Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần tiếng Anh

Đánh thuế hai lần là một trường hợp bất lợi liên quan đến việc nộp thuế hai lần cho cho cùng một đối tượng thuế như thu nhập hoặc tài sản. Do đó, các quốc gia trên thế giới thường tham gia ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm giảm thuế hai lần để đảm bảo quyền của đối tượng cư trú và nhà đầu tư. Vậy hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé.

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần tiếng Anh
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là điều ước quốc tế được ký kết giữa hai chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thu nhập và thuế tài sản.

Điều ước này được áp dụng đối với:

  • Đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc hai bên ký kết.
  • Áp dụng với loại thuế do một bên ký kết đánh vào thu nhập và vào tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTAAs) cùng với 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những hiệp ước này tạo ra những đóng góp đáng kể để tránh đánh thuế hai lần và ngăn chặn trốn thuế và nạn buôn lậu đối với thuế thu nhập và tài sản. Những hiệp định này ảnh hưởng đến các chủ thể là công dân của nước ký kết hiệp định.

Trong nội dung của các hiệp định được các quốc gia ký kết có đề cập nhiều nội dung khác nhau như:

  • Quy định về phạm vi áp dụng của hiệp định;
  • Cách xác định đối tượng cư trú, cơ sở thường trú làm cơ sở cho việc xác định quyền đánh thuế của quốc gia;
  • Phân chia quyền đánh thuế giữa nước cư trú và nước có nguồn thu nhập phát sinh;
  • Quy định biện pháp tránh đánh thuế hai lần; 
  • Quy định về nguyên tắc không phân biệt đối xử;
  • Quy định về thủ tục thỏa thuận song phương để giải quyết các khiếu nại về thuế theo hiệp định;
  • Quy định trao đổi thông tin về chính sách thuế cũng như quản lý thuế, liên quan đến các loại thuế quy định trong hiệp định,

Tùy theo từng hiệp định cụ thể mà có nội dung được đề cập khác nhau. Ngoài ra, có thể còn có nghị định thư hoặc công hàm trao đổi kèm theo hiệp định để giải thích nội dung của một số điều khoản trong hiệp định nếu điều khoản đó cần thiết phải có sự quy định chi tiết hơn.

DTAAs được áp dụng cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp là đối tượng cư trú Việt Nam, các nước DTAAs hoặc cả hai. Đối tượng cư trú của nước ký kết phải thỏa mãn các tiêu chí được quy định trong luật của nước ký kết.

Trong luật Việt nam, căn cứ tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, hoặc 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Có nơi cư trú thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp: có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà để thuê tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở, với thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong một năm tính thuế.

Các tổ chức sẽ được coi là đối tượng cư trú Việt Nam nếu họ đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam;
  • Đối tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam;
  • Đối tượng có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam;
  • Đối tượng đó thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước hoặc có trụ sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước.

Đánh thuế hai lần hay còn gọi là đánh thuế trùng trong tiếng Anh được gọi là Double taxation.

Như chúng ta đã biết vấn đề đánh thuế hai lần là một hiện tượng bất lợi liên quan đến việc phải nộp thuế hai lần cho cùng một đối tượng đánh thuế, ví dụ như thu nhập hay tài sản. Đánh thuế hai lần thường có liên quan là với thuế thu nhập và thuế tài sản.

a. Trong trường hợp đối với Hàn Quốc

(i) Thuế thu nhập;

(ii)Thuế công ty; và

(iii) Thuế cư trú

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

“Đánh thuế” – một cụm từ mà khi nhắc đến đa số chúng ta đều hiểu đó là nộp tiền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong xã hội, việc nộ thuế được coi là nghĩa vụ mà mọi công dân phải thực hiện. Tuy nhiên, đánh thuế hai lần lại là một vấn đề khiến nhiều người khi nghe đến sẽ bày tỏ thái độ không vui.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Đánh thuế hai lần là gì?

Đánh thuế hai lần (tiếng Anh: Double taxation) là một hiện tượng bất lợi liên quan đến việc phải nộp thuế hai lần cho cùng một đối tượng đánh thuế, ví dụ như thu nhập hay tài sản.

Đánh thuế thu nhập và lợi nhuận ở nước tạo ra thu nhập và đánh thuế một lần nữa khi những khoản thu nhập và lợi nhuận này được chuyển về nước của người kiếm được thu nhập.

Việc đánh thuế hai lần như vậy có thể cản trở đáng kể sự di chuyển quốc tế của lao động và tư bản. Vì vậy, các nước thường kí hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các khoản thu nhập thường chi phải chịu thuế ở nước kiếm được thu nhập.

Một số khoản thuế bị đánh nhiều lần. Ví dụ các công ty phải nộp thuế lợi nhuận, sau đó khi lợi nhuận được chia dưới dạng cổ tức, người nhận cổ tức lại phải nộp thuế thu nhập một lần nữa.

2. Đánh thuế hai lần tiếng Anh là gì?

Đánh thuê hai lần Double taxation
Hiệp định Convention
Thu nhập Income
Người nộp thuế Ratepayer
Nghĩa vụ Duty
Vi phạm Break

3. Hiệp định chống đánh thuế hai lần DTAAs là gì?

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là Điều ước quốc tế được kí kết giữa hai chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thu nhập và thuế tài sản. Chính vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần hiểu rõ tình hình của hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước khác, cũng như là các điều kiện và điều khoản mà người nước ngoài phải tuân thủ để tối đa hóa lợi nhuận.

Năm 2020, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTAAs) cùng với 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những hiệp ước này tạo ra những đóng góp đáng kể để tránh đánh thuế hai lần và ngăn chặn trốn thuế và nạn buôn lậu đối với thuế thu nhập và tài sản. Những hiệp định này ảnh hưởng đến các chủ thể là công danh của nước ký kết hiệp định.

Thứ nhất, mục đích ký kết các Hiệp định đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách:

– Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc

Xem thêm: Các phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới theo Hiệp định GATS

– Khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.

Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước/vùng lãnh thổ trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.

Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc hiểu và vận dụng các quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước/vùng lãnh thổ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Trong đó, quy định một số nội dung cơ bản sau:

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của DTAAs

Đa phần các hiệp định DTAAs đều quy định đối tượng áp dụng DTAAs là các cá nhân hoặc doanh nghiệp là đối tượng cư trú Việt Nam, các nước DTAAs hoặc cả hai. Đối tượng cư trú của nước ký kết phải thỏa mãn các tiêu chí được quy định trong luật của nước ký kết. Trong luật Việt nam, cá nhân phải thõa mãn một trong các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, hoặc 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

+ Có nơi cư trú thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp: có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà để thuê tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở, với thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong một năm tính thuế.

Các tổ chức sẽ được coi là đối tượng cư trú Việt Nam nếu họ đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

Xem thêm: Kết cấu và phạm vi điều chỉnh của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

+ Đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam; hoặc là

+ Đối tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc là

+ Đối tượng có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam; hoặc là

+ Đối tượng đó thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước hoặc có trụ sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước.

Thứ ba, các loại thuế để được áp dụng tránh đánh thuế hai lần

Tùy thuộc vào hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các quốc gia mà các loại thuế được áp dụng tránh đánh thuế hai lần là khác nhau.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính từ các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam, quy định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam hiện nay được áp dụng đối với 18 loại thu nhập từ bất động sản, hoạt động kinh doanh, thu nhập từ vận tải hàng hóa quốc tế, thu nhập từ lãi cổ phần, lãi cho vay, bản quyền,cung cấp dịch vụ kỹ thuật,…

Thứ tư, nguyên tắc áp dụng của hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Xem thêm: Bình luận ưu, nhược điểm của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên hệ với Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

– Xử lý thuế trong từng trường hợp phải dựa vào các điều khoản trong mỗi hiệp định. Nếu nó có sự khác biệt rõ ràng giữa điều khoản của hiệp định và các quy định của luật thuế nước sở tại, những điều khoản của hiệp định sẽ được áp dụng.

– Trường hợp các thuật ngữ chưa được định nghĩa tại Hiệp định, thì các thuật ngữ chưa được định nghĩa sẽ có nghĩa như quy định tại pháp luật của Việt Nam cho các mục đích thuế tại thời điểm đó

– Các hiệp định sẽ không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Trong trường hợp một DTAA gồm các điều khoản có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuế với một mức thuế suất nhất định nhưng luật Việt Nam chưa quy định về thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định một tỷ lệ thuế thấp hơn, Luật thuế Việt Nam sẽ được áp dụng, nghĩa là không thu thuế hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp hơn.

Các trường hợp từ chối áp dụng Hiệp định trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi Hiệp định

Trừ khi được quy định khác tại Hiệp định về giới hạn hưởng lợi Hiệp định, Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng Hiệp định trong các trường hợp:

– Người đề nghị đề nghị áp dụng Hiệp định đối với số thuế đã phát sinh quá ba năm trước thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.

– Khi mục đích chính của các hợp đồng hoặc các thỏa thuận là để được hưởng miễn hoặc giảm thuế theo Hiệp định.

– Người đề nghị áp dụng Hiệp định không phải là người chủ sở hữu thực hưởng của khoản thu nhập mà số thuế liên quan đến khoản thu nhập đó được đề nghị miễn, giảm theo Hiệp định.

Xem thêm: Hiệp định ACIA là gì? Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

4. Biện pháp để tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam:

Việt Nam vẫn đánh thuế thu nhập của người nộp thuế là đối tượng cư trú Việt Nam và có được thu nhập từ nước ký kết hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nhà nước đó.

