Hướng dẫn của bộ tài chính về thanh toán bt

Chính vì vậy, ngày 28.3, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1.1.2018 cho đến khi Nghị định “ra đời”.

Tại cuộc họp báo chiều nay, trả lời báo chí, ông Ngô Chí Tùng, Phó chánh văn phòng Bộ Tài chính, cho biết không phải Bộ Tài chính vượt quyền và đi “tuýt còi” các tỉnh, thành, đơn vị. Thực tế, Bộ chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn lại luật và các quyết định, nghị quyết của Chính phủ.

Cụ thể, tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 9.9.2018 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2018, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật có liên quan, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác để hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Trong thời gian Nghị định này chưa được ban hành và chưa có hiệu lực thi hành, giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng giải pháp xử lý khoảng trống pháp lý kể từ ngày luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực để không làm ảnh hưởng đến các dự án đang triển khai, đặc biệt là các dự án BT đã ký kết hợp đồng.

Trước đó, Bộ Tài chính cũng có văn bản 8759/BTC-QLCS gửi UBND TP Hà Nội về việc dừng sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện 5 dự án BT có tổng giá trị hàng chục nghìn tỉ đồng.

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, cho biết thêm văn bản của Bộ gửi Hà Nội là về việc dừng sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT chứ không phải là dừng dự án. Ông Thịnh cũng khẳng định Bộ Tài chính chỉ quản lý khâu thanh toán, còn liên quan tới các vấn đề khác của dự án như ký hợp đồng, thực hiện dự án… sẽ do các bên liên quan.

Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và đăng trên Cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ ban hành Nghị định. Đồng thời, dự thảo Nghị định đã được lấy ý kiến thành viên Chính phủ; lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì các cuộc họp về việc hoàn chỉnh dự thảo, nhằm sớm ban hành trong thời gian tới.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 183/2015/TT-BTC (Thông tư 183) ngày 17/11/2015 hướng dẫn thực hiện thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (Dự án BT) theo quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 23).

Hướng dẫn của bộ tài chính về thanh toán bt

Ảnh minh họa:Nguồn Internet

Thông tư 183 của Bộ Tài chính, cùng với Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án BT. Quy định tại các văn bản nêu trên phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và hài hòa lợi ích của Nhà nước và Nhà đầu tư; Nhà nước chủ động trong việc bố trí quỹ đất để thanh toán Dự án BT, bố trí quỹ đất hoặc vốn NS để thanh toán chênh lệch (nếu có); Nhà đầu tư thấy được sự rõ ràng, minh bạch trong cơ chế thanh toán, từ đó chủ động trong việc quyết định lựa chọn thực hiện Dự án theo hình thức này.

Thông tư 183 có một số nội dung đáng lưu ý sau để các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có cơ sở để thực hiện; cụ thể:

Thứ nhất, quy định quy trình, thủ tục thanh toán đối với từng loại quỹ đất thanh toán cho Nhà đầu tư (Đất chưa GPMB thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, Nhà nước thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai; Đất đã GPMB thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai; Đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị trí cũ sử dụng để thanh toán Dự án BT đầu tư xây dựng công trình tại vị trí mới).

Riêng trường hợp sử dụng quỹ đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị trí cũ để thanh toán Dự án BT đầu tư xây dựng công trình tại vị trí mới, tại Thông tư 183 đã quy định về thẩm quyền, quy trình xem xét việc sử dụng quỹ đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị trí cũ để thanh toán Dự án BT đầu tư xây dựng công trình tại vị trí mới.

Thứ hai, quy định về việc xác định giá trị, giá trị điều chỉnh của quỹ đất thanh toán và Dự án BT

Căn cứ giá trị quỹ đất thanh toán, giá trị Dự án BT xác định theo quy định của pháp luật có liên quan (pháp luật về đất đai, pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN…), thực hiện thanh toán bù trừ chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán và giá trị Dự án BT đồng thời hoặc sau khi hoàn thành Dự án BT (theo thời điểm UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê quỹ đất thanh toán cho Nhà đầu tư).

Trong trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh giá trị quỹ đất thanh toán (khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng), giá trị Dự án BT (khi điều chỉnh quy mô, thiết kế kỹ thuật) thì việc xác định các giá trị điều chỉnh thực hiện tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản điều chỉnh và được ghi nhận bằng Phụ lục Hợp đồng BT.

Thứ ba, quy định việc hạch toán thu, chi NSNN đối với giá trị quỹ đất thanh toán Hợp đồng BT do cơ quan tài chính thực hiện

Bộ Tài chính thực hiện hạch toán NSTW số tiền tương ứng thanh toán Hợp đồng BT đối với trường hợp thanh toán bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất tại vị trí cũ thuộc trung ương quản lý. Riêng trường hợp quỹ đất thanh toán là cơ sở nhà, đất thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, việc hạch toán NSNN thực hiện theo quy định tại Thông tư số 138/2015/TTLT-BTC-BQP ngày 01/9/2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng.

Sở Tài chính thực hiện hạch toán NSĐP đối với trường hợp thanh toán bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất thuộc địa phương quản lý và các trường hợp còn lại.

Thứ tư, quy định diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành bao gồm: (i) Phần diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần giá trị Dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; (ii) Phần diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành của phần giá trị chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán và giá trị Dự án BT mà Nhà đầu tư đã nộp vào NSNN. Trên cơ sở đó, UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Quy định này là điểm mới của Quyết định 23 để Nhà đầu tư thực hiện quyền của người được thanh toán bằng quỹ đất tương ứng với nghĩa vụ đầu tư công trình Dự án BT, đảm bảo "sòng phẳng" trong triển khai thực hiện.

Thông tư 183 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Các Hợp đồng BT thanh toán bằng giao quỹ đất cho Nhà đầu tư để thực hiện Dự án khác ký kết kể từ ngày 15/8/2015 (ngày hiệu lực của Quyết định 23), thực hiện theo quy định tại Quyết định 23 và hướng dẫn tại Thông tư 183.