Học sinh Tiểu học được học những kiểu câu gì

Các câu hỏi tương tự

Tìm các bộ phận của câu :

– Trả lời câu hỏi : "Ai (cái gì, con gì) ?"

– Trả lời câu hỏi "Là gì ?"

a) Thiếu nhi là măng non của đất nước ?

b) Chúng em là học sinh tiểu học !

c) Chích bông là bạn của trẻ em.

Gạch 1 gạch (-) dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai(cái gì. Con gì)?”,gạch 2 gạch (=) dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Là gì ?” trong các câu dưới đây:

a, Thiếu nhi là măng non của đất nước.

b, Chúng em là học sinh tiểu học.

c, Chích bông là bạn của trẻ em.

II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

QUẠT CHO BÀ NGỦ

Ơi chích chòe ơi !

Chim đừng hót nữa,

Bà em ốm rồi,

Lặng cho bà ngủ.

Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều ''

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu trên tường trắng .

Căn nhà đã vắng

Cốc chén nằm im

Đôi mắt lim dim

Ngủ ngon bà nhé.

Hoa cam, hoa khế

Chín lặng trong vườn,

Bà mơ tay cháu

Quạt đầy hương thơm .

(THẠCH QUỲ)

Học sinh đọc thầm bài "Quạt cho bà ngủ " rồi thực hiện các yêu cầu sau :

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng các câu hỏi dưới đây :

Câu “Cốc chén nằm im” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu sau :

A. Ai là gì ?

B. Ai làm gì ?

C. Thế nào ?

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

1. Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô hiệu trưởng mời đoàn vào thăm lớp 6A. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt :”Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như: đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.” 

2. Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: Học sinh Việt Nam học những môn gì ? Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào ? Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi nào ? 

3. Đã đến lúc chia tay, dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố Châu Âu hoa lệ, mến khách. 

- Lúc-xăm- bua : một nước nhỏ ở Châu Âu, cạnh các nước Bỉ, Đức và Pháp. 

- Lớp 6 : lớp cuối bậc tiểu học ở Lúc-xăm- bua. 

- Sưu tầm : tìm kiếm, góp nhặt lại. 

- Đàn tơ-rưng : một nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên - In-tơ-nét : mạng thông tin máy tính toàn cầu. 

- Tuyết : những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, màu trắng, rơi ở vùng có khí hậu lạnh. 

- Hoa lệ : (nhà cửa, phố xá) đẹp lộng lẫy và sang trọng.

B. Tới thăm trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Ông ngoại

   Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

     Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.

     Một sáng, ông bảo :

 - Ông cháu mình đến xem trường thế nào.

     Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại

 - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.

 - loang lổ : có nhiều mảng màu đan xen, lộn xộn.

Đâu là khoảng thời gian được nhắc đến trong bài ?

B. Sắp vào thu

C. Mùa đông

Học sinh Tiểu học được học những kiểu câu gì

Xuất hiện trong chương trình Ngữ văn 8 học kì II, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và hành động nói là phần kiến thức khó và rất dễ gây nhầm lẫn. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) chia sẻ: “Cùng một hành động nói nhưng nó lại được biểu hiện bởi nhiều kiểu câu khác nhau, ngược lại cùng một kiểu câu có thể được thực hiện bằng các hành động nói, do đó học sinh hay gặp khó khăn ở phần kiến thức này”. 

Nhằm “gỡ rối” cho học sinh, cô Trang hệ thống hóa các kiến thức cơ bản nhất học sinh cần nhớ như sau: 

Học sinh Tiểu học được học những kiểu câu gì

Cô Nguyễn Thị Thu Trang đưa ra mẹo làm bài, cách hệ thống hóa kiến thức về kiểu câu phân loại theo mục đích nói, hành động nói. 

Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Tùy vào cách phân loại, câu được chia thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, ở phần này, học sinh tập trung cách phân loại các câu theo mục đích nói gồm có: câu nghi vấn (câu hỏi), câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật. 

Kiểu câu Chức năng  Hình thức 
Câu nghi vấn (câu hỏi) Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”). Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. 
Câu cầu khiến  Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì.  Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến

Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. 

Câu cảm thán Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)

Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. 
Câu trần thuật  Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. 

Kết thúc câu là dấu chấm câu. 

Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). 

Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. 

Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: 

– A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) 

– Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). 

(trong đó A là một cụm từ) 

Các kiểu câu phân loại theo hành động nói

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói (lời nói miệng, lời viết). Ngày nay khi mạng xã hội phát triển, con người không chỉ giao tiếp qua việc gặp gỡ trực tiếp mà có thể nói chuyện qua Facebook, Zalo…Có thể thấy, khi xã hội càng phát triển, các hành động nói được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì hành động nói cũng mang mục đích nào đó và biểu hiện qua một kiểu câu/một số kiểu câu nhất định. Học sinh theo dõi các nhóm hành động nói với kiểu câu tương ứng thông qua bảng liệt kê dưới đây. 

Hành động nói 

Kiểu câu phân loại theo hành động nói

Trình bày (kể, tả, giới thiệu, nhận xét, đánh giá, báo cáo, dự báo…)  Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.
Hỏi (hỏi, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…) Câu nghi vấn (kiểu câu chính), câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán. 
Điều khiển (yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên nhủ…) Câu cầu khiến (kiểu câu chính), câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiến
Hứa hẹn (hứa, bảo đảm, đe dọa…) Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu khiến, câu cảm thán
Bộc lộ cảm xúc (cảm ơn, xin lỗi, than phiền…)  Câu cảm thán, (kiểu câu chính), câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến. 

Đặc điểm của các kiểu câu phân loại theo hành động nói

Cô Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ thêm, để học tốt chương trình Ngữ văn lớp 8, ngoài nội dung về phân loại câu theo mục đích nói, hành động nói, học sinh cần quan tâm đến kiến thức về hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu , các tác phẩm đọc – hiểu và phần tiếng tập làm văn. 

Vậy có tổng cộng bao nhiêu kiểu câu?

Có tổng cộng 9 kiểu câu bao gồm 5 kiểu câu theo hành động nói và 4 kiểu câu theo mục đích nói. Chính vì thế khi gặp các dạng bài liên quan tới kiểu câu, các em học sinh cần lưu ý những con số này để có thể đưa ra đáp án chính xác một cách tốt nhất.

Với khối lượng kiến thức nhiều như vậy, học sinh cần có một lộ trình học và ôn tập phù hợp. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo nhanh CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của HOCMAI. Các khóa học bao gồm đầy đủ các môn: Ngữ văn, Toán, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh…và khái quát toàn bộ nội dung sách giáo khoa cùng trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình bên cạnh hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ. 

Học sinh Tiểu học được học những kiểu câu gì