Tùy theo mỗi hiệp định ký kết, Việt Nam sẽ áp dụng một hoặc kết hợp ba biện pháp dưới đây để loại bỏ thuế kép:

Thứ nhất, biện pháp khấu trừ thuế

Một cư dân Việt Nam có được thu nhập từ và đã nộp thuế với nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Trong hiệp định đó, Việt Nam cam kết áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, khi đối tượng cư trú này khai thuế tại Việt Nam, thu nhập này sẽ được tính vào thu nhập thuế theo luật thuế hiện hành của Việt Nam. Số tiền thuế đã nộp tại nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.

Thứ hai, biện pháp khấu trừ số thuế khoán

Một đối tượng cư trú Việt Nam có được thu nhập và phải nộp thuế với nước ký kết hiệp định với Việt Nam. Trong hiệp định đó, Việt Nam cam kết áp dụng phương pháp khấu trừ số thuế khoán, khi đối tượng cư trú này thực hiện khai thuế tại Việt Nam, khoản thu nhập này sẽ được tính trong thu nhập tính thuế theo pháp luật Việt Nam hiện hành và số tiền thuế khoán sẽ được kháu trừ vào tiền thuế phải trả tại Việt Nam. Thu nhập chịu thuế đươc khấu trừ hoặc giảm tại nước ký kết như một ưu tiên đặc biệt.

Thứ ba, biện pháp khấu trừ gián tiếp

Một đối tượng cư trú Việt Nam có thu nhập từ nước ký kết DTAAs và thu nhập của công ty được trả trước khi phân chia cho đối tượng cư trú đó. Thu nhập này sẽ được tính trong thu nhập tính thuế tại Việt Nam và tiền thuế gián thu đã nộp tại nước ký kết sẽ được khấu trừ trong tiền thuế phải trả ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá tiền thuế phải trả tại Việt Nam.

Xem thêm: NAFTA là gì? Nội dung và vai trò của hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ?

Một đối tượng cư trú là đối tượng áp dụng của hiệp định này và biện pháp này nắm quyền kiếm soát trực tiếp với một tỷ lệ nhỏ (thường là 10%) quyền biểu quyết trong công ty cổ phần.

Nếu Việt Nam không com kết một biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp trong hiệp định nhưng theo luật Việt Nam, thu nhập có được từ nước ngoài của một đối tượng trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp, những quy định này vẫn được thực hiện.

5. Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần DTAAs với một số quốc gia:

STT Quốc gia Ngày ký kết Nơi ký kết Hiệu lực
1 Úc 13/10/1992 Hà Nội 13/10/1992
2 Thái Lan 23/12/1992 Hà Nội 29/12/1992
3 Pháp 10/02/1993 Hà Nội 01/07/1994
4 Nga 27/05/1993 Hà Nội 21/03/1996
5 Thụy Điển 24/03/1994 Stockholm 08/08/1994
6 Hàn Quốc 20/05/1994 Hà Nội 11/09/1994
7 Vương quốc Anh 09/04/1994 Hà Nội 15/09/1994
8  

Singapore

02/03/1994

Biên bản sửa đổi: 12/09/2012

Hà Nội

Singapore

09/09/1994

11/01/2013

9 Ấn Độ 07/09/1994 Hà Nội 02/02/1995
10 Hungary 26/08/1994 Budapest 30/06/1995
11 Ba Lan 31/08/1994 Warsaw 28/01/1995
12 Hà Lan 24/01/1995 Hague 25/10/1995
13 Trung Quốc 17/03/1995 Bắc Kinh 18/10/1995
14 Đan Mạch 31/05/1995 Copenhagen 24/04/1996
15 Na Uy 01/01/1995 Olso 14/04/1996
16 Nhật Bản 24/10/1995 Hà Nội 31/12/1995
17 Đức 16/10/1995 Hà Nội 27/12/1996
18 Romania 08/07/1995 Hà Nội 24/04/1996
19 Malaysia 07/09/1995 Kuala Lumpur 13/08/1996
20 Lào 14/01/1996 Viêng Chăn 30/09/1996
21 Bỉ 28/02/1996 Hà Nội 25/06/1999
22 Luxembourg 04/03/1996 Hà Nội 19/05/1998
23 Uzbekistan 28/03/1996 Hà Nội 16/08/1996
24 Ukraine 08/04/1996 Hà Nội 22/11/1996
25 Thụy Sĩ 06/05/1996 Hà Nội 12/10/1997
26 Mông Cổ 08/05/1996 Ulan Bator 11/10/1996
27 Bulgaria 24/04/1996 Hà Nội 14/10/1996
28 Ý 26/11/1996 Hà Nội 20/02/1999