Học nghề mộc mất bao lâu

Học nghề mộc mất bao lâu

Hỏi: Tôi làm nghề thợ mộc ở một vùng ven, với kiến thức học nghề từ bác thợ cả. Khi đóng tủ, giường cho khách, tôi thường chạm trổ hoa văn trên đó, được khách hài lòng. Nhưng gần đây nghề mộc bị cạnh tranh rất dữ, nhất là hàng mộc từ nước ngoài nhập ồ ạt, khiến tôi bị ế khách. Tôi thất vọng và nghĩ rằng nghề bình dị như nghề mộc chắc không thể ngoi lên được! Vậy tôi có nên tìm nghề khác?

Học xong lớp 9, gia đình không có khả năng tài chính cho cháu học lên cấp 3. Cháu muốn quay sang học nghề để có việc làm, sớm tự lập. Nhiều bạn rủ cháu học nghề điện tử, điện lạnh, máy nổ … nhưng học phí khá cao, cháu không theo nổi. Cháu lại thích nghề mộc, có thể theo chân người cậu (giỏi nghề mộc) để vừa phụ vừa học, khỏi tốn tiền. Nhưng, liệu nghề này có tiền đồ không? Liệu tương lai của cháu có mãi mãi gắn liền với cái cưa, cái đục không?

Trả lời: Trong những người cùng theo một nghề, thế nào cũng có người làm ăn tất phát, còn người khác thì không ngoi lên được. Việc theo học một nghề, bám trụ một nghề, hay chuyển đổi sang nghề khác, cần căn cứ ít nhất 6 điều kiện: 1. Năng lực, 2. Tính cách, 3. Sức khỏe, 4. Sở thích, 5. Tài chính, 6. Nhu cầu thị trường. Bạn nên nghiệm mình qua 6 điều đó.
 

Trên thị trường vật dụng văn phòng và trang trí nội thất hiện nay, hàng mộc đang lên ngôi (có nhiều tính năng “trội” hơn hàng nhựa). Với xu hướng hòa hợp với trời đất, về lâu dài, con người muốn sống gần với gỗ cây tự nhiên nhiều hơn chất dẻo nhân tạo. Do đó, nếu nói về tương lai hay tiền đồ, thì ngành mộc mạnh thế hơn ngành nhựa. Rau quả hay thịt cá đựng vào rổ nhựa mau bị hư hỏng hơn đựng rổ tre, chậu gỗ.
 

Thị trường mộc ở nhiều nơi trong nước ta đang khởi sắc, nhờ đồng vốn không nhiều nhưng tài nghệ thì cao, và nhất là nhờ nắm bắt được nhu cầu, đáp ứng đúng “gu” của khách “chơi” hàng mộc. Khách chơi hàng mộc ở đất Hà Thành đang thú vị với nhiều loại mẫu mã khung tranh gỗ “Made in ViẹtNam”. Một trong những người tiên phong và phát đạt trong nghề này tại Hà Nội là “mộc sĩ” Mai Thanh Hiền. Anh có xưởng mộc và cửa hàng đóng khung tranh rất độc đáo tại 41 Cửa Nam (Quận Hoàn Kiếm). Bằng tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật, tư duy mỹ thuật cùng với sự tinh xảo của đôi tay và sự khôn khéo của đôi mắt, hàng năm, anh Hiển đã cho ra lò từ 2.500 đến 3.000 sẳn phẩm là những khung tranh đủ loại, không hề tồn kho.
 

Làm khung tranh là một trong nhiều hướng mở của nghề mộc. Phân tích từ cách mở hướng làm ăn của anh Hiền, ta thấy: 1. Khung tranh đi liền với thị trường tranh ảnh đang nở rộ và ngày càng nở rộ do đời sống văn hóa được nâng dần. Thị trường các tranh ảnh quý giá nhờ vậy càng được tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy, có vị trí trang trọng trong nội thất của các ngôi nhà từ bình dân đến quý phái.

2. Khung tranh đối với tranh ví như khuôn viên của biệt thự. Và, cái “khuôn viên” đó đương nhiên cần đẹp một cách tao nhã, chân phương. Trước đây, anh Hiền cũng có nhập một số khung tranh ngoại (của Singapore, Đài Loan. Thái Lan,… ) để bán, nhưng nay thì không. Khung tranh ngoại đang bị mất khách, vì mấy lý do: chất lượng thấp, dễ mốc meo, dễ gãy vỡ, quá cầu kỳ. Từ đó, anh rút ra bài học: khung tranh càng bền chắc và bóng sáng, càng đơn giản và chân phương thì càng tôn thêm vẻ đẹp của tranh, càng hút khách.
 

3. Trong cơ quan, chốn dinh thự, nơi triễn lãm hoặc tại gia đình, hàng mộc không chỉ là vật sử dụng, còn là vật trang trí. Bởi vậy, hàng mộc đòi hỏi ngoài sự chuẩn xác tinh vi (đúng kích cỡ) mà còn đòi hỏi tính thẩm mỹ tinh tế (đẹp tao nhã). Đây là một nghề cần phối hợp cả óc khoa học lẫn óc nghệ thuật. Cũng như nghện nhân chăm chút cho từng chậu kiểng, người thợ mộc thường chăm chút cho những sản phẩm gỗ, mà đóng khung tranh là một nghề làm đẹp cho mọi nhà. Nó làm đẹp cả tâm hồn và vật thể. Theo nghĩa đó, những thợ mộc tài hoa như anh hiển đáng được gọi là nghệ nhân.
 

4. “Mộc sĩ” và nghệ nhân Mai Thanh Hiển còn nói với các đệ tử của mình: “nghề này không cần nhiều vốn, nhưng phải giàu về tâm hồn nghện sĩ, tâm hồn thẩm mỹ, đi kèm với sự khéo léo đôi mắt và tinh luyện đôi tay”.

(Theo huongnghiep.com.vn)

Học nghề mộc mất bao lâu
- Một giây lơ là, thiếu tập trung, nhiều thợ mộc đã mất đi đôi bàn tay nguyên vẹn, chỉ còn lại những ngón tay thiếu đốt, nhằng nhịt vết sẹo. Cho thu nhập khá nhưng đây lại là nghề nguy hiểm, đôi khi đánh cược cả tính mạng.

Kỳ bí nghề tăm vàng

Nghề rạch da, đổ máu mưu sinh

Nghề lạ: Dắt chó thuê, đọc sách mướn

Mất bàn tay trong tích tắc

Từ nhiều năm nay, người dân thị trấn Thanh Miện, Hải Dương không ai là không biết đến ông Sứ “cụt” bởi bàn tay trái đã mất cả 5 ngón. Tai nạn đáng tiếc này xảy ra khi ông 32 tuổi, làm thợ xẻ gỗ cho một xưởng mộc rộng ngàn m2 trên đất Hoành Bồ, Quảng Ninh.

Ông kể lại ngắn gọn như chính cái phút giây ngắn ngủi không thể ngờ đã cướp đi một phần xương thịt: “Hôm ấy, tôi xẻ thân cây gỗ to thành nhiều bản rộng để ốp sàn nhà. Tôi làm đường điện 2 pha, vẫn xẻ gỗ bình thường. Đột nhiên, thấy máy rít gầm, tôi chỉ còn thấy cánh tay mình đưa theo miếng gỗ. Bàn tay đứt lìa, tung tóe máu. Sau đó, tôi mới biết người ta đột ngột đấu điện 3 pha... ”.

Sau 1 tuần nằm viện, ông trở về quê với cánh tay không còn nguyên vẹn. Vợ ông gạt nước mắt mang bàn tay đứt lìa của chồng đi chôn cất, 2 đứa con thơ chưa đầy chục tuổi nheo nhóc, ngơ ngác dõi theo bàn tay bố chi chít mũi chỉ khâu và nồng nặc mùi cồn. Thằng con trai lớn 8 tuổi khi ấy cứ đứng nép sau cánh cửa, len lén nhìn bố, khóc nấc.

Học nghề mộc mất bao lâu

Làm nghề mộc, nguy hiểm luôn thường trực. Việc bảo đảm an toàn trong lao động chỉ mang tính chất tương đối (ảnh Khổng Chiêm).

Mất cả bàn tay như ông Sứ đã là một chuyện, nhưng những ngón tay cứ rơi rụng dần lại là một nỗi ám ảnh khác mang tên nghề mộc.

Ông Bùi Văn Đồng, 47 tuổi, Xã Lê Hồng, Thanh Miện, Hải Dương mỗi lần nhớ lại đều rùng mình kinh sợ. Hai bàn tay của ông đều đã không còn lành lặn. Một bàn tay mất đứt 2 ngón, bàn tay còn lại 4 ngón không lành. Ngón thì mất 1 đốt, ngón 2 đốt, ngón lại 3 đốt.

Những lưỡi cưa oan nghiệt đã cướp đi của ông từng ngón, từng đốt. Lần đầu, nó xén đi 2 ngón tay trái của ông. Ba tháng sau, cả bàn tay ông lướt trên lưỡi cưa, 4 ngón tay lần lượt liếm qua lưỡi hái tử thần, các đốt tay rời khỏi ngón văng tung tóe khắp nền, máu vương vãi khắp nơi. Dưới tốc độ vòng quay của lưỡi răng cưa, không xương thịt nào trụ nổi.

Học nghề rồi làm nghề từ năm 12 tuổi, nay đã ngoài 50 tuổi, ông Nguyễn Văn Trung, thị trấn Thanh Miện, Hải Dương ngậm ngùi: “Nghề này không ai nói mạnh được, vừa làm vừa run, quên đi những tai nạn mà làm, vì miếng cơm manh áo”.

Ông giơ lên bàn tay phải, ngón trỏ đã mất 1 đốt, ngón cái vừa bị lưỡi cưa liếm qua, may mắn không phải tháo đốt mà chỉ khâu 7 mũi. Vết thương còn chưa lành lại, ông đoán chắc phải mất 1 tháng mới có thể cử động bình thường. Ông vui mừng vì không mất đi đốt tay thứ 2 trên cùng 1 bàn tay.

Bạc bẽo đời thợ mộc

Ông Sứ “cụt” từ khi đi mất bàn tay trái đã bỏ nghề, chuyển sang làm bảo vệ trong trường THCS gần nhà. Đồng lương còm cõi 2 triệu đồng/tháng với một người 50 tuổi như ông cũng chỉ đủ phụ thêm vợ con.

Học nghề mộc mất bao lâu

Ông Trung với bàn tay phải: một ngón mất đốt, một ngón vừa khâu 7 mũi (ảnh K.C).

Ông kể, ngày còn làm nghề, tiền ông kiếm ra một ngày có thể đổi ra được 1 tạ thóc. Vào những năm 1994-1995, mỗi ngày công của ông trên đất Quảng Ninh được trả 15.000 đồng cho 8 giờ làm việc. Nếu làm thêm, tăng ca, số tiền kiếm được có thể tăng gấp đôi, gấp ba.

Nhớ lại ngày tai nạn nằm viện rồi về quê, ông chỉ được chủ xưởng trả cho tiền viện phí và dúi cho ít tiền tàu xe đi đường. Kể lại, ông không trách cứ ông chủ xưởng một lời, vì ông tâm niệm: “Mình làm thuê cho người ta, không có hợp đồng lao động, cũng không ràng buộc nhau điều gì. Họ có tình có nghĩa mới đối xử tốt với mình như vậy. Nếu không, tay trắng về quê, mình cũng chẳng nói được gì”.

Gia tài mang về cho vợ con là bàn tay không còn nguyên vẹn, ông Sứ 2 năm sau làm bảo vệ cho trường học. Lúc ấy, tiền công được trả theo thóc, mỗi vụ lúa trường trả cho ông được 1,8 tạ thóc. Số thóc này tính ra bằng 2 ngày công lao động khi ông làm ở xưởng gỗ.

Với đôi bàn tay 6 ngón chẳng còn lành lặn, ông Đồng không còn cách nào khác cũng phải chuyển nghề, đi làm bảo vệ trong một khu công nghiệp tại Bắc Ninh. Đồng lương bảo vệ được 2 triệu đồng/tháng, tính ra bằng một nửa số tiền khi còn làm mộc ông kiếm được.

Ông nói: “Nghề mộc cho thu nhập khá cao, mỗi ngày thợ giỏi có thể kiếm được 300.000-400.000 đồng. Tôi bây giờ chân tay không còn nguyên vẹn, phải đổi nghề, kiếm chút tiền nuôi 2 đứa con đang học đại học. Vợ tôi làm công nhân may, nhà cửa bây giờ bỏ cho ông bà trông nom, gia đình tôi cả tháng mới đoàn tụ được một lần”.

Mất đi những đốt ngón tay, chủ xưởng cũng không thể đền bù tiền hay bồi thường thiệt hại sức khỏe cho ông Đồng. Ông làm thuê cho chủ, làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không có hợp đồng, mọi thỏa thuận đều bằng miệng. Thiệt thòi bao nhiêu đều tự thân gánh vác.

Ông Vũ Đức Nhì, chủ xưởng gỗ nơi ông Đồng làm việc, cho hay: “Chúng tôi làm việc, thỏa thuận lương thưởng với nhau bằng miệng. Ngày Tết, chúng tôi có thưởng cho anh em, ngoài ra trả lương theo ngày công. Không phải doanh nghiệp nhà nước, cũng chẳng phải tư nhân lớn, tiếng là ông chủ nhưng tôi cũng chỉ đi làm thuê cho khách hàng. Bản thân tôi nếu có xảy ra tai nạn cũng có ai đền bù đâu”.

Khổng Chiêm