Hời ơi là gì

Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp.

Hời ơi là gì
Bản đồ phân bố 3 vùng phương ngữ chính của tiếng Việt tại Việt Nam.

Sự khác biệt về ngữ âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất.[1]

Lịch sửSửa đổi

Các phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay thể hiện sự khác biệt ngữ âm khá rõ gần tương đương với địa giới phân chia hành chính thời Lê sơ:

  • Thăng Long tứ trấn (Thăng Long và 4 trấn xung quanh là Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Đông, Sơn Nam) tạo nên giọng Bắc Bộ hiện nay, với các khác biệt nhỏ từng trấn:
    • Thăng Long: Giọng Hà Nội.
    • Trấn Kinh Bắc: Giọng Bắc Ninh, Bắc Giang.
    • Trấn Hải Đông (xứ Đông): Giọng Hải Phòng, Hải Dương.
    • Trấn Sơn Tây (xứ Đoài): Giọng Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
    • Trấn Sơn Nam: Giọng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, đặc điểm dễ nhận thấy là phát âm phụ âm rung r (không lẫn với d) và phụ âm tr (không lẫn với ch).
  • Trấn Thanh Hóa tạo nên phương ngữ Thanh Hóa.
  • Trấn Nghệ An tạo nên phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Trấn Thuận Hóa tạo nên phương ngữ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Các phương ngữ Nam Bộ hiện nay hình thành rõ nét kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt qua Đèo Hải Vân vào Quảng Nam cùng với nhiều thay đổi trong ngữ âm và bổ sung nhiều từ vựng từ tiếng Khmer, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu...

Đặc điểmSửa đổi

Có những tổ hợp song âm khi tách ra dùng đơn lẻ thì phương ngữ Nam chọn yếu tố thứ nhất, còn phương ngữ Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa Ngược lại có những tổ hợp người miền Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước (trong phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, rước mang nghĩa trang trọng), lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc[2]

Nhiều từ vựng, phương ngữ Bắc quen dùng từ thuần Việt, phương ngữ Nam hay dùng từ Hán Việt như (Bắc/Nam): hát/ca, chè/trà, bèo tây/lục bình, quán/tiệm, mướp đắng/khổ qua, đỗ/đậu... Ở chiều ngược lại, phương ngữ Bắc thông dụng từ Hán Việt thì phương ngữ Nam hay dùng từ đã Việt hóa như: hoa quả/trái cây...[cần dẫn nguồn]

Nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, đặc điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang, quá giang, anh em cọc chèo (phân biệt chèo lái, chèo kế, chèo mũi) chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm tiền), chìm xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước...[3]

Sử dụngSửa đổi

Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp. Tuy nhiên ngoài ra còn có một số đặc điểm sau.

Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại chúng của quốc gia như Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy ngày càng có xu hướng nhiều chương trình bắt đầu có người dẫn chương trình dùng phương ngữ miền Nam nhưng vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp trong khi phương ngữ miền Trung dường như vắng bóng. Chẳng hạn như trong chương trình thời sự lúc 19 giờ hằng ngày, chương trình được xem là quan trọng và được hầu hết các đài truyền hình địa phương tiếp sóng, chỉ có 2 biên tập viên dùng phương ngữ miền Nam. Tuy vậy, lời dẫn chương trình của các bản tin được gửi về từ địa phương có thể là phương ngữ của vùng đó, ví dụ bản tin từ Quảng Bình được nói bằng giọng Quảng Bình.

Trong khi hát, các ca sĩ dẫu trong Nam hay ngoài Bắc, kể cả hải ngoại đều dùng phương ngữ miền Bắc[cần dẫn nguồn]. Có một số trường hợp dùng phương ngữ địa phương do tính chất bài hát (chẳng hạn ca sĩ Cẩm Ly) hoặc dân ca địa phương hoặc vọng cổ (phương ngữ miền Nam). Tuy nhiên, trong nhiều bài tân cổ giao duyên, thì phần tân cũng được hát bằng phương ngữ miền Bắc trong khi phần cổ được hát bằng phương ngữ miền Nam.

Xu hướngSửa đổi

Gần đây khi giao thông vận tải, truyền hình, phim ảnh và internet phát triển, nhìn chung người ngoài Bắc và trong Nam có xu hướng dễ hiểu nhau hơn, ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng lẫn nhau, ví dụ ngoài Bắc dùng từ nhậu, dzô hoặc trong Nam dùng từ vào trong bóng đá hoặc từ bác xưng hô trên internet nhiều hơn.

Trong xu hướng này, các từ của tiếng Nam Bộ nhập vào tiếng Việt chung là biểu hiện rõ nhất: bột giặt, kem giặt (thay cho xà phòng bột, xà phòng kem), gạch bông, bông tai (gạch hoa, hoa tai), máy lạnh (điều hòa nhiệt độ), tiêu chảy (ỉa chảy, ỉa lỏng), bà bầu (bà chửa), chỉ, cây (vàng) (đồng cân, lạng (vàng)), quậy (phá), nhậu nhẹt (ăn uống, bia rượu), lì xì (mừng tuổi), nước tương (xì dầu), nhà thuốc/ nhà sách (cửa hàng thuốc/ cửa hàng sách), v.v.[2]

Ngoài ra trên các mạng xã hội, các thanh thiếu niên đôi khi cố tình viết sai chính tả để ký âm phương ngữ miền Nam hay miền Trung với mục đích vui vẻ.

Phương ngữ tiếng Việt giữa các vùngSửa đổi

So sánh ngữ âm trong phương ngữ ba vùng lãnh thổ Việt Nam:Sửa đổi

Vùng Thanh điệu Phụ âm đầu Vần Phụ âm cuối Phương ngữ Bắc 6 thanh 23 - bán phân biệt s/x, tr/ch, r/d/gi, phân biệt v/d không phân biệt ưu/iu, ươu/iêu đầy đủ Vùng biên giới phía Bắc (vùng Đông Bắc, Hải Phòng, Quảng Ninh và Tây Bắc) thanh hỏi gần như thanh nặng phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch xu hướng /r/ thành /gi/ đầy đủ Vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ khu vực hạ lưu sông Hồng và ven biển (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,) bán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch đầy đủ Vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch đầy đủ Phương ngữ Trung 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/ ngã 23, phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch, v/d Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả ba hàng (cũ) Vùng Thanh Hóa lẫn lộn thanh hỏi/thanh ngã (một vài vùng) đầy đủ Vùng Nghệ - Tĩnh không phân biệt thanh hỏi/ngã, xu hướng thanh hỏi/ngã -> thanh nặng, thanh nặng -> thanh huyền, âm trầm hơn đầy đủ Vùng Bình - Trị xu hướng thanh hỏi/ngã -> thanh nặng, thanh nặng -> thanh huyền, thanh sắc -> thanh hỏi/nặng nh ->d (cũ) đầy đủ Vùng Thừa Thiên Huế xu hướng thanh hỏi/ngã -> thanh nặng, thanh nặng -> thanh huyền, thanh sắc -> thanh hỏi x ->s mất nhiều vần, vần biến đổi (oi -> oai, anh-> ăn/ân, ach -> ăt, on ->oong, ông->ôông, iên->iêng,...) n -> ng, t -> c Phương ngữ Nam 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/ ngã phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch, bán phân biệt v/d mất nhiều vần, biến đổi rất nhiều vần (â->ă, ô->ơ lẫn lộn, êch->ơt...) n -> ng, t -> c

âm /a/ và /ă/ biến động đa dạng

Vùng Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch mất nhiều vần, /a/ và /e/ biến động, xu hướng /a/ thành /e/. Xem §Bảng vần các vùng phương ngữ tiếng Việt bên dưới. Vùng Bình Định đến Bình Thuận bán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch Tiếng Bình Định:

*ê /e/ [i] trước -m, -p, -u; [ɤ] trước -n, -t, -nh, -ch và trong vần mở (zero).

*a, ă /a, ă/ [æ]

Nam Bộ r -> g (một số vùng), bán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch đồng nhất -in, -it, -un, -ut với -inh, -ich, -ung, -uc
  • Việc lẫn lộn l/n (nói ngọng), r/gi xảy ra cục bộ trên toàn bộ các vùng nói phương ngữ Bắc.
  • Việc lẫn lộn v, gi và d xảy ra cục bộ trên toàn bộ các vùng nói phương ngữ Nam.

Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng ViệtSửa đổi

Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng Việt Vị trí Chính tả Vùng phương ngữ Bắc Vùng phương ngữ Trung Vùng phương ngữ Nam Hà Nội Hải Phòng (Phục Lễ) Hà Tĩnh (Lộc Hà)[4] Quảng Bình (Phong Nha) Huế[5][6] Quảng Nam[7][8] Bình Định[9][10] Sài Gòn Trà Vinh Phụ âm đầu x [s] [s] [s] [s], [ɕ] [s] [s] [s] [s] [s] s [ʂ] [ʂ] [ʂ] [ʂ] [ʂ] [ʂ] [ʂ] ch [tɕ] /c/ [c] [c] [c] [c] [c] [c] [c] tr /ʈ/ [ʈ] [ʈ] [ʈ] [ʈ] [ʈ] [ʈ] [ʈ] r [z] [ʐ] [ʐ] [ʐ], [r] [ʐ], [r] [r] [r] [r] [ɣ] d [dʱ] [z], [dʱ] [ʑ], [ð] [j] [j] [j] [j] [j] gi [z] [z] [ʑ], [ʝ], [c], [ʈ][11]v [12] [v] [v] [v] [v] [v] [v], [j] [v], [j] [j], [vj], [v]

Bảng vần các vùng phương ngữ tiếng ViệtSửa đổi

Bảng vần các vùng phương ngữ tiếng Việt Vị trí Chính tả Vùng phương ngữ Bắc Vùng phương ngữ Trung Vùng phương ngữ Nam Hà Nội Hà Tĩnh (Lộc Hà)[4] Huế[5][6] Quảng Nam[7] Bình Định[9] Sài Gòn Vận mẫu -n, -t[13] [n], [t] [n], [t] [ŋ], [k] [ŋ], [k] [ŋ], [k] [ŋ], [k] -ng, -c[14] [ŋ], [k] [ŋ], [k] on, ot [ɔn], [ɔt] [ɔn], [ɔt] [ɔŋ], [ɔk] [ɔŋ], [ɔk] [ɔŋ], [ɔk] [ɔŋ], [ɔk] oong, ooc [ɔŋ], [ɔk] [ɔŋ], [ɔk] ong, oc [ăwŋm], [ăwkp] [ɔŋ], [ɔk] / [ɔŋm], [ɔkp] [ăwŋm], [ăwkp] [aŋ], [ak] [æŋm], [ækp] [ăwŋm], [ăwkp] ôn, ôt [on], [ot] [on], [ot] [oŋ], [ok] [oŋ], [ok] [oŋm], [okp] [oŋm], [okp] ôông, ôôc [oŋ], [ok] [oŋ], [ok] ông, ôc [ə̆wŋm], [ə̆wkp] [oŋ], [ok] / [oŋm], [okp] [ăwŋm], [ăwkp] [ăwŋm], [ăwkp] [ɐŋm], [ɐkp] [ăwŋm], [ăwkp] un, ut [un], [ut] [un], [ut] [uŋ], [uk] [uŋ], [uk] [uŋ], [uk] [ʊwŋm], [ʊwkp] ung, uc [ʊwŋm], [ʊwkp] [uŋ], [uk] / [uŋm], [ukp] [ʊwŋm], [ʊwkp] [ʊwŋm], [ʊwkp] en, et [ɛn], [ɛt] [ɛn], [ɛt] [ɛŋ], [ɛk] [ɛŋ], [ɛk] [ɛŋ], [ɛk] [ɛŋ], [ɛk] eng, ec [ɛŋ], [ɛk] [ɛŋ], [ɛk] anh, ach [ăjŋ], [ăjk] [ɛɲ], [ɛc] [ăn], [ăt] [ăn], [ăt] [æn], [æt] [ăn], [ăt] ên, êt [en], [et] [en], [et] [en], [et] [eɲ], [ec] [ɤn, ɤt] [ən], [ət] ênh, êch [ə̆jŋ], [ə̆jk] [eɲ], [ec] [ən], [ət] [e:n], [e:t] in, it [in], [it] [in], [it] [in], [it] [iɲ], [ic] [in], [it] [ɨn], [ɨt] inh, ich [iŋ], [ik] [iɲ], [ic] [ɨn], [ɨt] [ɨn], [ɨt] [ɨn], [ɨt]

