Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

KHAI GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO THẨM PHÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHAI GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO THẨM PHÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   Chiều ngày 06 tháng 10 năm 2020, tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Toà án đã tổ chức lễ khai giảng Khoá đào tạo thẩm phán cho các học viên là các công chức đang công tác tại Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Tham dự buổi lễ có Tiến sỹ Nguyễn Trí Tuệ- Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Tiến sĩ Lê Thanh Phong- Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Học viện, các giảng viên chủ yếu là các thẩm phán nhiều kinh nghiệm đang công tác tại Toà án nhân dân cấp cao tại TP.HCM, TAND các tỉnh phía Nam và toàn thể học viên của khoá học. Được biết thời gian của khoá đào tạo sẽ kéo dài khoảng tám tháng. Trong khoá học, ngoài việc được trang bị các kiến thức chung về nghề thẩm phán, các học viên còn được  trao đổi kinh nghiệm xử lý tình huống và thực hành các kỹ năng hành nghề thẩm phán.  

Dưới đây là một số hình ảnh cụ thể:

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh


Toàn cảnh của buổi lễ

 

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh


Vẻ rạng ngời của các học viên tham gia buổi lễ

 

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Chào cờ khai mạc

 

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh


Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ- Giám đốc Học viện phát biểu với các học viên

 

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh


Đại diện học viên phát biểu

 

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

 
Thẩm phán Trương Thế Trọng - Chánh Toà Hành chính TANDTP.HCM đại diện cho các giảng viên phát biểu trong buổi lễ.

 

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh


Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Phong phát biểu chào mừng các học viên

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh


Đội ngũ giảng viên của học viện chụp hình lưu niệm

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Học viện Tòa án tổ chức tuyển sinh đào tạo hệ Đại học

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Trong ba ngày 24, 25 và 26 tháng 9 năm 2016, Học viện Tòa án đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ xét tuyển Đại học năm 2016. Đến 17h chiều ngày 26/9 đã có khoảng trên 300 thí sinh đến đăng ký xét tuyển.

Đây là năm đầu tiên Học viện Tòa án tổ chức tuyển sinh, đào tạo hệ Đại học, do đó, nhận được sự quan tâm lớn của các thí sinh yêu ngành luật. Theo quy định, thí sinh có thể lựa chọn 3 hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký xét tuyển trực tuyến, nộp hồ sơ qua đường Bưu điện và nộp trực tiếp tại Học viện Tòa án. Nhưng đa số các thí sinh đều đến Học viện Tòa án để được nghe tư vấn ngành nghề, cơ hội việc làm, hồ sơ và thủ tục tuyển sinh.

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Thí sinh đầu tiên nộp phiếu đăng ký xét tuyển tại Học viện

Để tạo thuận lợi cho các thí sinh, Học viện Tòa án bố trí 2 cán bộ trực điện thoại để tư vấn các thủ tục tuyển sinh, giải đáp các vướng mắc. Đồng thời, trên trang Fanpage của Học viện Tòa án cũng có người trực để trả lời liên tục các câu hỏi của thì sinh và người nhà.

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Đội ngũ tư vấn tuyển sinh của Học viện Tòa án hoạt động rất năng động và nhiệt tình hỗ trợ các thí sinh

Sau 3 ngày làm việc, các cán bộ tuyển sinh của Học viện đã tiếp trực tiếp gần 500 lượt thí sinh và người nhà; trả lời khoảng 1200 cuộc điện thoại và trao đổi thông tin khoảng trên 5000 lần trên Fanpage của Học viện Tòa án. Tính đến 16h ngày 26/9/2016 đã có trên 300 thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Học viện Tòa án.

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh

Thí sinh và các phụ huynh đã tới Học viện từ rất sớm để được sự hướng dẫn của đội ngũ tư vấn tuyển sinh của Học viện Tòa án

Ngày 30 tháng 07 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg thành lập Học viện Tòa án trên cơ sở Trường Cán bộ Tòa án. Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Theo Quyết định này, Học viện Tòa án hoạt động theo Luật Giáo dục đại học, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ Trường đại học và Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án. Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau: 1. Đào tạo đại học, sau đại học. 2. Đào tạo nghiệp vụ xét xử; nghiệp vụ Thẩm tra viên; nghiệp vụ Thư ký Tòa án và các chức danh khác phục vụ trong Tòa án nhân dân. 3. Đào tạo nghiệp vụ để bổ nhiệm và nâng ngạch các chức danh Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo quy định. 4. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức khác và Hội thẩm nhân dân. 5. Nghiên cứu khoa học xét xử phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

6. Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong công tác tổng kết thực tiễn xét xử, phát triển án lệ; tham gia xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Để chuẩn bị cho các hoạt động đào tạo, nhờ sự giúp đỡ của Chính phủ và Tòa án tối cao Hàn Quốc thông qua tổ chức KOICA, Học viện Tòa án đã xây dựng trụ sở khang trang, hiện đại; hệ thống cơ sở vật chất chất lượng cao như: Hội trường 500 chỗ; 06 phòng học lớn và 19 phòng học nhỏ; 6 phòng học máy tính; 02 phòng Diễn án; Ký túc xá mới xây với sức chứa 600 chỗ; nhà ăn hiện đại đáp ứng nhu cầu hơn 600 người; khu nhà thể chất tiêu chuẩn. Có thể nói rằng Học viện Tòa án đã chuẩn bị xong các điều kiện tổ chức đào tạo hệ đại học chuyên ngành luật. Mục tiêu đào tạo của Học viện là mang đến cho sinh viên môi trường đào tạo văn minh, khoa học, tổ chức đào tạo lý thuyết kết hợp với thực hành với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Học viện Tòa án còn mời các Thẩm phán có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xét xử tham gia giảng bài. Tốt nghiệp Học viện Tòa án, các sinh viên có thể tự tin làm việc trong các cơ quan tư pháp, làm luật sư hoặc tham gia giảng dạy ở các trường.

Phát biểu tại Lễ khánh thành Học viện Tòa án, đồng chí Nguyễn Hòa Bính, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đặt kỳ vọng lớn vào hoạt động đào tạo của Học viện và hy vọng các sinh viên của Học viện Tòa án khi ra trường sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung cho Tòa án nhân dân các cấp.

Học viện Tòa án (tiếng Anh: Vietnam Court Academy - VCA) (tiền thân: Trường Cán bộ Tòa án) có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao [1]. Cơ sở của trường tọa lạc tại quốc lộ 17, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Toà án

Vietnam Court Academy

Địa chỉ

Quốc lộ 17, Kim Sơn, Gia Lâm

,

Hà Nội

,

Học viện Tòa an thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam

Thông tinLoạiViện đại học công lậpThành lập1960Giám đốcPGS-TS Phạm Minh TuyênWebsitehvta.toaan.gov.vnThông tin khácViết tắtVCATổ chức và quản lýPhó hiệu trưởng danh dựThS. Phạm Như Hưng
PGS.TS. Dương Tuyết Miên
TS. Nguyễn Minh Sử
TS. Lê Hữu Du
  • Giám đốc: PGS. TS. Phạm Minh Tuyên
  • Phó Giám đốc: PGS.TS. Dương Tuyết Miên
  • Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Minh Sử
  • Phó Giám đốc: TS. Lê Hữu Du
  • Phó Giám đốc: ThS. Phạm Như Hưng

  Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, sau khi các Toà án được thiết lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 13/9/1945, cùng với hoạt động của Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ Toà án cũng được hình thành và phát triển. Ban đầu việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thông qua các hội nghị học tập hoặc các lớp huấn luyện ngắn hạn từ 3 đến 4 tháng được tổ chức trong cả nước.

  Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (sau đổi tên thành Trường Cán bộ Tòa án, Trường Cao đẳng Tòa án, có trụ sở tại Hà Nội, nay là trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội). Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai cơ sở này chủ yếu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng có trình độ sơ cấp 6 tháng và trung cấp 12 tháng đồng thời, Trường mời các nhà chính trị, các chuyên gia pháp luật, chuyên gia về khoa học xã hội, chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc sang giảng bài cho một số khóa đào tạo.

  Từ năm 1972 đến năm 1979, thời gian đầu Trường mở hệ đào tạo trung cấp 14 tháng và những năm tiếp theo là 24 tháng.

  Năm 1979, Trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng Tòa án và mở hệ đào tạo cao đẳng 36 tháng với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ xét xử chuyên ngành Tòa án làm nguồn bổ sung thẩm phán cho Toà án nhân dân các cấp.

  Những thế hệ cán bộ được đào tạo đã phát huy được năng lực công tác, sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán đã thực hiện tốt công tác hòa giải, xét xử, đảm bảo đúng đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật quy định theo từng giai đoạn lịch sử và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Có thể khẳng định, hầu hết các chức danh tư pháp trong ngành Tòa án đều do các Trường Cán bộ Tòa án đào tạo, bồi dưỡng và thể hiện được phẩm chất chuyên môn, năng lực công tác; và rất nhiều các đồng chí lãnh đạo Tòa án các cấp và nhiều cơ quan tư pháp khác hiện nay, đều được đào tạo và trưởng thành từ những mái trường này.

