Hướng dẫn đăng ký thủ tục bán vé thăm quan năm 2024

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

- Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

- Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Như vậy, trên tinh thần bạn không nói gì về vấn đề bạn muốn kinh doanh dịch vụ du lịch ở dạng nào. Vậy ban hỗ trợ xin tư vấn cho bạn, đầu tiên về điều kiện để kinh doanh được dịch vụ lữ hành nội địa, thì bạn phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên và lúc này doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Hướng dẫn đăng ký thủ tục bán vé thăm quan năm 2024

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ du lịch

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (khách sạn) như thế nào?

Căn cứ Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định về các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:

- Khách sạn.

- Biệt thự du lịch.

- Căn hộ du lịch.

- Tàu thủy lưu trú du lịch.

- Nhà nghỉ du lịch.

- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

- Bãi cắm trại du lịch.

- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:

- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

+ Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

+ Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên khi bạn muốn kinh doanh dịch vụ du lịch dạng khách sạn thì phải đảm bảo được các yêu cầu đã được liệt kê trên bạn nhé.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế ra sao?

Căn cứ Điều 32 Luật Du lịch 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

+ Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Căn cứ Điều 33 Luật Du lịch 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

+ Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;

+ Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:

+ Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Như vậy, bạn cần thực hiện theo trình tự thủ tục trên để đảm bảo đúng quy trình, thủ tục về kinh doanh dịch vụ du lịch đã được pháp luật quy định nhé.