Vùng phương ngữ BắcSửa đổi

Vùng phương ngữ TrungSửa đổi

Vùng phương ngữ NamSửa đổi

Bảng vần phương ngữ Bình Định so với chính tả[Notes] Chính tả Nguyên âm

hạt nhân

Phụ âm cuối (chung âm) zero -i, -y -o, -u -m, -p -n, -t -ng, -c, -nh, -ch /-zero/ /-j/ /-w/ /-m, -p/ /-n, -t/ /-ŋ, -k/ i /i/ [i] [iw] [im, ip] [in, it] [ɨn, ɨt] ê /ɤ/ [ɤ] [iw] [im, ip] [ɤn, ɤt] [ɤn, ɤt] e /ɛ/ [ɛ] [ɛw] [ɛm, ɛp] [ɛŋ, ɛk] [æn, æt ][15]ư /ɯ/ [ɯ] [ɯ] [ɯw] [ɯŋ, ɯk] [ɯŋ, ɯk] ơ /ɤ/ [ɤ] [ɐj] [om, op] [ɤŋ, ɤk] â /ɤ̆/ [ɐj] [ɐw] [ɐm, ɐp] [ɐŋ, ɐk] [ɐŋ, ɐk] a /a/ [æ ] [æj] [æw] [æm, æp] [æŋ, æk] [æŋ, æk] ă /ă/ [æj][16] [æw][17] [æm, æp] [æŋ, æk] [æŋ, æk] u /u/ [u] [uj] [ɯm, ɯp] [uŋ, uk] [uŋ, uk] ô /o/ [o] [ɐw] [om, op] [oŋm, okp] [ɐŋm, ɐkp] o /ɔ/ [ɐ ] [oj] [om, op] [ɔŋ, ɔk] [æŋm, ækp] ia, iê /iɤ/ [iɤ] [iw] [im, ip] [iɤŋ, iɤk] [iɤŋ, iɤk] ưa, ươ /ɯɤ/ [ɯɤ] [ɯ] [ɯw] [ɯm, ɯp] [ɯɤŋ, ɯɤk] [ɯɤŋ, ɯɤk] ua, uô /uɤ/ [uɤ] [uj] [ɯm, ɯp] [uɤŋ, uɤk] [uɤŋ, uɤk]

^ Notes:

  • Vần inh, ich, ênh, êch, anh, ach trong phương ngữ Bình Định giống như các phương ngữ miền Nam khác khi nguyên âm ngắn dòng trước /i, e, ɛ/ nhích về phía giữa (centralization) thành các nguyên âm dòng giữa [ɨ, ɤ, æ] trong khi phụ âm theo sau biểu hiện như phụ âm chân răng [n, t].
  • Âm /ɤ̆/ â biến đổi [ɐ] trong mọi hoàn cảnh âm vị. Trong khi, /a, ă/ a, ă mất phân biệt trường độ cùng biến đổi thành nguyên âm đơn có âm sắc mới trong hệ thống [æ]. Hệ quả vần âng, âc [ɐŋ, ɐk], ang, ac, ăng, ăc [æŋ, æk] phân biệt với ông, ôc [ɐŋm, ɐkp] và ong, oc [æŋm, ækp] chỉ bằng nét môi hóa phụ âm cuối.
  • Vần ươi, ưi /ɯɤj, ɯj/ rụng âm cuối /ɯ:, ɯ/ và mất phân biệt trường độ thành [ɯ]. Thí dụ trái bưởi như trái bử, người ta như ngừ ta.
  • Vần ôi /oj/ rụng âm cuối và nguyên âm đôi hóa [ɐw]. Thí dụ bà nội như bà nậu, rồi như rầu.
Bảng vần phương ngữ Quảng Nam so với chính tả[Notes] Chính tả Nguyên âm

hạt nhân

Phụ âm cuối (chung âm) zero -i, -y -o, -u -m, -p -n, -t -ng, -c, -nh, -ch /-zero/ /-j/ /-w/ /-m, -p/ /-n, -t/ /-ŋ, -k/ i /i/ [i:] [i:w] [i:m, i:p] [iɲ, ic] [ɯn, ɯt] ê /ɤ/ [e:] [ew] [em, ep] [eɲ, ec] [e:n, e:t] e /ɛ/ [ɛ:] [ew] [em, ep] [ɛŋ, ɛk] [an, at ][15]ư /ɯ/ [ɯ:] [ɯ:j] [ɯ:w] [ɯŋ, ɯk] [ɯŋ, ɯk] ơ /ɤ/ [ɤ:] [ɤ:j] [ɤ:m, ɤ:p] [ɤ:ŋ, ɤ:k] â /ɤ̆/ [a:j] [a:w] [am, ap] [aŋ, ak] [aŋ, ak] a /a/ [ɑ ] [ɯə] [o:] [ɑm, ɑp] [ɑŋ, ɑk] [ɑŋ, ɑk] ă /ă/ [a:][16] [a:][17] [a:m, a:p] [ɛŋ, ɛk] [ɛŋ, ɛk] u /u/ [u:] [u:j] [ɯm, ɯp] [u:ŋ, u:k] [uŋm, ukp] ô /o/ [o:] [o:j] [ɤ:m, ɤ:p] [o:ŋ, o:k] [ɔŋm, ɔkp ] o /ɔ/ [ɔ] [uə] [o:m, o:p] [ɔŋ ] [a:ŋ, a:k ] ia, iê /iɤ/ [iə] [i:w] [i:m, i:p] [i:ŋ, i:k] [i:ŋ, i:k] ưa, ươ /ɯɤ/ [ɯə] [ɯəj] [ɯ:w] [ɯ:m, ɯ:p] [ɯ:ŋ, ɯ:k] [ɯ:ŋ, ɯ:k] ua, uô /uɤ/ [uə] [u:j] [u:m, u:p] [u:ŋ, u:k] [uŋ, uk]

^ Notes:

  • Vần inh, ich, ênh, êch, anh, ach trong phương ngữ Quảng Nam đang xét giống như các phương ngữ miền Nam khác (từ Huế trở vào) khi nguyên âm ngắn dòng trước /i, ɛ/ nhích về phía giữa thành các nguyên âm dòng giữa [ɯ, a], ngoại trừ /e/ [e:]; trong khi phụ âm theo sau biểu hiện như phụ âm chân răng [n, t].
  • Vần in, it, ên, êt [iɲ, ic, eɲ, ec] được cho một phát âm cổ còn lưu dấu lại và tương đồng với một số phương ngữ Mường hiện nay, lên [leɲ], đến [ɗeɲ].

Bảng so sánh các đại từ được sử dụng tại các vùng phương ngữ tiếng ViệtSửa đổi

Bảng so sánh các đại từ[18] Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam này ni, nì,

ni, nì (Quảng Nam - Đà Nẵng)

nầy, rày, nè thế này ri này (Thanh Hoá),

ri nì (Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên)

ri nè (Quảng Nam - Đà Nẵng)

vầy, như vầy ấy nớ,

nớ (Quảng Nam - Đà Nẵng)

đó thế, thế ấy rứa, rứa nớ vậy, vậy đó kia tê kia kìa tề kìa đâu mô đâu nào mồ nào sao, thế nào răng sao tôi tui tui, tôi tao tau

ta (Quảng Nam - Đà Nẵng)

tao chúng tôi bọn tui (Thanh Nghệ Tĩnh),

tụi tui (Bình Trị Thiên)

tụi tui chúng tao choa, bọn choa (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

tụi tau (Trị Thiên)

tụi ta (Quảng Nam - Đà Nẵng)

tụi tao mày mi mày, bay, bây chúng mày bọn bây (Thanh Nghệ Tĩnh),

tụi mi, tụi bay (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

tụi mày, tụi bay, tụi bây nó hắn nó chúng nó bọn hắn (Thanh Nghệ Tĩnh),

tụi hắn (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

tụi nó ông ấy ông nớ

ông nớ (Quảng Nam - Đà Nẵng)

ổng bà ấy mụ nớ (Bình Trị Thiên),

bà nớ (Quảng Nam - Đà Nẵng)

bả cô ấy o nớ,

cô nớ (Quảng Nam - Đà Nẵng)

cổ chị ấy chị nớ

chị nớ, ả nớ (Quảng Nam - Đà Nẵng)

chỉ anh ấy anh nớ, eng nớ

anh nớ (Quảng Nam - Đà Nẵng)

ảnh

Bảng so sánh các từ thông dụng tại các vùng trong phương ngữ tiếng ViệtSửa đổi

Bảng so sánh các từ thông dụng Thể loại Phương ngữ Bắc Vùng phương ngữ Trung Vùng phương ngữ Nam Động vật lợn lợn (Thanh Nghệ Tĩnh),

heo (Bình Trị Thiên)

heo ngan ngan (Thanh Nghệ Tĩnh),

vit Xiêm (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

vịt Xiêm hổ hổ, khái (Thanh Nghệ Tĩnh),

cọp (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

cọp, hùm, ông ba mươi, khái Thực vật quả quả, trấy (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

trái (Trị Thiên)

trái hoa hoa (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

bông (Trị Thiên)

bông đỗ đỗ (Thanh Hoá),

độ (Nghệ Tĩnh),

đậu (Bình Trị Thiên)

