Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024

TT - Có lẽ dân sưu tầm gốm độ tuổi Nguyễn Minh Anh (sinh 1984) không nhiều. Giữa những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa xưa và những bức ảnh tư liệu độc bản, Minh Anh say mê với việc rong ruổi tìm lại dấu xưa gốm Biên Hòa của mình.

Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Phóng toMinh Anh nhận diện dấu mộc xưa ở đáy đĩa gốm - Ảnh: H.T

TT - Có lẽ dân sưu tầm gốm độ tuổi Nguyễn Minh Anh (sinh 1984) không nhiều. Giữa những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa xưa và những bức ảnh tư liệu độc bản, Minh Anh say mê với việc rong ruổi tìm lại dấu xưa gốm Biên Hòa của mình.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Sự phát triển của gốm mỹ nghệ Biên Hòa gắn chặt với tiền thân của Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai - ngôi trường ra đời ngày 24-9-1902 với hiệu trưởng - phụ tá đầu tiên là ông bà Balick. Bên cạnh đó là những lứa SV đầu tiên ra nghề đầy tâm huyết, gốm mỹ nghệ Biên Hòa có hướng đi riêng, phát triển đỉnh cao. Thế giới biết đến gốm Biên Hòa với sành xốp men màu và men xanh đồng trổ bông đặc trưng.

Tìm lại thời vàng son của gốm Biên Hòa cũng là tìm lại lịch sử của ngôi trường mỹ nghệ Biên Hòa. Trong khi đó công việc thiết kế trang trí chỉ đủ cho Minh Anh trang trải những chuyến tìm lại tư liệu về mỹ nghệ Biên Hòa. Rảnh lúc nào là anh chàng lại tìm đến những SV và nghệ nhân dạy làm gốm của trường CĐ ngày xưa. Những tấm ảnh lưu giữ quá khứ độc bản là nguồn tư liệu quý giá vì khi Biên Hòa trải qua trận lụt Nhâm Thìn lịch sử, những tấm ảnh còn lại phần lớn là của lưu niệm gia đình.

Hành trình đi tìm dấu xưa

Với những bức ảnh đen trắng, những sản phẩm gốm Biên Hòa xưa mà người lưu giữ nó rất quý, không dễ đưa cho mình, Minh Anh phải "đeo" thật lâu. Khi đến một gia đình có người thân là nghệ nhân gốm ngày xưa, phát hiện tấm ảnh các vị lãnh đạo đầu tiên của trường, Minh Anh năn nỉ mượn tấm ảnh về xác định lai lịch (phải gán đồ lại). Tiếp đó là thời gian tạo quan hệ và tám tháng "đeo" chủ nhân tấm ảnh. Sự nhiệt tâm và đam mê của Minh Anh đã thuyết phục được chủ nhân tấm ảnh. Anh cho biết: "Được chủ nhân tin cậy giao cho, với mình tấm này rất quý, không thể nào đánh đổi tiền bạc được".

Tất nhiên nhiều khi nỗ lực tìm kiếm của Minh Anh phải thất bại ngay từ khâu tiếp cận chủ nhân các vật phẩm. Minh Anh tâm sự: "Nhiều gia đình quyết tâm giữ đồ lưu niệm quý. Không thể bước vào nhà họ nửa bước vì họ không tiếp. Mình chỉ còn biết quay về với an ủi: dẫu sao dấu xưa ấy cũng đang được trân trọng, bảo tồn".

"Thường cứ mười vật phẩm mình phải mua 7-8 vật phẩm - Minh Anh cho biết - Sau khi mua hay được tặng, mình thường phải làm giấy xác nhận quyền sử dụng sản phẩm cho bộ sưu tập của mình".

Niềm đam mê của Minh Anh bắt đầu sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Lúc ấy, tiếp xúc với các nhà khảo cứu có kinh nghiệm, Minh Anh được gợi ý việc tìm lại "thời vàng son" của gốm Biên Hòa. Những sưu tầm của Minh Anh dự kiến sẽ được tạo điều kiện trưng bày triển lãm dịp kỷ niệm thành lập Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai sắp tới.

* Gốm Biên Hòa xưa được sản xuất đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng. Những mẫu sản phẩm thủ công khó tìm được các bản khác nhau. Hiện chỉ những gia đình khá giả mới giữ lại được dấu xưa ấy.

* 350 tấm ảnh về tiền thân Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và những hiện vật gốm Biên Hòa thời kỳ vàng son của Minh Anh được giới sưu tầm trong tỉnh đánh giá là rất quý.

Tác phẩm đá nhân tạo của trường Mỹ nghệ Biên Hòa hiện còn tồn tại không nhiều. Một số ít tác phẩm hiện còn được lưu giữ có thể cho ta biết đôi nét về tài năng của những người nghệ nhân xưa trong việc làm chủ một chất liệu. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Tại phòng Bảo tàng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai hiện nay còn lưu giữ một tác phẩm của vị hiệu trưởng người Pháp Robert Balick sáng tác năm 1936, tượng mang tên Đức Mẹ bồng chúa Jésus (kích thước 150 x 50cm) được thể hiện bằng chất liệu đá nhân tạo. Đây là một đề tài tôn giáo phổ biến mà các họa sĩ, điêu khắc gia thường thể hiện trên tác phẩm của mình. Bức tượng thể hiện Mẹ Maria với đôi bàn tay giơ cao nâng đỡ Chúa Jésus, người con với đôi tay dang rộng và thân người thẳng như là một sự ẩn dụ của hình ảnh cây thập tự, một sự dâng hiến. Thân hình Mẹ Maria được thể hiện đơn giản, mặc dù được tạc bằng chất liệu đá nhưng những chi tiết như khuôn mặt, bàn tay, tà áo vẫn được thể hiện rất mềm mại và tinh tế. Với một bố cục lạ và sáng tạo, tác phẩm của vị hiệu trưởng đã tạo được ấn tượng và cảm xúc cho người thưởng lãm.

Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Giáo viên trường Mỹ nghệ Biên Hòa và thợ Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa tham quan Angkor (Đế Thiên Đế Thích) vào tháng 2 năm 1935.
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Huỳnh Văn Thọ tốt nghiệp trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa năm 1924, dạy tạo hình gốmtại trường Mỹ nghệ Biên Hòa từ 1938 đến 1961.
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Trần Văn Hộ (1913 – 1990), thường gọi là Hai Hộ, ông là một trong những thợ đá nhân tạo tiêu biểu của Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa.

Vào khoảng năm 1957, trường Mỹ nghệ Biên Hòa thực hiện tượng Đức Phật Thích Ca chiều cao 4m50, bằng đá nhân tạo cho Hội Phật học Việt Nam tại Chùa Xá Lợi. Bức tượng này đo điêu khắc gia Lê Văn Mậu sáng tác mẫu vào năm 1954, tượng từng được giới thiệu trên tạp chí Asia. Theo tài liệu Chùa Xá Lợi – truyền thống và đặc điểm văn hóa của Thích Đồng Bổn biên soạn cho biết thêm: “Chùa thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca lớn, trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen. Ban đầu khi xây chùa, pho tượng được giáo sư Trương Đình Ý thực hiện bằng xi măng và thạch cao, tiếc rằng pho tượng khi đúc xong quá lớn không đưa lên chánh điện trên lầu được, nên nhượng lại cho chùa khác (nay là tượng Phật cô đơn ở huyện Bình Chánh). Sau đó, hội Phật học nhờ trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đắp tạo pho tượng khác bằng bột đá màu hồng, theo như kích thước của tòa sen trên Phật đài, tượng đúc xong được an vị vào ngày 24 tháng chạp năm Đinh Dậu 1958. Đến năm 1969, pho tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng như hình dáng ngày nay. Tượng Phật chùa Xá Lợi là một tác phẩm mỹ thuật, đường nét hài hòa cân đối, mang tính cách một vị Phật Việt Nam, không chịu ảnh hưởng các nền văn hóa khác, là khuôn mẫu tiêu biểu cho nhiều tượng Phật được thực hiện sau này”.

Năm 1967, hiệu trưởng Lê Văn Mậu cùng trường Mỹ nghệ Biên Hòa thực hiện tượng đài bốn mặt với đề tài tượng trưng Tài nguyên và kinh tế Biên Hòa đặt tại Công trường Sông Phố (Tp. Biên Hòa) theo đơn đặt hàng của tòa hành chánh tỉnh Biên Hòa. Tượng đài được thể hiện bằng chất liệu đá nhân tạo với kích thước 1m20 x 4m20. “Tượng cao 4m20 đặt ở bùng binh quảng trường Sông Phố sau lưng dinh tỉnh trưởng Biên Hòa. Ý tưởng nảy sinh, tượng đài thể hiện theo thủ pháp hiện thực cách điệu hóa bằng các đường nét mạnh bạo, chắc, khỏe, dứt khoát: người nông dân trên đồng lúa trĩu bông, người thợ khai thác gỗ trên rừng với đàn khỉ chuyền chót vót ngọn cây, dân chài bủa lưới trên sông, thợ thuyền vóc dáng vạm vỡ bên cỗ máy. Tôi hài lòng với đứa con tinh thần, giới mỹ thuật có lời phẩm bình tốt đẹp. Năm 1970, tòa hành chánh tỉnh Biên Hòa thay đài phun nước Cá hóa long (cũng do tôi sáng tác) vào giữa hồ nước bùng binh thì ông đại tá tỉnh trưởng cho xe cần cẩu chuyển tượng đài Tài nguyên tỉnh Biên Hòa vào đặt ở tư dinh (nay là Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh Đồng Nai).

Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Tượng Đức Mẹ bồng chúa Jésus (150 x 50 cm) ông Balick nguyên hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa sáng tác năm 1936 hiện nay được lưu giữ tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Tượng đài Tài nguyên tỉnh Biên Hòa của nhà điêu khắc Lê Văn Mậu đặt tại Công trường Sông Phố (Tp. Biên Hòa), ảnh chụp bởi Rickn năm 1967.
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
LÊ VĂN MẬU – Trưng Vương khải hoàn 1954. Đá nhân tạo 1m40 x 2m20. Tòa hành chánh Biên Hòa
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
LÊ VĂN MẬU – Bóng xế tà. 1964. Đá nhân tạo. 54x43cm Hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Bài của học sinh Ph. Đ. Thành lớp 5B trường Kỹ thuật Biên Hòa (tiền thân là trường Mỹ nghệ Biên Hòa), năm 1964, đá nhân tạo.

Sau 1975, nhân danh chống văn hóa nô dịch cũ, một cán bộ của Ty văn hóa Biên Hòa, xách búa đập phá tượng đài Tài nguyên tỉnh Biên Hòa. Người đời đau một, tác phẩm nghệ thuật bị hủy hoại, tôi đau gấp đôi. Tôi rất mừng nếu ngành mỹ thuật đầu tư sửa chữa tượng đài này.” (Trích hồi ký của Lê Văn Mậu).

Một tác phẩm khác của Lê Văn Mậu từng được đặt ở tiền sảnh của Tòa Hành chánh Biên Hòa (còn gọi là Tòa Bố, nay là trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai), đó là phù điêu Trưng Vương khải hoàn được thể hiện bằng chất liệu đá nhân tạo, với kích thước 1m40 x 2m20, đạt giải nhất trong cuộc thi điêu khắc ở tỉnh Biên Hòa năm 1954. Những năm 1990, Tòa Hành chánh Biên Hòa bị đập bỏ để xây dựng trụ sở UBND Đồng Nai, bức phù điêu được mang về lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.

Ngôi nhà của chú Hỏa năm nào nay là Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM, một bức tượng bằng chất liệu đá nhân tạo hiếm hoi được trưng bày, với tên gọi Bóng xế tà. Tượng thể hiện chân dung bán thân của người phụ nữ ở độ tuổi thất tuần. Ở độ tuổi đó tuy lưng đã còng, không còn tinh anh nhưng người xem vẫn nhận thấy được ở đó một cái nhìn nghiêm nghị, quyền uy nhưng cũng không thiếu sự dịu dàng, trìu mến. Có lẽ đây là người phụ nữ thuộc từng lớp trên trong xã hội, và có ai đó nói rằng chân người phụ nữ trong tác phẩm này, tác giả đã tạc chân dung chính bà ngoại ông. Được sáng tác vào năm 1964, Bóng xế tà là một tác phẩm nổi tiếng của nhà điêu khắc Lê Văn Mậu, từng tham dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1976.

Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024
Hiệu trưởng trường mỹ nghệ biên hòa là người gì năm 2024

Các sản phẩm đá nhân tạo Biên Hòa nằm trong cuốn album mẫu sản phẩm của La Société coopérative artisanale des potiers et fondeurs de Bienhoa (Hợp tác xã Mỹ nghệ thủ công của thợ gốm và thợ đúc đồng Biên Hòa) năm 1938.

Ngoài ra, trong tài liệu phổ biến trong giờ Sinh hoạt hiệu đoàn của trường Mỹ nghệ Biên Hòa vào những năm 1968 – 1969, có giới thiệu các tác phẩm của điêu khắc gia Lê Văn Mậu cùng sự tham gia thực hiện của thầy và thợ HTX Mỹ nghệ Biên Hòa. Các tác phẩm này đều được thể hiện bằng chất liệu đá nhân tạo, có thể kể đến là: Ba bức tranh phù điêu tượng trưng Hiến pháp chế độ Sài Gòn, công bằng xã hội và tình Quân, Cán, Chính cho mặt tiền trụ sở Quốc hội cao 1m80 (năm 1959); Hai bức tranh phù điêu tượng trưng Công kỹ nghệ và Khoa học cho trường Kỹ sư Phú Thọ (năm 1960); Một bức tranh phù điêu tượng trưng kiều lộ cho Bộ Công Chánh và Giao thông; Một bức tranh phù điêu tượng trưng văn nghệ cho hội trường Bộ Nội Vụ.

Nhiều tác phẩm của trường Mỹ nghệ Biên Hòa đã được thể hiện bằng chất liệu đá nhân tạo, từng được trưng bày trang trí cho nhiều ngôi nhà công sở cũng như tư dinh. Mặc dù được xem như là một chất liệu bền vững dùng để thể hiện tác phẩm, nhưng qua thời gian và nhiều lý do khác nhau, nhiều tác phẩm đã không còn. Chính chất liệu này đến này cũng ít được nhắc tới, đôi khi có một số người đã không biết nó đã từng tồn tại. Bài viết nhỏ này, như là giữ lại đôi nét về một chất liệu mà thầy và trò trường Mỹ nghệ Biên Hòa đã dùng làm để thể hiện các tác phẩm, và đó là sáng tạo của tiền nhân, mà có thể một ngày nào đó đá nhân tạo chỉ còn được nhắc đến như một cái tên xa lạ.