Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế là gì

Tôi là giáo viên (hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế ) của Trung tâm dạy nghề thuộc Sở giáo dục, tháng 8/2015 sáp nhập các trung tâm tôi được phân về Trung tâm giáo dục của huyện và được Trung tâm và huyện ký hợp đồng năm 2015 là 3 tháng, năm 2016 ký hợp đồng là 1 năm. Tháng 10/2015 tôi có thi tuyển viên chức giáo viên do UBND tổ chức

Như vậy trường hợp của tôi chỉ cần thi trung bình các môn trên 5 điểm là đậu hay phải thi cạnh cạnh? Nếu thi cạnh tranh tôi không đậu thì tôi có được hợp đồng nữa không? (Vì trường hợp của tôi là năm 2013 làm việc là nhân viên trong trường THPT Bán công hợp đồng dài hạn, năm 2010 trường chuyển thành trường công lập thì toàn bộ giáo viên là vào biên chế, còn nhân viên là hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế do sở nội vụ ký trong đó có tôi, năm 2013 tôi được điều động lên Trung tâm giáo dục thường xuyên làm nhiệm vụ giáo viên dạy nghề và đến tháng 8/2015 sáp nhập các trung tâm, trước khi sáp nhập tại trung tâm cũ còn thiếu chỉ tiêu biên chế nên khi sáp nhập về trung tâm mới tôi đi đâu thì chỉ tiêu biên chế là của tôi và mình tôi thi). Tôi đến nay làm việc được 13 năm. Cho tôi hỏi thêm trường hợp của tôi có được nghỉ phép về thăm gia đình không? Và được nghỉ bao nhiêu ngày? Và căn cứ vào văn bản nào? Rất mong công ty luật tư vấn cho Tôi. Tôi xin cảm ơn

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, thi tuyển viên chức

Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Trường hợp của bạn là làm việc theo chế độ hợp đồng, đang thi tuyển viên chức. Không có khái niệm "hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế", biên chế chỉ sử dụng đối với cán bộ, công chức làm việc lâu dài và hưởng lương từ ngân sách nhà nước và họ không làm việc theo chế độ hợp đồng.

Căn cứ Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, khi thi tuyển viên chức  phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Tùy theo yêu cầu của vị trí việc làm, người dự thi phải thi cả ngoại ngữ và tin học văn phòng.Bài thi được tính theo thang điểm 100 trong đó điểm bài thi kiến thức chung được tính hệ số 1, điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành được tính hệ số 1 đối với bài thi viết hoặc thi trắc nghiệm, được tính hệ số 2 đối với bài thi thực hành. Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.  Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham gia đủ các bài thi và mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành  cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

b) Thương binh;

c) Người hưởng chính sách như thương bình;

d) Con liệt sĩ;

đ) Con thương binh;

e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;

g) Người dân tộc ít người;

h) Đội viên thanh niên xung phong;

i) Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

l) Người dự tuyển là nữ;

Trường hợp không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên  thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ưu tiên tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.

Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các lần sau.

Nếu thi tuyển nhưng bạn không trúng tuyển thì bạn vẫn có thể làm việc theo chế độ hợp đồng với đơn vị sự nghiệp.

Thứ hai, chế độ nghỉ ngơi

Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định Quyền của viên chức về nghỉ ngơi:

1. Được nghỉ hàng năm , nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với người lao động theo hợp đồng chưa trúng tuyển viên chức thì chế độ nghỉ ngơi của họ được quy định giống như người lao động làm việc theo hợp đồng và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012.

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Điều 112. Nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn nghỉ nguyên lương trong những trường hợp sau đây: 

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, ngoài những trường hợp mà pháp luật lao động về iệc nghỉ phép của người lao động thì bạn có thể thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về việc nghỉ phép không lương.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về trường hợp giáo viên hợp đồng trong biên chế?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

Trịnh Hoa - Công ty Luật Minh Gia

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Trường hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì do cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc.

(Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010, Khoản 1 Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020).

02 loại hợp đồng làm việc của viên chức

(1) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Loại hợp đồng này chỉ áp dụng với 03 nhóm đối tượng sau đây:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020.

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

-  Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(2) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn

Loại hợp đồng này áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày  01/7/2020 (trừ đối tượng thuộc diện ký hợp đồng không xác định thời hạn).

Trong hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Lưu ý:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi đó.

03 mẫu hợp đồng làm việc mới nhất

 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ban hành 03 mẫu hợp đồng làm việc sau đây:

- Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

- Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn (dành cho đối tượng dưới 18 tuổi).

- Mẫu hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế là gì
File word mẫu Hợp đồng làm việc của viên chức

Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế là gì

Quy định về ký kết hợp đồng làm việc

- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định tuyển dụng;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng viên chức phải đến đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đồng ý gia hạn.

- Trường hợp người được tuyển dụng viên chức không đến ký hợp đồng làm việc và nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Luật Viên chức 2010 (đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

+ Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

+ Viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc, Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng nên bị buộc thôi việc;

+ Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

+ Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

+ Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

- Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

- Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

+ Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN