Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Trang Hà   -   Thứ tư, 29/12/2021 10:26 (GMT+7)

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022
Cập nhật lịch đi học trở lại của học sinh trên cả nước. Ảnh: Ngọc Lê

Thành phố Hồ Chí Minh đã lần thứ 2 tổ chức lấy ý kiến phụ huynh cho học sinh đi học trở lại từ tháng 1.2022. Trước đó, do ý kiến phụ huynh đồng thuận không cao nên TPHCM dừng kế hoạch cho học sinh lớp 1 và mầm non tới trường học trực tiếp từ giữa tháng 12.

Kết quả khảo sát mới nhất của quận 8, tỉ lệ phụ huynh đồng ý học trực tiếp rất thấp. Với tổng số 24.713 học sinh thì chỉ có 37,83% phụ huynh đồng ý. Trong đó, thấp nhất là phụ huynh lớp 2 với 34,35%, học sinh lớp 3 với 35,39%.

Còn tại quận 4, tỉ lệ đồng thuận cho học sinh tiểu học đến lớp của cả quận không cao, chỉ tương đương tỉ lệ chung của thành phố ở đợt khảo sát trước.

Tại Đồng Tháp, theo UBND tỉnh Đồng Tháp, hiện tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát dịch vẫn còn.

Việc tổ chức dạy và học trực tiếp phải thận trọng và thực hiện theo từng bước. Dự kiến đầu tháng 1.2022, UBND tỉnh sẽ xem xét từng bước mở cửa lại trường học. Trước tiên là khối lớp 9, 12 và tiếp tục từng bước mở rộng các khối lớp còn lại.

Tại Tiền Giang, sau hơn 4 tháng học trực tuyến, kể từ ngày 3.1.2022, các địa phương của tỉnh Tiền Giang sẽ cho học sinh đến trường học trực tiếp.

Theo đó, huyện Tân Phú Đông dạy học trực tiếp các khối lớp 9, 10, 12; các huyện, thành, thị còn lại của tỉnh dạy học trực tiếp khối lớp 9 và 12.

Tại Bình Phước, các cơ sở giáo dục trên địa bàn hoàn tất việc chuẩn bị điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học cũng như bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong các nhà trường theo quy định.

Tỉnh sẽ tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp theo lộ trình tiêm vaccine, để cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Cụ thể, từ ngày 3.1.2022, các trường sẽ tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối lớp 11 và 12 ở địa bàn có dịch COVID-19 cấp độ 1 và 2.

Tại Nghệ An, từ ngày 27.12, hàng nghìn học sinh cấp tiểu học và học sinh khối 6, 7, 8 cấp Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vinh trở lại trường học trực tiếp sau gần 4 tháng phải học trực tuyến do dịch COVID-19.

Việc quyết định cho học sinh đi học trở lại được căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Vinh cơ bản đang được kiểm soát, tỉ lệ người dân được tiêm vaccine phòng dịch đủ liều đạt cao.

Tại Bắc Giang, đến ngày 27.12 còn 3 trường mầm non làm khu cách ly (Song Khê, Tân Tiến, Dĩnh Kế) và 2 trường mầm non cho học sinh nghỉ học (Bình Minh và Tân Mỹ) do có học sinh là F0. Bên cạnh đó, có 2 trường tiểu học vừa thực hiện dạy học trực tuyến vừa trực tiếp (Tiểu học Tân Mỹ và Tiểu học Dĩnh Kế) do có học sinh diện F0.

Xem thêm lịch trở lại trường của học sinh các tỉnh, thành khác TẠI ĐÂY.

Trong ngày 7.2, học sinh từ lớp 5 - 12 ở Đồng Tháp đi học trực tiếp trở lại, theo thống kê của Sở GD-ĐT. Cụ thể, có 46.908 học sinh cấp THPT đến trường, đạt tỷ lệ 94,57%, vắng 2.547 em. Đối với khối lớp 5 cho đến 9, có 106.352/121.098 học sinh đến trường, đạt tỷ lệ 87,82%, vắng hơn 14.700 em.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 một số điểm trường của H.Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh

Sở GD-ĐT cho hay nguyên nhân vắng mặt là do gần 8.000 học sinh không được cha mẹ cho đi học trở lại, gần 6.000 em vì lý do khác và hơn 120 trường hợp là F0 hoặc F1. Đồng Tháp dự kiến sẽ cho học sinh từ lớp 1 - 4 đi học trực tiếp trở lại từ ngày 14.2.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Học sinh Trường THPT Cao Lãnh 1 đi học trực tiếp ngày 7.2

7 điều cần làm trước khi học sinh trở lại học trực tiếp

Chiều 7.2, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành liên quan đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số điểm trường của H.Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh.

\n

Cụ thể, ông Phong đã đến kiểm tra việc tổ chức dạy học trực tiếp tại Trường THPT Cao Lãnh 2 (H.Cao Lãnh) và các Trường THCS Kim Hồng, Trường Mầm non và Tiểu học Tổ Ong Vàng (TP.Cao Lãnh).

Qua đó, đoàn kiểm tra đánh giá các trường đã chuẩn bị chu đáo công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành chức năng tỉnh. Cụ thể, 100% học sinh và giáo viên được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay khử khuẩn, đeo khẩu trang khi đến trường. Nhà trường đều bố trí địa điểm cách ly tạm thời khi phát hiện học sinh nghi nhiễm Covid-19.

Tại điểm Trường THPT Cao Lãnh 1, một số ít học sinh không đi học trực tiếp được nhà trường kết nối với máy tính để các em có thể học trực tuyến và tương tác với giáo viên dạy trên lớp như học sinh học trực tiếp.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đồng thời nhắc nhở lãnh đạo các điểm trường chú ý công tác phòng dịch, đảm bảo sức khỏe cho giáo viên lẫn học sinh để hoàn thành tốt chương trình còn lại của năm học 2021 - 2022.

Tin liên quan

Nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho học sinh khi đi học trở lại (dự kiến, ngày 22/02 tới, học sinh, học viên, sinh viên Đồng Tháp sẽ trở lại trường học tập, trong điều kiện tỉnh tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh), ngày 18/02, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh cùng lãnh đạo các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo trực tiếp đến kiểm tra các trường học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc và huyện Lấp Vò.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Đoàn đến kiểm tra công tác chuẩn bị đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các Trường: Trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tương Lai, Tiểu học Chu Văn An (thành phố Cao Lãnh); Trung học phổ thông Nguyễn Du,

Tiểu học Vĩnh Phước (thành phố Sa Đéc); Trung học cơ sở Tân Khánh Trung (huyện Lấp Vò)

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du thông tin về công tác chuẩn bị
về phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Tấn Bửu hướng dẫn cách rửa tay đúng cách để phòng, chống dịch Covid-19
 cho lãnh đạo Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tương Lai

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Qua kiểm tra thực tế các phòng học, phòng y tế, khu vực nhà vệ sinh, ông Đoàn Tấn Bửu đánh giá cao  tính chủ động, sự chuẩn bị chu đáo của các trường trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh,

đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường lớp học tập sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu lưu ý, bên cạnh làm tốt tuyên truyền, khuyến cáo học sinh thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế, các trường cần tăng cường công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, giữ cho phòng học thông thoáng;  các khu vệ sinh cần bổ sung thêm bồn rửa tay, nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn;

 thường xuyên lau chùi bàn ghế, bề mặt  tiếp xúc ít nhất 02 lần/ngày

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Bên cạnh đó, cần tư vấn, đảm bảo tâm lý tốt nhất cho học sinh và phụ huynh khi trở lại trường học; khuyến cáo học sinh và giáo viên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;  hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông học sinh như sinh hoạt chào cờ, chương trình văn nghệ;

đồng thời báo ngay cơ sở y tế khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ v.v..

Toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 350.000 học sinh tại 700 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông.


Page 2

Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố), gồm 02 phần nằm ở 02 bên bờ Bắc và Nam sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Pray-veng (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Tháng 12/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong được dự kiến sáp nhập. Tháng 02/1976, Nghị định của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức đặt tên tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp thời kỳ phong kiến

Đồng Tháp xưa kia nguyên nằm trong vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu do các lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp hình thành nên các vùng dân cư. Cùng với công cuộc Nam tiến của các dòng di dân tự nhiên, các Chúa Nguyễn cũng dần xác lập chủ quyền và thiết đặt bộ máy cai trị.

Sử chép: Buổi quốc sơ, tùy đất mà đặt kho (gọi là khố trường), kho đặt ở đâu lấy tên đất ở đó để thu chứa tiền thóc sản vật. Chúa thấy Gia Định khi đó đất rộng cho lập thành 09 khố trường biệt nạp gồm Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh. Trong đó, khố trường Bả Canh (từ năm 1732 thuộc châu Định Viễn) nay là vùng đất phía Bắc sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Năm 1757, Võ vương Nguyễn Phước Khoát mở mang thêm đất Tầm Phong Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giao cho Nguyễn Cư Trinh lập ba đạo: Châu Đốc (ở Hậu Giang), Tân Châu (ở Tiền Giang) và Đông Khẩu (xứ Sa Đéc) đều thuộc dinh Long Hồ. Trong đó, đạo Đông Khẩu nay thuộc vùng đất phía Nam sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Đến triều Nguyễn, ban đầu vùng đất nay thuộc Đồng Tháp nằm trên đất phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh và phủ Kiến An trấn Định Tường. Năm 1832, vua Minh Mạng thực thi công cuộc cải cách hành chính rộng lớn, thành lập 06 tỉnh tại Nam kỳ (gọi là Nam kỳ lục tỉnh) gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Trong đó, Đồng Tháp thuộc các huyện Vĩnh An phủ Tân Thành, huyện Đông Xuyên phủ Tuy Biên (tỉnh An Giang) và huyện Kiến Đăng phủ Kiến An (tỉnh Định Tường). Đến cuối đời vua Tự Đức, trước khi có sự can thiệp của Pháp, vùng đất Đồng Tháp ngày nay chủ yếu nằm trong các huyện: An Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An (tỉnh An Giang) và các huyện Kiến Đăng, Kiến Phong (tỉnh Định Tường).

Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc

Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm có 06 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (miền Đông) và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên (miền Tây). Năm 1862, bằng Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Đông và bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra (Inspection). Năm 1867, sau khi tiếp tục chiếm 03 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), thực dân Pháp cũng đặt các tỉnh này dưới chế độ cai trị như các tỉnh miền Đông.

Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Trong đó, địa giới tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm chủ yếu trong Khu thanh tra Sa Đéc gồm 03 huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Năm 1876, khu thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc thuộc khu hành chính Vĩnh Long - 01 trong 04 khu hành chính lớn của Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 01/01/1900, các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” (province). Lúc này Sa Đéc là 01 trong 20 tỉnh của Nam kỳ.

Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long đồng thời thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, tỉnh Sa Đéc được chia thành 03 quận: Châu Thành (tỉnh lỵ), Lai Vung và Cao Lãnh. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định tách tỉnh Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành 01 tỉnh độc lập; đồng thời, nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành 01 Đại lý hành chính (Délégation administrative) vào năm 1925.

Cho đến tháng 8/1945, địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong tỉnh Sa Đéc gồm 03 quận: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh (phía Nam sông Tiền) và một phần các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên (phía Bắc sông Tiền).

