Hội nghị ianta liên xô đóng quân ở đâu

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Hội nghị Ianta có sự tham gia của các nước” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Hội nghị Ianta là tài liệu ôn tập môn Lịch sử 9 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Hội nghị ianta có sự tham gia của các nước

A. Anh - Pháp - Mĩ.

B. Anh - Mĩ - Liên Xô.

C. Anh - Pháp - Đức.

D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Anh - Mĩ - Liên Xô.

Hội nghị Ianta có sự tham gia của các nước: Anh - Mĩ - Liên Xô.

Kiến thức mở rộng về Hội nghị Ianta

1.Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi nhiều người đang đi tìm câu trả lời. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Khi đó, nhiều vấn đề cấp bách cần đặt ra với các nước Đồng minh. 3 việc quan trọng cần phải giải quyết đó là:

- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Chính vì thế, từ ngày 4/3 đến ngày 11/2/1945, nguyên thủ 3 nước Anh (Thủ tướng Sơcsin)Mỹ (Tổng thống Rudơven) và Liên Xô (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Xtalin) tổ chức một cuộc họp tại Ianta. Mục đích hội nghị nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách sau chiến tranh và lập thành một trật tự thế giới mới.

2.Hội nghị Ianta diễn ra ở đâu?

Hội nghị Ianta được diễn ra tại Cung điện Livadia, thành phố Yalta, miền nam Ukraina. Hội nghị diễn ra rất căng thẳng và gay go. Bởi vì đây vốn dĩ là một cuộc Hội nghị nhằm đâu tranh quyết liệt để hình thành một trật tự thế giới mới, phân chi phạm vi, thành quả của chiến tranh giữa các cường quốc đóng vai trò then chốt trong chiến tranh. Hay nói cách khách, đây là một hợp tác quân sự nhằm giải quyết những bất đồng giữa 3 cường quốc, thắng các nước phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện. Sau đó đưa ra những chính sách đối với Đức và các nước được giải phóng.

3. Nội dung hội nghị Ianta

Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

+Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.

+Ở châu Á:

Hội nghị chấp nhận những điều kiện đểLiên Xô tham chiến ở châu Á: Giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 (bao gồm Nam đảo Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).

Nhật Bản: Do quân đội Mĩ chiến đóng.

Bán đảo Triều Tiên: Mỹ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.

Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38

Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.

4. Ý nghĩa của hội nghị Ianta

Ngoài việc giải đápHội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nàothì nội dung của hội nghị cũng được bạn đọc quan tâm. Sau nhiều ngày thỏa thuận và đàm phán nội dung chính của hội nghị Ianta được quyết định như sau:

- Thứ nhất: Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.

- Thứ hai: Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới (mà sau này là Liên Hợp Quốc).

- Thứ ba: Các nước thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Đồng thời thống nhất việc thêm Pháp để chia Đức thành 4 khu chiếm đóng, đền bù chiến tranh. Cũng đã thống nhất Đức phải phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và dân chủ hóa. Việc bồi thường chiến tranh sẽ diễn ra bằng việc tịch thu tài sản.

+ Tại châu Âu: Liên Xô sẽ chiếm Đông âu, Đông Béc - lin và Đông Đức. Còn Mỹ, Pháp và Anh sẽ chiếm đóng toàn bộ Tây Âu, Tây Đức và Tây Béc - lin.

+ Tại châu Á: Cả hội nghĩ đã thống nhất để Liên Xô tham chiến chống Nhật từ 2 đến 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc tại châu Á và châu Âu. Bên cạnh đó, khôi phục quyền lợi nước Nga đã mất sau chiến tranh Nga - Nhật. Riêng Mông Cổ giữ nguyên trạng. Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, phía nam Bán đảo Triều Tiên còn phía Bắc chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc hoàn toàn trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. Những vùng còn lại ở châu Á như: Đông Nam Á, Tây Á thuộc về phạm vi của các nước phương Tây cũ.

Có thể thấy so với trật tự hệ thống Vecxai- Osinhtơn, Hội nghị Ianta giải quyết thỏa đáng hơn đối với các vấn đề quân sự, chính trị, lãnh thổ, bồi thường sau chiến tranh với các nước thắng bại. Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh trật tự của Liên Hợp Quốc cũng tiến bộ hơn so với Hội Quốc Liên trước đây. Sau khi Hội nghị Ianta kết thúc, những quyết định của Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, hay còn được gọi “Trật tự hai cực Ianta”.

* Ý nghĩa Hội nghị Ianta

Hội nghị Ianta vào năm 1945 đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia hai hình thành nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông.

Hội nghị Ianta vào năm 1945 cũng góp phần đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.

Bên cạnh đó Hội nghị Ianta vào năm 1945 với sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao túng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế - Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của chúng dẫn đến sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á .

Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh, nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh .

Một trật tự thế giới được hình thành trên khuôn khổ của những thoả thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

04/09/2021 1,263

D. Tây Đức

Đáp án chính xác

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 5. Cách giải: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Mĩ, Anh, Pháp đóng ở miền tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. => Liên Xô không đóng quân tại khu vực Tây Đức. Chọn đáp án: D

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong những năm 1954 - 1960, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, ngoại trừ

Xem đáp án » 04/09/2021 1,438

Chiều ngày 16 - 8 -1945 theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã

Xem đáp án » 04/09/2021 501

Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi so với Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 04/09/2021 459

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

Xem đáp án » 04/09/2021 336

Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ? 

Xem đáp án » 04/09/2021 239

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam

Xem đáp án » 04/09/2021 232

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885- 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

Xem đáp án » 04/09/2021 225

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)?

Xem đáp án » 04/09/2021 168

Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam chính thức trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?

Xem đáp án » 04/09/2021 163

Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam so với công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là gì?

Xem đáp án » 04/09/2021 148

Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin tưởng và đi theo con đường cách mạng vô sản?

Xem đáp án » 04/09/2021 139

Năm 1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền từ tay kẻ thù nào?

Xem đáp án » 04/09/2021 134

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?

Xem đáp án » 04/09/2021 112

Sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?

Xem đáp án » 04/09/2021 108

Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6 - 3 - 1946) không được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế vì

Xem đáp án » 04/09/2021 86