Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hiv bộ y tế năm 2024

Điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) ở người nhiễm HIV ngày càng được mở rộng và có thêm nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả của điều trị ARV. Khi người nhiễm HIV điều trị ARV tuân thủ điều trị tốt, không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn giảm lây truyền HIV sang người khác. Để tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc ARV, nhiều quốc gia đã triển khai mô hình kết nối tư vấn xét nghiệm và điều trị ARV trong ngày. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới ban hành Hướng dẫn Tổng hợp về sử dụng thuốc ARV để dự phòng và điều trị nhiễm HIV. Hướng dẫn mới này đã kết hợp những khuyến cáo lâm sàng với tổ chức thực hiện và quản lý chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS liên tục. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế năm 2017 cũng bổ sung các bằng chứng mới về sự kết hợp các thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS, quản lý các mô hình bệnh tật mới ở người nhiễm HIV bao gồm các bệnh đồng nhiễm, các bệnh không lây nhiễm. Tháng 7 năm 2019 Tổ chức Y tế Thế tiếp tục cập nhật về tối ưu hóa phác đồ điều trị ARV, hướng dẫn chuyển đổi sang các phác đồ ARV an toàn, hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.

Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hiv bộ y tế năm 2024
Cấp phát thuốc ARV từ nguồn BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Lục Ngạn Các bằng chứng hiện nay cho thấy chương trình điều trị bằng thuốc ARV ở Việt Nam đang triển khai hiệu quả với số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục tăng và tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95%. Ngày 20/11/2019, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 5456/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”. Trong “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” gồm các nội dung: Tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV; điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); sử dụng thuốc kháng vi rút để điều trị dự phòng lây nhiễm HIV; dự phòng lao, điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp và tiêm chủng; tiếp cận hội chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh phối hợp thường gặp; quản lý đồng nhiễm viêm gan/HIV; phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV; cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng và các biện pháp can thiệp dự phòng cho người nhiễm HIV; quản lý trẻ vị thành niên nhiễm HIV; Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/11/2019 và thay thế cho Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” và Quyết định số 6250/QĐ-BYT ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn bổ sung Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 về Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS tạm thời sử dụng thuốc ARV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chi tiết xem tại đây

Văn bản mới nhất hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, 3047/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2015

Ngày đăng: 03-04-2016

9,745 lượt xem

Để biết các thông tin cập nhập mới nhất về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS do BỘ Y TẾ ban hành.

Hãy CLICK: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, 3047/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2015

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÓC MÔN

Số điện thoại: - Hotline tư vấn tiêm chủng dịch vụ: 02838914032 (Trong giờ hành chính)

- Phòng TC-HC: 02837107204 (Trong giờ hành chính)

Email: [email protected] Địa chỉ: 75, đường Bà Triệu, Khu phố 1, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định tại Mục 02 Chương 1 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021, các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV như sau:

- Người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người chuyển giới…

- Người mắc bệnh lao; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;

- Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.

- Phụ nữ mang thai.

- Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.

- Bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.

- Người trong cơ sở khép kín (phạm nhân, người cai nghiện…).

- Các trường hợp khác có nhu cầu.

Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hiv bộ y tế năm 2024

Hướng dẫn chẩn đoán sớm nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn chẩn đoán sớm nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế đối với người lớn và trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên?

Căn cứ tại Mục 03 Chương 1 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021, chẩn đoán sớm nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế đối với người lớn và trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên được hướng dẫn cụ thể như:

Thứ nhất: Nội dung

Chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi được thực hiện theo hướng dẫn xét nghiệm HIV quốc gia. Mẫu xét nghiệm được coi là dương tính với HIV khi có phản ứng với cả ba loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Các nội dung cụ thể bao gồm:

- Cung cấp thông tin trước xét nghiệm.

- Lấy mẫu làm xét nghiệm HIV khi có sự đồng ý của khách hàng.

- Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV.

- Tư vấn và trả kết quả và kết nối các dịch vụ sau xét nghiệm.

Thứ hai: Mô hình thực hiện.

(1) Tại cơ sở y tế: Xét nghiệm HIV được cung cấp tại cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện.

(2) Tại cộng đồng: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng có thể do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện (xét nghiệm lưu động) hoặc người xét nghiệm không chuyên thực hiện.

(3) Tự xét nghiệm HIV

Tự xét nghiệm HIV là xét nghiệm sàng lọc HIV trong đó người được xét nghiệm tự thực hiện tất cả các bước của việc xét nghiệm HIV bao gồm tự lấy mẫu, tự làm xét nghiệm HIV và tự đọc kết quả.

(4) Tư vấn, hỗ trợ kết nối xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung và con đẻ của người nhiễm HIV

- Tư vấn cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV hoặc mới được chẩn đoán nhiễm HIV về lợi ích của việc thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, sự cần thiết của việc xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích và con đẻ của họ.

- Giới thiệu, hướng dẫn các hình thức và quy trình thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung với người nhiễm HIV.

- Trên cơ sở đồng thuận của người nhiễm HIV, nhân viên y tế hoặc người nhiễm HIV thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung và con đẻ của họ.

Hướng dẫn chẩn đoán sớm nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi?

Theo quy định tại Mục 04 Chương 1 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021, chẩn đoán sớm nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi bao gồm những nội dung dưới đây:

Thứ nhất: Đối tượng xét nghiệm:

- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

- Trẻ không rõ tình trạng nhiễm HIV của mẹ nhưng có triệu chứng nghi ngờ bệnh HIV và/hoặc có kháng thể kháng HIV dương tính.

Thứ hai: Thời điểm chỉ định xét nghiệm

Đối với trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV:

(1) Trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi: Chỉ định xét nghiệm NAT cho trẻ khi:

- Tải lượng HIV của mẹ trước khi sinh ≥ 1000 bản sao/ml, hoặc

- Trẻ được điều trị dự phòng bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP. Lấy máu xét nghiệm trước khi cho trẻ uống thuốc.

- Không thuộc hai chỉ định trên nhưng cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm cho trẻ.

(2) Trẻ từ 4 - 6 tuần tuổi hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt, bao gồm trẻ có xét nghiệm NAT lúc sinh âm tính.

(3) Trẻ đủ 9 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm NAT âm tính trước đó không phụ thuộc tình trạng trẻ bú mẹ hoặc không.

(4) Bất kỳ khi nào trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV.

Đối với trẻ sinh ra từ mẹ không rõ tình trạng nhiễm HIV

(1) Trẻ không có triệu chứng nghi nhiễm HIV

- Xét nghiệm HIV cho mẹ. Nếu mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị ARV cho mẹ.

- Khi không xác định được tình trạng nhiễm HIV của mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV cho trẻ. Nếu xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính, làm xét nghiệm NAT cho trẻ. Nếu xét nghiệm kháng thể kháng HIV âm tính, tiếp tục theo dõi trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV, làm xét nghiệm NAT.

(2) Trẻ có triệu chứng nghi nhiễm HIV

- Xét nghiệm HIV cho mẹ, nếu mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị ARV cho mẹ.

- Khi không xác định được tình trạng HIV của mẹ, xét nghiệm NAT cho con không phụ thuộc kết quả xét nghiệm của con có kháng thể HIV dương tính hay âm tính.

Lưu ý:

- Trường hợp kết quả NAT lần 1 không xác định: XN NAT lại trên mẫu bệnh phẩm cũ, nếu kết quả vẫn không xác định, lấy mẫu bệnh phẩm mới và xét nghiệm NAT lại trong vòng 4 tuần.

- Trường hợp trẻ từ dưới 18 tháng tuổi có biểu hiện lâm sàng của bệnh HIV tiến triển và có xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính: có thể điều trị ARV ngay trong khi chờ xét nghiệm NAT. Ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV.

Sau khi nhiễm HIV bao lâu thì có triệu chứng?

Biểu hiện HIV tuy không có thời gian cố định nhưng thời gian xuất hiện các biểu hiện sớm của bệnh HIV sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh là khoảng từ 2-6 tuần. Việc phát hiện các triệu chứng và làm xét nghiệm sớm giúp người bệnh được điều trị sớm.

Test nhanh HIV chính xác bao nhiêu phần trăm?

Nếu kết quả test nhanh cho ra âm tính sau 90 ngày kể từ ngày nghi ngờ nhiễm bệnh thì bạn có thể yên tâm. Vì phương pháp này cho kết quả chính xác lên đến 90%.

Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV là bao lâu?

Thời gian điều trị thuốc kháng virus HIV bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần phải sử dụng thuốc ARV hằng ngày, có nghĩa thời gian điều trị được tiến hành trọn đời.

Tuân thủ điều trị ARV sống được bao lâu?

Nhiều nghiên cứu cho thấy người trẻ nhiễm HIV khi dùng ARV ước tính có thể sống từ 35 - 60 năm. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Chế độ ăn uống. Lối sống, sinh hoạt (không thuốc lá, rượu bia)