Hóa trị là gì lớp 8

Cập nhật lúc: 11:20 13-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8

HOÁ TRỊ

I. Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?

* Cách xác định:

+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I , chọn làm đơn vị.

+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

Ví dụ :     HCl: Cl hoá trị I.

                H2O:O............II

                NH3:N ...........III

                CH4: C ............IV

+Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O.(Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hoá trị II).

Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.

          BaO: Ba ..............II.

          SO2: S ..................IV.

-Hoá trị của nhóm nguyên tử:

Ví dụ: HNO3: NO3có hoá trị I.

    Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.

          H2SO4: SO4 có hoá trị II.

          HOH : OH .................I

          H3PO4: PO4................III.

* Kết luận: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

II. Quy tắc hoá trị

1.Quy tắc:

*CTTQ: AxBy ® ax = by

x,y,a,b là số nguyên

*Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia

Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.

2.Vận dụng:

a.Tính hoá trị của một nguyên tố:

            ZnCl2: 1.a= 2.I ® a= II

           AlCl3: 1.a= 3.I ® a = III

            CuCl2: 1.a = 2.I ® a= II

b.Tính hoá trị của một nguyên tố:

 * Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).

- Gọi hoá trị của nhôm là a:  1.a = 3.I

                   FeCl    :  a = II

                   MgCl  2:  a = II

                   CaCO3  :  a = II  (CO3 = II).

                   Na2SO3 :  a = I

                   P2O5       :2.a = 5.II ®a = V.

* Nhận xét:

                   a.x = b.y = BSCNN.

c.Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:

* VD1:           CTTQ: SxOy

   Theo quy tắc:  x . VI  =  y. II  =  6.

              Vậy :  x = 1;  y =  3.

                        CTHH: SO3

* VD2 :  Na(SO4)y

               CTHH : Na2SO4.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

   Bài 1: viết công thức hóa học của các hợp chất sau

   PxHy   :    PH3.

   CxSy    :    CS2.

   FexOy:    Fe2O3.

Bài 2: Lập CTHH của h/c tạo bởi ni tơ IV và oxi

Lời giải

- Giả sử CT h/c cần lập là NxOy.

- Theo qui tắc h/trị:

    x . a = y . b -> x . IV = y . II

- Chuyển thành tỉ lệ:

- Công thức cần lập là: NO2

Bài 3:  Lập CTHH của h/c gồm:

  1. Ka li (I) và nhóm (CO3) (II)
  2. Nhôm (III) và nhóm SO4 (II)

Lời giải

a.- Viết CTC: Kx(CO3)y

- Ta có: x . I = y . II

- Vậy CT cần tìm là: K2CO3

b. –Viết CT chung:Alx(SO4)y

- Ta có: x . III  = y . II      

- Vậy CT cần tìm: Al2(SO4)3

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8
Hóa trị là gì lớp 8

Hóa trị là gì lớp 8

Bảng hóa trị lớp 8, hóa trị là gì? ngay sau đây hãy cùng đi ôn lại những kiến thức về bảng hóa trị trong bài viết sau đây nhé.

Xem ngay: 

  • Công thức tính nồng độ mol
  • Bảng tuần hoàn hóa học

Hóa trị là gì lớp 8

Hóa trị là gì?

– Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của Hidro (H) chọn làm đơn vị và hóa trị của Oxi (O) là hai đơn vị.

=> Chú ý: Có những nguyên tố chỉ thể hiện 1 hóa trị, nhưng cũng có những nguyên tố có một vài hóa trị khác nhau.

Những nguyên tố trong bảng hóa trị

Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 II, III, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20  
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Argon Ar 39,9  
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
24 Crom Cr 52 II, III
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV
  • – Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
  • – Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
  • – Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

Bảng hóa trị một số nhóm nguyên tử

Hóa trị là gì lớp 8

Bài ca hóa trị – Cách học thuộc bảng hóa trị nhanh nhất

Bài ca hóa trị cơ bản gồm những chất phổ biến hay gặp:

Kali, Iôt, Hiđro

Natri với bạc, Clo một loài

Có hóa trị 1 bạn ơi

Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân

Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân

Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari

Cuối cùng thêm chú Oxi

Hóa trị 2 ấy có gì khó khăn

Bác Nhôm hóa trị 3 lần

Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon, Silic này đây

Là hóa trị 4 không ngày nào quên

Sắt kia kể cũng quen tên

2, 3 lên xuống thật phiền lắm thay

Nitơ rắc rối nhất đời

1, 2, 3, 4 khi thời thứ 5

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Xuống 2, lên 6 khi nằm thứ 4

Photpho nói tới không dư

Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng

Em ơi cố gắng học chăm

Bài ca hóa trị suốt năm rất cần

Bài ca hóa trị số 2

Hidro (H) cùng với Liti (Li)

Natri (Na) cùng với Kali (K) chẳng rời

Ngoài ra còn Bạc (Ag) sáng ngời

Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm

Riêng Đồng (Cu) cùng với Thuỷ ngân (Hg)

Thường II ít I chớ phân vân gì

Đổi thay II, IV là Chì (Pb)

Điển hình hoá trị của Chì (Pb) là II

Bao giờ cùng hoá trị II

Là Oxi (O), Kẽm(Zn) chẳng sai chút gì

Ngoài ra còn có Canxi (Ca)

Magie (Mg) cùng với Bari (Ba) một nhà

Bo (B), Nhôm (Al) thì hóa trị III

Cacbon (C), Silic (Si), Thiếc (Sn) là IV thôi

Thế nhưng phải nói thêm lời

Hóa trị II vẫn là nơi đi về

Sắt (Fe) II toan tính bộn bề

Không bền nên dễ biến liền sắt III

Photpho (P) III ít gặp mà

Photpho (P) V chính người ta gặp nhiều

Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?

I, II, III, IV phần nhiều tới V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng

Clo Iot lung tung

II III V VII thường thì I thôi

Mangan (Mn) rắc rối nhất đời

Đổi từ I đến VII thời mới yên

Hoá trị II cũng dùng nhiều

Hoá trị VII cũng được yêu hay cần

Bài ca hoá trị thuộc lòng

Viết thông công thức đề phòng lãng quên

Học hành cố gắng cần chuyên

Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn