Hướng dẫn cách mở bài bằng phong cách ngôn ngữ năm 2024

Hoàn cảnh ra đời (thời đại văn học) Bất kì tác phẩm văn học nào cũng được sinh ra trên nền thời đại cụ thể. Văn học 30 năm chiến tranh có hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt, là giai đoạn mà các nhà văn nhà thơ phải a tư thế: “Dẫu một cây chông trừ giặc Mĩ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương”. Vì vậy nên viết về thời đại lớn cũng có thể là một gợi ý hay. Ví dụ: Ngay từ trong chiến tranh, các nhà văn của chúng ta đã mong mỏi làm sao để “ôm cho hết vòng tay của mình hiện thực bề bộn”, để mỗi tác phẩm là những mùa hoa nở rộ vẻ đẹp tinh thần con người trong kháng chiến trường kì. Với ý nghĩa đó, sự hiện diện của Việt Bắc- Tố Hữu là điển hình cho một tác phẩm văn chương “bám gót theo từng bước đi của đời sống” và trong thi phẩm hiện rõ lên tình quân dân thiết tha cùng với sự gắn bó ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc.

  • Hoạt động sáng tạo của nhà văn: Có rất nhiều tác giả trong thời kì văn học 30 năm chiến tranh sống dưới hai tư cách: Cầm súng và cầm bút. Vì vậy mà mọi người có thể viết về hoạt động sáng tạo của họ. Nỗ lực vì văn nghệ và chiến đấu Ví dụ: Với hai vũ khí: cây súng và cây bút, Quang Dũng đã tuyệt đối và trọn vẹn làm tròn trách nhiệm của mình, ở những trang viết, nó là mục đích cuối cùng của một người viết văn trong ý nghĩa chân chính của từ này. Với “Tây Tiến” nhà thơ đã dựng nên bức tượng đài người lính một thời “hoa lửa” trong nỗi nhớ bàng bạc về những ngày đã qua...
  • Cảm hứng chung của cả thời đại, chia sẻ của các nhà văn về văn chương, về hình tượng điển hình là người lính. Hình tượng trung tâm của văn học thời kì này là người lính. Tuy nhiên thì nếu đề bài không hướng trực tiếp đến đối tượng này thì mọi người có thể dùng những chia sẻ của các thế hệ văn nghệ sĩ để bài viết mới mẻ hơn là trích thơ ca đơn thuần: Ví dụ: Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét trong cuốn Nói chuyện thơ kháng chiến (1951): “Con người kháng chiến lo lắng hồi hộp, chờ đợi hi vọng, phấn khởi, sống dồn trong một hai năm nhiều hơn những cuộc sống nhạt kéo dài trong hàng thế kỷ. Do đó cần phải có thơ”. Và với ý nghĩa đó thơ ca ra đời như chiếc “bình chứa” thu lại trọn vẹn tình cảm của con người thời đại. Tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu dường như cũng đã làm trọn vẹn được công việc đó. Bài thơ bài thơ được viết nên để thể hiện nỗi lòng của những người chiến sĩ cách mạng phải chia xa núi rừng Tây Bắc thân thuộc để về một nơi căn cứ mới. Những hình ảnh và kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người ở đây được tác giả thể hiện một cách sống động và đầy chân thực.

THAM KHẢO THÊM MỞ BÀI

  1. Đi từ một câu chuyện về nhà văn hoặc quan niệm nghệ thuật nhà văn Những câu chuyện về các nhà văn thì các bạn có thể tì m đọc về tiểu sử, hồi kí của họ. Cũng có rất nhiều tư liệu hay để vận d ụng cho bài viết. Còn quan niệm nghệ thuật thì có thể là phát biểu trực tiếp thành lời hoặc thể hiện

thông qua các sáng tác. Ở cả bài thi HSG hay ĐH thì đề u nên học cả 2 vùng kiến thức này. Ví dụ một mở cho chủ đề văn học và hiện thực cho thi HSG đi từ quan niệm NT, mở về bài “Sóng ” đi từ những hiểu biết về cuộc đời nhà thơ.

Nhà thơ Chế Lan Viên từng đau đáu câu hỏi với kiệt tác " Truyện Kiều"_ Nguyễn Du: " Có phải mỗi trang Kiều đều có mưa phùn t hời đại nhuốm vào chăng?" Không chỉ trang thơ của đại thi hào dân tộc mà mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính đều mang " mưa phùn thời đ ại" như thế. Bởi lẽ, người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật l uôn ý thức về tầm quan trọng của hiện thực và họ luôn tự nhắc nhở :" Hãy cố gắng đứng ở thời đại chúng ta cho đến khi chúng ta không còn nữa" ( Musset ). Mỗi khi cầm trên tay thi phẩm “Sóng” tôi lại bồi hồi nhớ về nữ sĩ Xuân Quỳnh- người con gái đến từ ngôi làng nhỏ bên bờ sông Nhuệ hiền hòa. Khi m ới mười ba tuổi Xuân Quỳnh trở thành diễn viên múa trong đoàn ca trung ư ơ ng nhưng vì nặng lòng với văn chương mà từ bỏ á nh đèn sân khấu để trọn lòn g với thi ca. Và ở trên lãnh địa này, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một tiếng thơ hồn nhiên dung dị với những khát vọng rất đời thường. “Sóng” nằm trong tập “Hoa dọc chiến hào”, là tác phẩm thơ tiêu biểu cho Xuân Quỳnh với những tình cảm được biểu hiện tự nhiên, chân thực theo một cách đầy chất thơ.

2.Đi từ một câu nói của nhà văn để lại nhiều suy ngẫm trong bạn ví dụ cho bài thi HSG với tác phẩm “Hai đứa trẻ” và ĐH sử dụng luôn về “Sóng” nhưng cách viết khác nhé: Tôi còn nhớ Osho trong cuốn sách “Đức Phật” từng nói r ằng: “ Con người hơi lạ một chút: Họ tiếp tục thám hiểm Himalaya, họ tiếp tục thám hiểm Thái Bình Dương, họ tiếp tục vươn tới mặt trăng và sao hỏa; chỉ có một thứ họ không bao giờ thử, thám hiểm bản thể bên trong.” Thời đại tốc độ, con người ta đang dần đánh mất đi những kết nối: một trong số đ ólà kết nối với chính mình. Và văn chương trong cuộc sống ngày hôm nay lại cần thiết hơn bao giờ hết khi cho con người ta cơ hội “tĩnh”, để nhìn lại c hính mình một cách bình thản. Đến với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ta cứ mãi tự vấn: “ Hai mầm sống non tơ trên một nơi không có sinh khí. Sự trái ngược, t rái khoáy kia chứa đựng một mâu thuẫn nhân sinh làm day dứt lòng người, và làm sao để cứu lấy những đứa trẻ, làm sao để chính bản thân ta không bị r ơi xuống cái vực thẳm của chờ trông mòn mỏi”.

Ví dụ cho “ Sóng” Xuân Quỳnh thì như này: "Tình yêu chứa nhiều sự tò mò, một cuộc dò dẫm bên tr ong đối phương nhằm đi tìm một mảnh của bản thân..." ( Trọn vẹn con người tôi - Anna Funder) Có lẽ vì tình yêu luôn bí ẩ n mà nó luôn gợi lên nhữn g câu hỏi. Người bình thường lí giải nó thông qua những mối tình. Nhà thi sĩ cố gắng đi tìm câu trả lời cho nó thông qua những vần thơ. Và với " Sóng" n ữsĩ Xuân Quỳnh bắt đầu hành trình "tìm ra tận bể" để lí giải cho tình yêu, c ho những khao khát chẳng bao giờ lặng im của một hồn thơ lúc nào cũng băn khoă n, xao động.

Đỗ Phủ- Một tài năng kiệt xuất nhưng “sinh bất phùng thời” lận đận, đói nghèo, chết trong cơ cực trên một con thuyền rách nát. Ấy vậy mà ông vẫn viết, viết đến hơi thở tàn mới buông xuôi. Và chưa cần chất vấn “Đỗ Phủ viết để làm gì”, ta cứ hỏi xem những áng văn chương của ông có sức mạnh như thế nào? Và cũng tự hỏi xem văn chương chân chính muôn đời đã giúp nâng cao tinh thần con người ra sao? Bài thơ của Nguyễn Phan Hách là sự chất vấn về ý nghĩa, giá trị của thi ca, của thi nhân trong cõi nhân sinh. Câu trả lời thuộc về mỗi người đọc, nhưng đối với riêng tôi, văn chương luôn tiềm ẩn những giá trị đặc biệt vì nó làm cho cái đẹp trong cuộc đời này trở nên bất tử. 4. “Thế gian bị bủa vây Bởi bức màu tối ám Nhưng còn đi đêm nay Vầng trăng kia toả rạng Khiến tội thêm đoạ đày.” “Thất đại tội” ở con người và sự tạp nham của cuộc đời đã tạo nên bức màu tối ám khiến thế gian bị bủa vây. Trầm mình trong sự rệu rã, quay cuồng trong những vòng tuần hoàn không có điểm dừng, con người giờ chẳng thể phân biệt được cái đúng sai, cái thực ảo. Và nghệ thuật xuất hiện, soi rọi tâm hồn ta, khiến ta phải thành thật với chính mình, với bản ngã đang được giấu kín kia, bởi lẽ “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than.” Nghệ thuật không phải là một tôn giáo, nhưng con người vẫn thường chọn nghệ thuật là nơi tự thú của mình. Không khô khan giáo điều, nghệ thuật chính là điểm tựa để con người nhận thức thế giới, hoàn thiện nhân cách, và cảm nhận cái đẹp của sự sống, đúng như Nguyễn Đình Thi từng viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho đường chúng ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”. 5. Phùng Quán đã đi qua “30 năm cá trộn, rượu chịu, văn chui” nhờ: “Có những phút ngã lòng/Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.” Đối với người nghệ sĩ đa tài mà nhiều lắm những truân chuyên ấy, sáng tạo nghệ thuật giống như một cách để buông xả hết những đắng cay giằng xé của cái đời thường đầy thăng trầm nghiệt ngã. Viết cũng giống như là một cách để sống, để an ủi linh hồn mình và vực dậy tâm hồn người yếu ớt, để cùng bước qua những khổ ải nơi chốn trần gian. Người nghệ sĩ phải đau với nỗi đau của mình, đau với nỗi đau của đời, thương cho nỗi đau của người. Có như vậy, thứ văn chương anh viết ra mới có giá trị nâng đỡ trái tim bạn đọc, mới hướng con người đến những giá trị nhân văn, đến vùng trời của chân- thiện-mỹ. Bàn về chức năng, giá trị của văn học, có ý kiến cho rằng....

MỞ CHO THIÊN CHỨC NHÀ VĂN

  1. Nếu như không đi qua những nốt thăng nốt trầm của cuộc sống, không có những trải nghiệm sâu sắc về đời người, không có những năm tháng sống trong nhung lụa chốn hoàng cung, không có mười năm gió bụi vất vả đói nghèo, không có chuyến đi sứ đến Trung Quốc sau khi lên làm quan nhà Nguyễn, thì còn đâu một đại thi hào dân tộc Nguyễn Du được nhân dân mọi thời đại biết đến và ca ngợi, còn đâu một Truyện Kiều bất tử đến ngày nay? Tài năng là thiên phú, nhưng trải nghiệm là cả một cuộc hành trình sống và chiêm nghiệm của người nghệ sĩ. Và để tạo nên những áng văn, áng thơ bất hủ của thời đại, những bậc văn nhân thi nhân ấy phải lặn sâu vào từng ngõ ngách của nhân gian, phải để cho tác phẩm của mình va đập vào đời, vào hồn người nhạy cảm tinh tế để thể hiện trọn cái hỉ nộ ái ố của cuộc sống. Như nhà văn Francoise Sagan đã từng chia sẻ:

“Tôi sẽ sống rất cẩu thả nếu tôi không viết và tôi sẽ viết rất cẩu thả nếu tôi không sống.”, người ta chỉ có thể được công nhận là một nhà văn, nhà thơ thật sự khi họ biết cách dung hoà giữa hiện thực đời sống và văn chương, và đây cũng là thiên chức, là tư chất của mọi bậc thi sĩ văn nhân mọi thời đại. 2. Một chiều mưa Hà Nội, tôi ngồi nghe lại khúc “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn: “Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng/Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.” Đã mấy thập kỉ trôi qua, mà nhạc Trịnh vẫn khiến người ta si mê nhiều đến thế. Vậy điều gì thực sự đã làm nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật? Tôi thiết nghĩ đó làm tấm lòng, là trái tim và tài năng của người nghệ sĩ. Không có “Trịnh” (xin phép được gọi cố nhạc sĩ bằng cái tên với tấm lòng đầy thành kính như thế), sẽ chẳng có một “Diễm xưa”, sẽ chẳng có những lời ca gieo vào lòng người biết bao nhiêu là thổn thức. Trịnh, hay chính tài năng của Trịnh, tấm lòng của Trịnh đã tạo nên thứ nghệ thuật vượt thời gian ấy. Chẳng riêng gì âm nhạc, câu chuyện sáng tạo là câu chuyện của muôn đời, muôn người nghệ sĩ. Phải lăn lộn với nghề nhiều năm, phải thực sự gắn bó với kiếp sống của đời thi sĩ “uống mặn nồng nhưng chỉ thấy chua cay”, phải đau đớn thay cho những thân kiếp ở trên đời, phải thương yêu vạn vật tất thảy, phải xót xa cho những gì đã mất, và hoài tiếc cho những thời đã qua, người nghệ sĩ mới có đủ trải nghiệm, đủ dạn dĩ để viết ra những áng văn chương bất hủ. Đi nhiều, nghĩ nhiều, ngẫm nhiều, sống nhiều, người nghệ sĩ mới có thể phát kiến ra những giá trị mới, góc nhìn mới, quan niệm mới về cuộc đời, con người. Bởi “Tự tử đối với đời nghệ sĩ không phải phát súng hay sợi dây thừng mà là khi ngồi vào bàn viết anh ta không viết được điều gì mới mẻ” (Eptusenco)

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

1.

“Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.” (Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi) Chu du đến bao miền đất của nền văn học thế giới, ta tự hỏi, trên cái nền hiện thực cuộc đời kia, điều gì làm nên sự bất tử của một tác phẩm nghệ thuật, khiến tiếng âm vang ấy ghi sâu vào tâm trí con người muôn thời, muôn đời? Chúng ta nghe thấy “tiếng đau khổ lầm than” trong văn Nam Cao, chúng ta nghe thấy tiếng sóng lòng của nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chúng ta nhìn thấy vẻ tiêu điều nơi đèo Ngang trong lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan,... là do đâu? Văn chương nói chung hay thi ca nói riêng muôn đời là chuyện của trái tim, nhưng không có nghệ thuật ngôn từ, tư tưởng và thông điệp người cầm bút muốn truyền tải cũng chỉ là cái “vỏ chữ”. Làm văn, làm thơ tựa như làm điêu khắc vậy, trên khối đá từ ngữ thô sơ không chút gì đặc biệt kia, qua quá trình lao động sáng tạo miệt mài và trái tim nhạy cảm với cuộc đời của người nghệ sĩ lại trở thành những chữ “lấp lánh, kêu giòn và toả hương”. Bàn về sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, Nguyễn Khoa Điềm đã viết: “Trên khối đá từ ngữ Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh, những chữ tượng hình Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ.”

2ố Hữu đã từng nói rằng, thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời. Câu nói này cứ văng vẳng trong trí óc mỗi khi tôi chạm đến từng dòng thơ của mọi bậc thi nhân trên thế giới. Thơ là đời, thơ được viết ra từ đời, tiếng thơ cũng là tiếng nói của đời, đúng

  1. Ngày xửa ngày xưa, chuyện kể rằng một người hành khất đã giết giặc bằng giọng hát kì diệu của mình. Văn học cũng vậy, nó giống như “thế trận đuổi nghìn quân giặc”. Để cho khi quân thù phanh trái tim nhỏ bé của người hành khất đang phập phồng nơi lồng ngực thì tiếng hát cất lên cao mãi cùng với non sông. Câu chuyện ấy gợi cho ta liên tưởng về sự biết diệt của văn chương – dòng chảy hùng tráng của mọi thời đại, và cứ như thế, những vần thơ, những áng văn bất hủ sẽ “làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đời với con người và khát vọng đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người ” (Sô – lô – khốp).
  2. Mạch nước âm ỉ dưới vách núi đã đổi thay qua những ngày xuân xanh đến những chiều thu buồn. Những đền đài rồi xụp đổ dưới ánh chiếu của thời gian, những tranh tượng rồi tiêu tan hoá thành bụi vàng của quá khứ. Ấy vậy mà có những tác phẩm vẫn tồn tại bền bỉ tựa dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ hôm qua, hôm nay và ngày mai. Như trong "Nghĩ lại về Paustovsky" Bằng Việt từng chiêm nghiệm: "Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ. Như những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu". Ẩn chứa trong những tác phẩm ấy là thế giới được nhà văn phác họa một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng, đẹp đẽ mà không khoa trương, giản dị mà chẳng kém phần tinh tế.
  3. Văn chương tồn tại để thực thi sứ mệnh giúp nhân loại nhìn thấy được những "rạng đông sáng ngời" ẩn giấu nơi ngõ ngách nào đó của cõi trần. m điệu của văn chương chính là hợp xướng của dàn đồng ca nhiệm màu về tình yêu thương chạm khẽ đến ngưỡng rung động vĩnh hằng, là tiếng hát ngân vang của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, nơi người nghệ sĩ gửi gắm những bồi hồi, xao xuyến của một linh hồn đa cảm trước cuộc đời. Như Nguyễn Ngọc từng quan niệm “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Tình và tư tưởng trong văn như gió ngày xuân, như nắng hạ sang, như trận mưa cuối thu, như hoa tuyết giữa trời đông. Ta dùng đôi mắt để nhìn, dùng trái tim để cảm. Từ ấy, người thưởng văn bất chợt tìm thấy "những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách".
  4. Phiên chợ "Cuộc đời" phồn tạp bày bán đủ mặt hàng hỉ nộ ái ố nhưng không có sự cảm thông. Chính vì nhà văn bất mãn trước những nghịch cảnh trên tinh cầu của mình nên anh đã trao ban những ngọt ngào vốn của riêng dành tặng cho nhân thế. Độc ngạo trên đường trường độc đạo, tự ly khai mình thoát khỏi những tạp niệm và "tư tưởng đám đông", nhà văn giữ vững bản ngã, thu mình lại một góc, và viết. Viết cho ai? Về cái gì? Và vì điều gì? Anh cũng không biết nữa. Bởi khi anh chấm ngòi bút vào nghiên mực rồi, hồn riêng anh nhưng chữ của trái tim. Nhuần nhị trong những trăn trở về sáng tác của đời thi sĩ, A. De Musset trong "Những bậc thầy văn chương" viết rằng: "Những lời tuyệt vọng nhất là những lời ca hay nhất Ta biết có những lời bất hủ song chẳng qua là những tiếng nức nở mà thôi".
  5. Thơ là thánh ca của trái tim, là trạm dừng chân tinh thần, là sợi giây giao cảm kết nối những tấm lòng cảm thông, đồng điệu. Nương dòng văn học cổ kim cho tới văn học hiện đại, đã có biết bao thi nhân, văn nhân đã gom góp, hiến dâng cho đời những áng thơ kinh động lòng thế nhân, chao đảo hiện thực một thời và ám ảnh mọi thời. Suy cho cùng, thơ vì cuộc sống mà tạo thành. Những bản văn sâu sắc, thấm thía mang tiếng nói trào phúng hay giọng điệu đanh thép

đều khởi phát từ nước mắt, từ mềm yếu khổ nạn gò luyện nên, trở thành "lời phát biểu" đắt giá bất diệt.

  1. Văn học không tự sinh ra cũng chẳng tự gầy dựng giá trị. Tất cả những tiếng cười hoan hỉ hay khổ hạnh khốc liệt trong đời văn, đời chữ đều là phản ánh chân thực thời đại nó sinh ra. Thực tế, văn chương không phải tấm áo ngôn từ, càng không phải cường điệu hóa nỗi đau mà trở thành ám ảnh bất biến. Văn chương chỉ tái hiện lại vẻ đẹp của giọt nước mắt bằng cung cách khiêu gợi nhất mà trong đó vẫn chứa đựng giá trị bất chuyển. Là đóa hoa tỏa hương êm dịu cho cuộc sống đầy rẫy đớn đau của con người.
  2. Nhà văn Nguyễn Đình Tú quan niệm rằng: "Vén mây thấy núi, sau núi lại có mây. Cứ vén từng lớp màn cuộc sống lên, bạn đọc sẽ thấy vô vàn những điều bí ẩn trong đó. Nhà văn đang giúp bạn đọc nhìn sâu vào đời sống này bằng cách riêng của mình” Thiên chức của những người nặng lòng với trang sách, hữu duyên với bút mực chỉ được thực thi khi nhà văn thực sự “sống” giữa cuộc đời, tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời. Người làm nghệ thuật không thể ngoảnh mặt trước những vấn đề lớn lao của dân tộc, không thể đứng ngoài những vận hội, những biến cố có thể xảy đến của thời cuộc, không thể mang một trái tim lãnh cảm với những trang đời và vẻ đẹp của con người. Người nghệ sĩ chân chính phải thâm nhập vào nhân quần, trải nghiệm, thẩm thấu và nhặt lấy tinh chất quý giá của đời. Song, hồn cốt của một tác phẩm văn học còn tuỳ thuộc vào tài năng và "đôi mắt" của mỗi tác giả. Bởi vậy, sau khi ngụp lặn trong biển hiện thực, anh phải ngoi lên khỏi đại dương cuộc đời để dùng chính lí trí và cảm xúc, cái say và cái tỉnh của mình để nâng bút viết nên những trang sách bất tử. Xét đến cùng, người nghệ sĩ phải "Đi trọn đời trên con đường chân thật"(Phùng Quán) và thấm nhuần một điều rằng càng cá thể càng độc đáo càng hay thì mới có thể thai nghén nên những tác phẩm khắc họa hiện thực đời sống cả trên bề rộng lẫn chiều sâu.
  3. Cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời ẩn chứa muôn vạn những mảng màu, từ đẹp đẽ đến xấu xa, từ tháp ngài nguy nga đến túp lều giản dị. Đặc biệt là thế giới tâm hồn của con người lại càng phong phú, phức tạp hơn. Vì vậy, có những điểm mù, những vùng trời, những vẻ đẹp mà chẳng có một ngôn ngữ nào, không có một loại hình nào có thể miêu tả cho vẹn toàn. Nghệ thuật khao khát được vẽ trọn một khung cảnh kì diệu lên trang giấy, văn học cũng muốn múa bút mà viết nó thành văn. Có những khoảnh khắc nghệ thuật rơi vào nỗi bất lực bởi chẳng thể phản ánh được cái hình sắc “nguyên bản” nhất. Nhưng nghệ thuật không từ bỏ, văn học cũng chẳng buông xuôi vì tác phẩm nghệ thuật luôn có sứ mệnh chở đi những tư tưởng lớn của người nghệ sĩ, của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống.

Trên hành trình kiếm tìm, vươn tới nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ lại tìm cho mình một định nghĩa, một chuẩn mực để đánh giá văn chương, nghệ thuật. Có người cho rằng giá trị cao nhất của văn chương là vì con người. Có người lại quý văn chương ở sự đồng điệu tri âm: “Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời triệu người”. Còn có người lại coi văn chương nghệ thuật là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú thêm” (Thạch Lam). Nguyên Ngọc cũng từng khẳng định: “nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người”. Tất cả những quan điểm các nhà nghệ sĩ đã giúp cho chúng ta nhận ra văn học là một yêu cầu thiết yếu, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ta tự hỏi con người