Đồng Tháp thời kỳ 1945 - 1975

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Sa Đéc thuộc Chiến khu 8 miền Trung Nam Bộ. Ngày 12/9/1947, theo Chỉ thị của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ thành lập tỉnh Long Châu Tiền trên cơ sở một phần các tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên gồm 05 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B, Lấp Vò. Năm 1950, tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện: Cai Lậy, Cái Bè (tỉnh Mỹ Tho); Cao Lãnh (tỉnh Sa Đéc) và Mộc Hóa (tỉnh Tân An). Năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền sáp nhập với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại cho đến năm 1954 bị xóa bỏ để khôi phục lại các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc như cũ.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 02 miền lấy Vĩ tuyến 17 tại Quảng Trị làm ranh giới. Địa giới từ Vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Sa Đéc lúc này thuộc Tây Nam phần. Tháng 02/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phong Thạnh từ một phần các tỉnh: Châu Đốc (quận Hồng Ngự), Long Xuyên (quận Phong Thạnh Thượng và tổng An Bình), Sa Đéc (quận Cao Lãnh). Tháng 10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh về việc thay đổi địa giới và tên một số tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Sa Đéc sáp nhập vào Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phong Thạnh đổi tên thành tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Long.

Đồng Tháp sau 30/4/1975 đến nay

Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Theo Nghị quyết này, dự kiến hợp nhất các tỉnh cũ thành 21 tỉnh mới trong toàn quốc, trong đó 03 tỉnh: Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành 01 tỉnh mới. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế ở miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu 6 trở vào, trong đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong cũ được hợp nhất. Trên cơ sở đó, tháng 02/1976, bằng Nghị định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp chính thức được thành lập từ việc hợp nhất 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.

Năm 1976, khi mới thành lập tỉnh Đồng Tháp gồm 01 thị xã Sa Đéc (tỉnh lỵ) và 05 huyện: Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò, Châu Thành với tổng số 79 xã và 02 thị trấn.

Đến năm 1994, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng chung tay góp sức, thị xã Cao Lãnh không ngừng phát triển và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2007 (đô thị loại II vào năm 2020).

Bên cạnh đó, thị xã Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013 (đô thị loại II vào năm 2018); thị xã Hồng Ngự được thành lập vào năm 2008 (đô thị loại III vào năm 2018) và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020.

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc tỉnh (hiện tại có thêm tỉnh Kiên Giang đạt được điều này).

Nguồn: Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia I và BBT tổng hợp


Page 3

Sáng ngày 18/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Báo Thanh niên phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long giải pháp từ cây lúa và trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây.

Tìm giải phát triển cây lúa, nâng cao thu nhập cho nông dân

Đồng chí Lê Quốc Phong – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất cả nước, khi đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và ổn định cuộc sống cho 65% dân cư nông thôn của vùng.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong mong muốn các chuyên gia góp thêm nhiều giải pháp
 phát triển chuỗi ngành hàng lúa gạo

Với Đồng Tháp, cây lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một trong 05 ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Hiện nay, thu nhập của nông dân trồng lúa chưa ổn định và vẫn còn thấp so với các loại nông sản khác. Tác động của biến đổi khí hậu, những bất ổn liên quan nguyên liệu đầu vào, giá bán thấp tiếp áp lực đến thu nhập của nông dân trồng lúa.

Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cho thấy Đảng rất quan tâm đến việc nâng cao thu nhập người trồng lúa trong giai đoạn tới, tuy nhiên việc triển khai thế nào vẫn là một câu hỏi lớn mà cần huy động cả hệ thông chính trị, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người nông dân để cùng tìm ra câu trả lời trong thời gian sớm nhất.  

Ở góc nhìn của đơn vị tổ chức hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh niên cho rằng, nguyên lý sản lượng không còn phù hợp và sắp tới, chúng ta cần tập trung hơn vào chất lượng. Việc này không chỉ góp phần xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam mà còn giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, ngay cả khi chúng ta giảm diện tích trồng lúa để đổi sang các loại nông sản có giá trị cao hơn, giúp cải thiện đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Báo Thanh niên phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi hội thảo ngày hôm nay.