đậu ngô ngô (Thanh Nghệ Tĩnh),

bắp (Bình Trị Thiên)

bắp dứa dứa, gai (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

thơm (Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

khóm lạc lạc (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

đậu phộng, đậu phụng (Trị Thiên)

đậu phộng, đậu phụng roi đào (Thanh Nghệ Tĩnh),

mận (Bình Trị Thiên)

mận điều điều điều, đào lộn hột lê lê lê, xá lị táo táo (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình)

bôm (Trị Thiên)

bôm, táo (tây) táo ta táo táo (ta) na na (Thanh Nghệ Tĩnh),

mãng cầu (Bình Trị Thiên)

mãng cầu dai, mãng cầu ta mãng cầu gai na gai (Thanh Nghệ Tĩnh)

mãng cầu gai, mãng cầu chua (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

mãng cầu Xiêm hồng xiêm hồng xiêm (Thanh Nghệ Tĩnh),

sabôchê (Trị Thiên)

sabôchê củ đậu củ độ (Thanh Nghệ Tĩnh),

củ đậu (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

củ sắn sắn sắn khoai mì dưa chuột dưa chuột (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình)

dưa leo (Trị Thiên)

dưa leo rau mùi mùi (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

rau ngò (Trị Thiên)

ngò rí mướp đắng mướp đắng (Nghệ Tĩnh) khổ qua bí ngô, bù rợ bí đỏ, bí rợ cà rốt cà rốt, củ cải đỏ cà chua cà chua, cà tô-mát khoai tây khoai tây, khoai lang tây đậu cô-ve, đậu ve đậu que cải cúc tần ô cải xanh cải bẹ xanh cải bẹ muối dưa cải xậy, cải tùa xậy, tùa xại, toàn xậy súp lơ, hoa lơ (xanh, trắng) bông cải (xanh, trắng) dọc mùng dọc mùng (Thanh Nghệ Tĩnh),

bạc hà (Bình Trị Thiên)

bạc hà mùi tàu ngò tàu ngò gai húng chanh rau tần dày lá giếp cá giấp cá rau diếp, xà lách xà lách, cải (tai) bèo (cây/hoa) dâm bụt râm bụt, dâm bụt (cây/hoa) bông bụp lá lốt lá lốp cây cảnh cây cảnh cây kiểng Thực phẩm chè (tươi) chè xanh, trà trà xì dầu xì dầu nước tương, tàu vị yểu, xì dầu mì chính mì chính (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị)

vị tinh, bột ngọt (Thừa Thiên Huế)

bột ngọt tào phớ đậu pha (Thanh Nghệ Tĩnh),

đậu hũ (Bình Trị Thiên)

tàu hủ nem rán nem, chả cuốn (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị)

ram (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng)

chả giò ô mai ô mai xí muội ly đá ly đá tẩy bánh caramen bánh caramen (Thanh Nghệ Tĩnh),

bánh flan (Bình Trị Thiên)

bánh flan, bánh lăng Vật dụng kính kính kiếng ô ô (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

dù (Trị Thiên)

dù rọ cạo (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

rọ (Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

rổ chăn chăn (Thanh Nghệ Tĩnh),

mền (Bình Trị Thiên)

mền (mắc) màn (mắc) màn (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

(giăng) mùng (Trị Thiên)

(giăng) mùng áo phông áo phông (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

áo thun (Trị Thiên)

áo thun áo ấm áo ấm, áo gió, áo khoác áo lạnh, áo gió mũ mũ, mạo nón tất tất vớ ảnh ảnh,

hình

hình (thắp) nến (thắp) nến (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

đèn sáp (Trị Thiên)

(đốt) đèn cầy dĩa dĩa (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

nĩa (Trị Thiên)

nĩa đĩa đĩa (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

dĩa (Trị Thiên)

dĩa thìa thìa (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

muỗng (Trị Thiên)

muỗng muôi môi (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

vá (Trị Thiên)

vá chén (rượu, trà) ly (rượu, trà) chung, ly (rượu, trà) bát đọi chén bát tô tô tô cốc ly tách, ly lọ chai chai chậu thau thau tẩy tẩy (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị)

gôm (Thừa Thiên Huế)

gôm bút bút (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình)

viết (Trị Thiên)

viết túi bóng bao bóng (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

bịch/bọc (nylon) (Thừa Thiên Huế)

bịch/bọc (nylon) (Sài Gòn),

bị (Nam Trung Bộ)

ô tô ô tô, xe con xe hơi tàu hoả tàu hỏa xe lửa (má) phanh (má) phanh (bố) thắng lốp (xe) lốp (xe) vỏ (xe) săm (xe) săm (xe) (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

ruột (xe) (Thừa Thiên Huế)

ruột (xe) xích (xe) xích (xe) (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

sên (xe) (Thừa Thiên Huế)

sên (xe) dầu nhờn dầu nhớt dầu nhớt Xưng hô bố bố (Thanh Hóa),

bọ (Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

ba (Trị Thiên)

ba, cha, tía anh cả anh cả anh hai anh hai anh hai anh ba (dạ) vâng dạ dạ, vâng [jəŋ] Hành động dùng dùng (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

xài (Thừa Thiên Huế)

xài là (bàn) ủi (bàn) ủi đèo chở chở, cộ rẽ rẽ, quènh (Thanh Nghệ Tĩnh),

quành (Bình Trị Thiên)

quẹo ngã bổ té đỗ (xe) đỗ, độ (xe) (Thanh Nghệ Tĩnh),

đậu (xe) (Bình Trị Thiên)

đậu (xe) (thi) đỗ (thi) đỗ (Thanh Nghệ Tĩnh),

đậu (Bình Trị Thiên)

(thi) đậu (thi) trượt (thi) trượt (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

rớt (Trị Thiên)

(thi) rớt xơi, ăn ăn ăn bổ bổ (Thanh Nghệ Tĩnh),

mổ (Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng)

xẻ vồ vồ (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

chụp (Thừa Thiên Huế)

chụp véo véo, béo, bẹo, ngắt ngắt, nhéo (buồn) nôn (buồn) nôn (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

(bụng) mửa (Thừa Thiên Huế)

(mắc) ói mắng chửi, la, nạt chửi, rầy buồn cười buồn cười mắc cười bắt nạt bắt nạt (Thanh Nghệ Tĩnh),

ăn hiếp (Bình Trị Thiên)

ăn hiếp mặc cả mặc cả (Thanh Nghệ Tĩnh),

trả giá (Bình Trị Thiên)

trả giá Tính chất gầy gầy (Thanh Nghệ Tĩnh),

ốm (Bình Trị Thiên)

ốm béo béo (Thanh Nghệ Tĩnh),

mập (Bình Trị Thiên)

mập, ú muộn muộn (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

trễ (Trị Thiên)

trễ buồn nhột nhột thủng lủng (Lộc Hà, Hà Tĩnh), thủng lủng kiêu kiêu (Thanh Nghệ Tĩnh),

chảnh (Bình Trị Thiên)

chảnh (làm) cảnh (làm) cảnh,

(làm) kiểng (Huế - do phạm húy hoàng tử Cảnh)

(làm) kiểng hỏng hư hư lác (mắt) lác (mắt) (Thanh Nghệ Tĩnh),

lé (Bình Trị Thiên)

lé Khác ngõ ngõ (Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị),

hẻm (Thừa Thiên Huế)

hẻm ngách hẻm (của ngõ)

kiệt nhỏ (của kiệt)

hẻm (của hẻm) hàng, quán hàng, quán (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

quán, tiệm (Trị Thiên)

quán, tiệm nghìn nghìn (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

ngàn (Trị Thiên)

ngàn mồm miệng miệng đá bóng đá bóng (Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình),

đá banh (Trị Thiên)

đá banh rán rán (Thanh Nghệ Tĩnh),

chiên (Bình Trị Thiên)

chiên (bị) bệnh (nặng) (bị) bệnh nặng (bị) bịnh nặng (bị) ốm (bị) ốm (Thanh Nghệ Tĩnh),

(bị) đau (Quảng Bình),

(bị) bịnh (Trị Thiên)

(bị) bịnh cân, kilogram cân,

cân (Quảng Nam - Đà Nẵng)

ký (tiền) thừa (tiền) thừa (Thanh Nghệ Tĩnh),

thối tiền (Bình Trị Thiên)

(tiền) thối, thồi (tiền)