  Năm 1982, do yêu cầu nhiệm vụ chung, TANDTC đã chuyển giao công tác quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức sang Bộ Tư pháp nên Trường Cao đẳng Tòa án cũng được sáp nhập với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường đại học Luật Hà Nội) trực thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Chương trình đào tạo của Trường có thời gian là 48 tháng, người học được trang bị hệ thống kiến thức về pháp luật cơ bản chung nhất, sau khi tốt nghiệp các học viên được cấp bằng Cử nhân Luật và một số được tuyển dụng làm việc tại Toà án, đây là nguồn để Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán toà án các cấp theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992.

  Từ khi sáp nhập, tuy không còn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong giai đoạn này, việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng xét xử xét xử vẫn được duy trì thường xuyên qua các Hội nghị chuyên đề.

  Năm 1994, Trường Cán bộ Tòa án trực thuộc TANDTC được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn thành lập lại theo Nghị quyết số 210/UBTVQH khóa IX ngày ngày 20 tháng 5 năm 1994 và Quyết định thành lập số 100/TCCB ngày ngày 23 tháng 8 năm 1994 của Chánh án TANDTC.

  Ngày 30/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg thành lập Học viện Tòa án trên cơ sở Trường Cán bộ Tòa án. Theo Quyết định này, Học viện Tòa án có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Thực trạng về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án từ khi được thành lập lại (1994) đến nay

  2.1. Giai đoạn từ 1994 đến 2002: 

  Cơ cấu tổ chức của Trường, gồm có Ban giám hiệu và 02 phòng chức năng là Phòng Giáo vụ và Phòng Hành chính - Quản trị.

  Trường Cán bộ Toà án có chức năng chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho thẩm phán, cán bộ của ngành và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên, tài liệu bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân cho Tòa án nhân dân các địa phương.

  Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Tòa án nhân dân các địa phương gặp nhiều khó khăn do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức các Tòa án địa phương.

  2.2. Giai đoạn từ 2002 đến 2012 

  Về cơ cấu, tổ chức không thay đổi nhưng do từ năm 2002 Tòa án nhân dân tối cao quản lý về mặt tổ chức các Tòa án địa phương, nên công tác tập huấn toàn ngành được quan tâm và thuận lợi hơn nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. 

  Về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của Trường vẫn chưa được tăng cường củng cố đúng mức. Những năm đầu, Trường Cán bộ Toà án tập trung tập huấn cho thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, việc tập huấn cho thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân cấp huyện chủ yếu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Những năm về sau, Trường mới có những khởi sắc và phát triển, công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Thẩm phán bắt đầu được thực hiện cho Thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện toàn ngành. 

  Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho thư ký, thẩm tra viên chưa được tiến hành thường xuyên. 

  Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là giảng viên kiêm nhiệm, Trường chưa có đội ngũ giảng viên cơ hữu và chuyên trách. Vì vậy, Trường Cán bộ Tòa án chủ yếu làm nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chưa thực sự hoạt động như cơ sở giáo dục. 

  Đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức của Trường, chưa có quy chế làm việc rõ ràng, vì vậy, hoạt động của Trường còn bị động và hiệu quả chưa cao. 

  Bên cạnh những khó khăn trên, việc chưa có quy chế bồi dưỡng bắt buộc đối với thẩm phán, cán bộ tòa án cũng tạo ra những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thẩm phán, cán bộ tòa án chưa nhận thức được tầm quan trọng của yêu cầu nâng cao nghiệp vụ cũng như chưa ý thức trách nhiệm trong việc học tập, nên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả chưa cao, vị thế của Trường còn hạn chế, chậm đổi mới, chậm phát triển. 

  Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao chưa được tổ chức và quản lý thống nhất. Hiện nay, có nhiều đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành trở nên chồng chéo, thiếu thống nhất về nội dung tài liệu và quan điểm nghiệp vụ gây khó khăn trong việc áp dụng thống nhất pháp luật. Cách tổ chức như hiện nay dẫn đến tình trạng sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng kém hiệu quả, đồng thời việc quản lý và đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không tập trung và thiếu chính xác. 

  2.2. Giai đoạn từ 2012 đến 30/7/2015 

  Trước thực trạng nêu trên, Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo xây dựng Đề án "Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án" nhằm chuẩn hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và cán bộ của ngành Tòa án nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành có chất lượng cao, đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu chung của phát triển của đất nước cũng như chiến lược Cải cách tư pháp đã được chỉ đạo trong Nghị quyết 49, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. 

  Ngày 03/6/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Đề án nâng cao và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án.

  Đề án "Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án" đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt năm 2011, là tổng thể những mục tiêu, nội dung cũng như các giải pháp, lộ trình thực hiện nhằm mở rộng và phát triển Trường Cán bộ Tòa án đến năm 2020 gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1: từ năm 2011 - 2012; giai đoạn 2: từ 2013 - 2015; giai đoạn 3: từ 2016 - 2020. Thực hiện các nội dung của giai đoạn 1 (từ 2011 - hết 2012), Trường Cán bộ Tòa án đã thực hiện một loạt các giải pháp mới, đồng bộ về từ cơ cấu tổ chức bộ máy trong quản lý và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường.

  Cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 386/2016/QĐ-TANDTC ngày 25/3/2016 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

a) Hội đồng Học viện

Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện Tòa án, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường đại học, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hội đồng Học viện gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án và các quy định của pháp luật có liên quan. Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án do Giám đốc Học viện Tòa án ban hành theo Nghị quyết của Hội đồng Học viện.

Danh sách thành viên Hội đồng Học viện do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Giám đốc Học viện Tòa án.

b) Giám đốc và các Phó Giám đốc

Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện Tòa án, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tòa án. Giám đốc Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho Học viện Tòa án.

Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc điều hành một số hoạt động của Học viện Tòa án, được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Phó Giám đốc Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công, số lượng Phó Giám đốc Học viện Tòa án không quá 03 người.

c) Các đơn vị thuộc Học viện Tòa án:

- Khoa Đào tạo đại học;

- Khoa Đào tạo sau đại học;

- Khoa Đào tạo Thẩm phán;

- Khoa Đào tạo Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

- Phòng Đào tạo và khảo thí;

- Phòng Quản lý Học viên;

- Phòng Tổ chức - Cán bộ;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Nghiên cứu khoa học Tòa án;

- Phòng Tư liệu và Thư viện;

- Văn phòng Học viện;

- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ;

- Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng, khoa, phòng, trung tâm, phân viện của Học viện Tòa án do Giám đốc Học viện Tòa án quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án. Khoa đào tạo sau đại học thành lập khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Văn phòng và mỗi đơn vị khoa, phòng, trung tâm, phân viện của Học viện Tòa án có cấp trưởng và các cấp phó. Số lượng cấp phó không quá 02 người.

  Tại phiên họp ngày 21/12/2012 của Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị đã có kết luận: Đồng ý để Tòa án nhân dân tối cao được đào tạo nghề Thẩm phán và đào tạo bậc đại học chuyên ngành, tiến tới thành lập Học viện Tòa án. (Thông báo số 116-TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị). 

  Như vậy, sau 18 năm, Trường đã có sự thay đổi và phát triển cả về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ. Từ chỗ Trường chỉ có Ban giám hiệu và 02 phòng chức năng là Phòng Giáo vụ và Phòng Hành chính - Quản trị khi được thành lập lại năm 1994, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ của ngành. 

  Theo Quyết định số 386/2016/QĐ-TANDTC thì Học viện Toà án có những nhiệm vụ, quyền hành sau: 1. Xây dựng và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Chiến lược công tác đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, 05 (năm) năm và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Học viện.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:

a) Đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành luật;

b) Đào tạo Nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn Thẩm phán;

c) Đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

d) Phối với cơ quan chức năng, đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch công chức khác trong các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, bao gồm:

a) Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý Tòa án nhân dân các cấp;

b) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao phổ biến kiến thức pháp luật mới cho các chức danh tư pháp;

c) Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật cho Hội thẩm Tòa án nhân dân;

d) Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, văn phòng, văn thư lưu trữ, thống kê tổng hợp.... cho cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp.

4. Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo và các tài liệu khác phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

5. Xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; thường xuyên tự đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và các yêu cầu của Tòa án nhân dân.

6. Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân.

8. Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học theo chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và các chương trình, kế hoạch của Học viện.

9. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

10. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao.

11. Sử dụng, quản lý cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, phương tiện được trang bị theo quy định của pháp luật và Tòa án nhân dân tối cao.

12. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao.

13. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao.

14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện Tòa án; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc chức năng của Học viện Tòa án theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.

16. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, tạo môi trường sư phạm trong Học viện Tòa án.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.

  1. ^ “Thành lập Học viện Tòa án”.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Học_viện_Tòa_án&oldid=68271420”