Tại hội thảo, các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam như Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân – Đại học Nam Cần Thơ, Tiến sĩ Đặng Kiều Nhân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp – Trường Đại học FPT Cần Thơ, Tiến sĩ Võ Hùng Dũng – Nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ đã cung cấp nhiều giải pháp để phát triển cây lúa, giúp nông dân làm giàu, góp phần phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Giáo sư Võ Tòng Xuân chia sẻ về “sứ mệnh cây lúa Việt Nam”

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng áp dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới.

Thời gian tới, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cần tổ chức lại vùng sản xuất, nhất là phát huy lợi thế, đặc trưng của từng vùng. Trong đó, vùng đất phù sa cổ xen lẫn đất phèn sâu, quanh năm có nước ngọt, không nước mặn xâm nhập; hệ thống thủy lợi đã được nhà nước trang bị đầy đủ. Vì vậy nên áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn thực phẩm chất lượng cao, chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao; hạt dài, trung bình, hoặc tròn tùy theo khách hàng đầu ra.

Vùng trũng, phù sa có phèn, hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa và thủy triều; khô hạn trong mùa nắng. Hiện tại, vùng này đang sản xuất lúa 3 vụ/năm trong các vùng đê bao ngăn lũ có đầy đủ hệ thống thủy lợi trong tiêu thụ rất nhiều nước ngọt quí hiếm, xen kẻ với các vườn cây ăn trái rất tốt trên liếp cao.

Đối với vùng ven biển, đây là vùng sản xuất bền vững nhất, với lúa chất lượng cao xen nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và nuôi thủy sản nước lợ/mặn trong mùa nắng.

Tiến sĩ  Đặng Kiều Nhân cho rằng, cần làm đầu tư tốt kết cấu hạ tầng, thủy lợi, giao thông nội đồng và cơ giới hóa nông nghiệp; nâng cao năng lực của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ để vận hành được chuỗi giá trị lúa gạo và các loại cây con trong hệ thống luân canh, xen canh.

Cùng quan điểm trên, theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có cây lúa mà cần có sự kết hợp với các cây, con khác. Cùng với đó, giảm lượng phân bón để giảm chi phí, chế biến sâu sản phẩm từ hạt gạo để gia tăng giá trị.

Các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ, nhất là đẩy mạnh chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; sử dụng đất trồng lúa hợp lý, ứng dụng công nghệ thúc đẩy tiêu thụ nông sản v.v. là những giải pháp được các chuyên gia đề xuất. Bên cạnh đó, còn có sự đồng hành của ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ giúp cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân được thuận lợi hơn.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chia sẻ về kinh nghiệm chuyển sang trồng lúa chất lượng cao cũng như những khó khăn và lợi ích từ các mô hình chuyển đổi sang các loại cây, con khác hiệu quả. 

Trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây

Nhân dịp này, Báo Thanh niên tổ chức trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây. Sau 04 tháng diễn ra, cuộc thi nhận được gần 1.000 bài viết từ tác giả trong và ngoài tỉnh. Kết quả, Ban Tổ chức trao giải cho 20 bài viết xuất sắc, ở hạng mục tản văn, tùy bút, ghi chép và hạng mục chính luận - tác phẩm đề xuất, kiến nghị, hiến kế xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh miền Tây. Trong đó, Ban Tổ chức trao giải Bài viết được yêu thích nhất và giải Bài viết hay nhất về quê hương Đồng Tháp Mười: Thả dớn đón cá linh non, tác giả Lê Nữ Kim Cương (Thành phố Hồ Chí Minh).

Những bài viết chất lượng được Báo Thanh niên chọn đăng trên báo in, báo online. Có 90 tác phẩm chất lượng được Ban Tổ chức in trong quyển sách Nghĩa tình miền Tây, do Công ty Cổ phần Văn hóa Văn Lang tài trợ in ấn.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn
 và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả đạt giải

Nguyệt Ánh


Page 4

Sáng ngày 18/11, tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các nhà giáo tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đến dự.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Bà Nguyễn Thúy Hà – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
phát biểu ôn lại truyền thống Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống tốt đẹp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Cách đây 40 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày 20/11 là dịp để toàn xã hội bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

Tại Đồng Tháp, nối tiếp truyền thống của lớp người đi trước, đội ngũ nhà giáo tỉnh nhà trong hơn 40 năm qua đã không ngừng phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ, ra sức thi đua nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển với nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Đất Sen hồng.

Đáng chú ý là chất lượng giáo dục của tỉnh xếp thứ 5 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong nhóm 20 cả nước; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, như em Đỗ Hoàng Việt - giành huy chương đồng Olympic toán quốc tế; 02 thành phố được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc chứng nhận là thành viên Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu v.v..

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và biểu dương
những đóng góp lớn lao của toàn ngành giáo dục trong suốt thời gian qua

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh, tỉnh đã ban hành “Kế hoạch phát triển giáo dục tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025”, đồng thời ngành giáo dục đang tổ chức các buổi hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo tâm huyết để hoàn chỉnh “Đề án Phát triển giáo dục tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Do đó, thời gian tới, ông Phạm Thiện Nghĩa kỳ vọng ngành Giáo dục và các thầy, cô giáo sẽ cụ thể hóa thành những giải pháp, những công việc cụ thể, phù hợp, mang tính đột phá để tiếp tục nâng cao chất lượng, nâng cao vị thế giáo dục tỉnh nhà trong khu vực và cả nước.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh mong muốn các thầy, cô giáo dù còn làm việc hay đã nghỉ hưu, bằng khả năng và nhiệt huyết của mình tiếp tục đóng góp trí tuệ, công sức cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà; đồng thời, vận động toàn xã hội cùng chăm lo phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Ông Phạm Thiện Nghĩa trao Bằng khen cho các tập thể

Dịp này, nhiều tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba của Chủ tịch nước; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội Cựu giáo chức Việt Nam”; 20 tập thể và 48 cá nhân nhận Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 133 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nhà giáo Ưu tú”; 17 cơ sở giáo dục và 44 thầy giáo, cô giáo được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; trên 500 người được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và hàng chục ngàn lượt nhà giáo được tặng Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.

Việt Tiến


Page 5

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022), chiều ngày 17/11, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đến thăm, tặng hoa, quà chúc mừng 02 nhà giáo tại thành phố Hồng Ngự. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy Hồng Ngự.

Cô Lê Kim Thoa - giáo viên Trường Tiểu học An Thạnh 1 có hơn 19 năm công tác trong ngành giáo dục. Là Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cô Thoa luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thăm, chúc mừng cô Lê Kim Thoa, giáo viên Trường Tiểu học An Thạnh 1

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cảm phục ý chí kiên cường của cô Thoa, động viên cô cố gắng để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Trước những kiến nghị của cô Thoa về nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu các ngành chuyên môn liên quan phối hợp giải quyết.

Đoàn cũng đến thăm cô Nguyễn Thị Quí Nhân - giáo viên trường Trung học cơ sở An Thạnh. Cô Nhân công tác trong ngành giáo dục hơn 17 năm, đạt danh hiệu Viên phấn vàng môn Vật lý nhiều năm liền. Ngoài ra, cô còn dìu dắt nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi Vật lý cấp huyện, tỉnh v.v..

Tâm sự với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, cô Nhân cho biết mình thích nghề giáo từ nhỏ và cảm thấy hạnh phúc khi được làm nghề nghiệp yêu thích.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh mong cô Nguyễn Thị Quí Nhân, giáo viên Trường Trung học cơ sở An Thạnh tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh, nghề giáo là nghề cao quý, đầu tư cho con người là đầu tư bền vững. Nhân sự kiện thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc được vào mạng lưới giáo dục toàn cầu, ông Phạm Thiện Nghĩa mong muốn thành phố Hồng Ngự cũng sẽ tiếp nối thành tích này.

Dịp này, ông Phạm Thiện Nghĩa chúc sức khỏe các thầy cô giáo trong toàn hệ thống ngành giáo dục tỉnh nhà, mong muốn các thầy cô giáo sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Thành Nhơn


Page 6

Sở Y tế vừa có hướng dẫn việc tiếp nhận công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Đồng Tháp.

Cụ thể, (1) phải có giấy kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 05 ngày vào thời điểm đến tỉnh; (2) thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày kể từ ngày về tỉnh và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo; (3) phải thực hiện xét nghiệm 03 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Ngoài ra, trong thời gian cách ly y tế tại nhà và thời gian tự theo dõi sức khỏe, yêu cầu người cách ly hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác phải báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời, đúng quy định.

Khi qua các chốt kiểm dịch phải khai báo y tế, địa chỉ cư trú cụ thể tại tỉnh Đồng Tháp, số điện thoại liên lạc và khai báo y tế tại địa chỉ cư ngụ ngay sau khi về.

Trước đó, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5533/BYT-MT về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm đối với người từ Thành phố Hồ Chí Minh về địa phương, trong đó, điều chỉnh tăng thời gian cách ly y tế tại nhà đối với tất cả những người từ Thành phố Hồ Chí Minh (trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không dừng, đỗ) từ 07 ngày lên 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo.

Nguồn: 2544/SYT-NVY


Page 7

Bộ Y tế vừa phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 43, trong đó tỉnh Đồng Tháp được phân bổ 200.000 liều. Số vắc xin này sẽ được sử dụng trong chiến dịch tiêm vắc xin của tỉnh Đồng Tháp sắp tới.

Học sinh Đồng Tháp khi nào đi học lại 2022

Vắc xin Vero Cell - Sinopharm

Vero Cell là vắc xin được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi lọ chứa 1 liều, mỗi liều 0,5 ml. Thành phần của vắc xin này được bổ sung Hidroxit Nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Đây là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8ºvà không để đông băng vắc xin, hạn sử dụng 02 năm, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Chỉ được tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Liều lượng đường tiêm 0,5 ml tiêm bắp.

Phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn gồm:

- Phản ứng tại chỗ tiêm rất phổ biến là đau tại chỗ tiêm, không phổ biến đỏ, sưng, cứng, ngứa.

- Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi cơ, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy và ngứa.

Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, những dấu hiệu này cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin cụ thể là kháng nguyên 1 chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch, do đó các phản ứng sau tiêm phổ biến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin đang hoạt động, các dấu hiệu này thường tự biến mất sau vài ngày.

Chống chỉ định: Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Vero Cell; những người có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt; quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit Nhôm.     

Vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2020 và sản xuất là vắc xin phòng bệnh do vi rút SARS-CoV-2, Covid-19 gây ra.

Ngày 16/5/2021 vắc xin Covid-19 Vero Cell là vắc xin thứ 6 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Vắc xin Vero Cell đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vắc xin của Sinopharm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Sinopharm đang tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vắc xin Covid-19, mục tiêu trở thành nhà cung cấp vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới, để vắc xin này được phổ cập rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.

Ngày 03/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.

Theo Quyết định số 1096/QĐ-BYT ngày 16/9/2021 của Bộ Y tế, Công ty Cổ phần bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ với 8 triệu liều vắc xin Vero Cell - Sinopharm.

Để góp phần ngăn chặn, kiềm chế đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường bảo đảm mục tiêu kép phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh, duy trì sản xuất kinh doanh để có nguồn lực phòng, chống dịch, tại Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 23/6/2021của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm 5K+vắc xin, tiếp cận bình đẳng tiêm các loại vắc xin khác nhau cho hợp lý, tránh tình trạng tâm lý chờ đợi, lựa chọn vắc xin, có loại nào phải dùng ngay loại đó, tinh thần là kịp thời, an toàn và hiệu quả.

(Tổng hợp)