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Phương ngữ Huế NTT (Trích từ Tự điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức) 07:45' 12/10/2005 (GMT+7)
  2. ^ a b TIẾNG NAM, TIẾNG BẮC Đang xích lại gần nhau (PDF). Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2012. line feed character trong |title= tại ký tự số 21 (trợ giúp)
  3. ^ Phương ngữ Nam Bộ về sông nước. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (83). 2010. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ a b Nguyễn T. L., Hằng (2018). Ngữ âm tiếng Lộc Hà - Hà Tĩnh. Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội.
  5. ^ a b Vương H., Lễ (1992). Các đặc·điểm ngữ·âm của tiếng Huế. Nguyễn Tiến Hải blogspot. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ a b Theo Thompson (1965).
  7. ^ a b Hoa Pham, Andrea. Ngôn ngữ biến đổi và số phận của nguyên âm /a/ trong giọng Quảng Nam. [Issue in language change and the phonemic status of /a/ in Quang Nam dialect]. Ngôn ngữ. số 6, 2014.
  8. ^ Điền dã các huyện Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình và Hiệp Đức.
  9. ^ a b Lê T. H., Mai. Âm sắc, trường độ và giải pháp cho hệ thống nguyên âm thổ ngữ Bình Định. Ngôn ngữ. số 10, 2016.
  10. ^ Các huyện An Nhơn và Tuy Phước.
  11. ^ Chỉ thể hiện những âm có các mối liên hệ biến âm được biết đến. Số lượng từ kí âm rồi còn giới hạn. [ʑ] ở các từ gió, giam, giả; [ʈ] già, giữa, giữ, giun (trùn); [c] giùi lỗ, giền gai [j] tê giác; [s] giặt (quần áo), [ʂ] giàn.
  12. ^ Trong phương ngữ Nam, v thường được phát âm là [vj] hoặc [bj] ở những người có trình độ văn hóa cao hơn. Tuy nhiên, đối tượng này lại chuyển sang dùng [j] nhiều hơn trong khẩu ngữ. Những người có trình độ văn hóa thấp hơn thường dùng [j] trong văn nói. Xem: Thompson (1959), Thompson (1965: 85, 89, 93, 97-98).
  13. ^ (ăn, ăt, an, at, ân, ât, ơn, ơt, ưn, ưt, uôn, uôt, ươn, ươt, iên, iêt)
  14. ^ (ăng, ăc, ang, ac, âng, âc, ưng, ưc, uông, uôc, ương, ươc, iêng, iêc) vần ơng, ơc không có trong chính tả tiếng Việt hiện đại.
  15. ^ a b vần anh, ach
  16. ^ a b Vần ay
  17. ^ a b Vần au
  18. ^ Theo Hoàng Thị Châu (1989).

Tham khảoSửa đổi

  • Hoàng Thị Châu. (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước: Phương ngữ học. Hà Nội: Khoa học xã hội.
  • Thompson, Laurence E. (1959). Saigon phonemics. Language, 35 (3), 454-476.
  • Thompson, Laurence C. (1991). A Vietnamese reference grammar. Seattle: University of Washington Press. Honolulu: University of Hawaii Press. (Original work published 1965). (Online version: Mon-Khmer Studies Journal, Articles by THOMPSON, Laurence.)
  • Phạm, Hoà. (2001). A phonetic study of Vietnamese tones: Reconsideration of the register flip-flop rule in reduplication. In C. Féry, A. D. Green, & R. van de Vijver (Eds.), Proceedings of HILP5 (pp.140158). Linguistics in Potsdam (No. 12). Potsdam: Universität Potsdam (5th conference of the Holland Institute of Linguistics-Phonology). ISBN 3-935024-27-4.
  • Phạm, Hoà Andrea (2003), Vietnamese Tone A New Analysis, New York: Routledge, ISBN978-0-415-96762-4
  • Phạm, Hoà Andrea (2006), Vietnamese Rhyme, Southwest Journal of Linguistics, 25: 107142
  • Phạm, Hoà Andrea (2008), The Non-Issue of Dialect in Teaching Vietnamese, Journal of Southeast Asian Language Teaching, 14: 2239
  • Thompson, Laurence (1959), Saigon phonemics, Language, 35 (3): 454476, doi:10.2307/411232, JSTOR411232
  • Thompson, Laurence (1967), The history of Vietnamese final palatals, Language, 43 (1): 362371, doi:10.2307/411402, JSTOR411402
  • Thompson, Laurence (1965), A Vietnamese reference grammar (ấn bản 1), Seattle: University of Washington Press., ISBN978-0-8248-1117-4

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ 30/04/2007