di chuyển bằng xe bus, giá vừa rẻ mà tôi cũng thích đi bộ. Trước khi đi phỏng vấn, tôi đã hỏi kĩ bạn tôi là đến địa điểm ấy thì phải đi qua những đoạn đường nào, tôi cũng đã ghi nhớ tên từng đường, ấy vậy mà tôi vẫn lạc đường. Tôi đến nơi phỏng vấn muộn 6 phút.

Tôi vội vàng bước vào phòng, miệng không ngớt nói lời xin lỗi. Một người trong ban giám khảo nhẹ nhàng bảo tôi ngồi xuống ghế và nói: "Dù làm việc gì, em cũng nên nhớ đừng bao giờ muộn giờ. Có thể 1 phút đối với em chẳng là gì nhưng với người khác đó là vàng là bạc. Các em bây giờ còn trẻ nên chưa biết quý trọng thời gian.

Hơn nữa, khi đi phỏng vấn cũng là lần đầu tiên gặp mặt giữa em và người quản lý, em phải gây ấn tượng tốt với họ chứ không phải khiến họ cau mày. Hôm nay, em đã gây ấn tượng xấu với chúng tôi nên em đã bị loại. Cám ơn em."

Nếu bạn hỏi tôi ngày hôm ấy có buồn không, tôi trả lời chắc chắn có rồi vì đó là công ty đầu tiên tôi nộp hồ sơ, tôi đã trăn trở mất 2 tuần để viết CV làm sao cho ấn tượng, khi tìm hiểu thông tin tôi chỉ muốn được nhận việc ngay tức khắc. Nhưng tôi còn buồn hơn vì bản thân mình vì kĩ năng sống còn quá yếu kém. Từ lần ấy trở đi, bất cứ khi hẹn gặp ai, dù là bạn bè hay khách hàng, tôi đều đến sớm ít nhất là 5 phút trước giờ hẹn.

#5

Điều đáng nói ở đây là khi tôi làm việc với các đối tác nước ngoài, không chỉ châu Âu hay châu Mỹ mà thậm chí là các nước bạn như Thái Lan, Singapore, Philippines, dù chỉ muộn 5 phút nhưng họ đã gọi điện xin lỗi rối rít. Hơn nữa, chuyện đi muộn so với giờ đã hẹn của họ rất hiếm khi xảy ra, mà nếu có xảy ra thì đều là những chuyện đột xuất, không thể tính toán trước. Khi họ đến nơi hẹn gặp rồi, họ vẫn liên tục nói xin lỗi dù trước đó đã nói xin lỗi không biết bao nhiêu lần và xin lùi lịch hẹn rồi.

Xem thêm: Free Có Nghĩa Là Gì ? Ý Nghĩa Của Free Trong Giao Tiếp Là Gì?

Tiếp xúc với họ nhiều mà tôi vẫn cứ thắc mắc tại sao có thể người nào cũng ý thức cao như vậy. Hóa ra là họ được giáo dục từ bé, phải đúng giờ, giữ lời hứa, dù là việc nhỏ nhặt nhất hàng ngày. Họ được dạy rằng: Muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết mình phải tôn trọng họ, không tôn trọng người khác chính là không tôn trọng bản thân. Họ dám chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mình làm.


Hiện tượng giờ cao su là gì


Một nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng người đi muộn thường xuyên là những người không đánh giá được thời gian mà nhiệm vụ sẽsẽ diễn ra, hay nói nôm na là thất bại trong việc lên kế hoạch và trung bình một con người "đánh giá thấp" thời gian hoàn thành một công việc tới 40%.

Vừa lướt thông tin trên mạng, tôi đọc được bài báo "Việc đi muộn đã và đang khiến cho nước Mỹ tiêu tốn khoảng 90 tỉ USD mỗi năm". Bạn thấy đấy, 5 phút của bạn chẳng đáng là gì, muộn 5 phút thì Trái Đất này chẳng thể biến từ hình cầu sang hình vuông, nhưng với người khác, 5 phút ấy có thể chế tạo được loại thuốc cứu được hàng triệu người trên thế giới, có thể kiếm được hàng tỉ USD mang phúc lợi về cho xã hội, có thể giúp một người nào đó không bị trễ chuyến bay, có thể giúp một người nào đó được nhận việc...

Tất nhiên, không ai có thể thay đổi bản tính con người, nhưng có một lời nhắc thân thiện dành cho những cá nhân bị bệnh "giờ cao su" mãn tính: bạn cần phải nhận thức được rằng mình không thể phân thân ở hai nơi cùng một lúc được. Mắc bệnh gì cũng đều rất nguy hiểm, nếu không "chữa" nhanh thì nó sẽ ngấm sâu vào bạn, khi ấy muốn khỏi bệnh thì e là khó.

Hỡi những người làm nghề kinh doanh, khách hàng rút ví trả 30.000 cho 1 ly cafe là quá dễ, cái khó là bạn phục vụ người ta như thế nào!