Hướng dẫn đăng ký tờ khai hải quan điện tử

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 33/2016/QĐ-TTg có nêu như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan kiểm tra” bao gồm cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các đơn vị, người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
2. “Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử” (sau đây gọi tắt là Cổng thông tin hải quan) là hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan có chức năng cung cấp và quản lý việc cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử.

Theo đó Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử (Cổng thông tin hải quan) là hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan có chức năng cung cấp và quản lý việc cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử.

Hướng dẫn đăng ký tờ khai hải quan điện tử

Tài khoản truy cập Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử (Hình từ Internet)

Bên sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử là ai?

Tại Điều 1 Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 33/2016/QĐ-TTg có nêu Quy chế này quy định về việc cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Bên cạnh đó thì theo Điều 2 Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 33/2016/QĐ-TTg có quy định bên sử dụng thông tin bao gồm:

- Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các thủ tục hành chính khác; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;

- Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;

- Các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

Thủ tục đăng ký mới tài khoản truy cập Cổng thông tin hải quan hiện nay được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 33/2016/QĐ-TTg có hướng dẫn đăng ký mới tài khoản truy cập Cổng thông tin hải quan như sau:

Bước 1: Bên sử dụng thông tin có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Hải quan bằng văn bản.

Việc gửi văn bản từ đầu mối của bên sử dụng thông tin đến Tổng cục Hải quan và ngược lại để phục vụ quá trình đăng ký sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

(1) Gửi văn bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến trụ sở làm việc của bên nhận văn bản;

(2) Gửi văn bản điện tử sử dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật đến địa chỉ thư điện tử do bên nhận văn bản công bố hoặc thông qua dịch vụ trực tuyến do bên nhận văn bản cung cấp.

Bước 2: Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Hải quan theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quy chế này để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi tài khoản;

Tải mẫu số 02 về đăng ký tài khoản truy cập Cổng thông tin hải quan: Tải về

Bước 3: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ, lễ, Tết) kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan thực hiện việc cấp tài khoản hoặc bổ sung thời hạn sử dụng của tài khoản hoặc thu hồi tài khoản và thông báo cho bên sử dụng thông tin các nội dung sau:

- Thông báo kết quả cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản, trường hợp không chấp nhận đăng ký tài khoản hoặc không bổ sung thời hạn sử dụng của tài khoản phải nêu rõ lý do;

- Đối với các tài khoản đăng ký mới: Thông báo thông tin tài khoản tới từng cá nhân đăng ký tài khoản bằng hình thức gửi thư điện tử hoặc gửi tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Hải quan công bố chính thức.

Để được nhập khẩu hoặc xuất khẩu một lô hàng từ ngoài về hay đi nước, Doanh nghiệp phải đăng ký Hải quan điện tử trên trang của Tổng cục Hải quan. Việc này chỉ cần làm 1 lần. Ngoài ra còn phải đăng ký thông tin chữ ký số với Hải quan trong việc ký duyệt tờ khai và gia hạn thời gian khi hết hạn đăng ký.

Để đăng ký sử dụng hệ thống Vinass cho doanh nghiệp mới cần chuẩn bị:

- Token (chữ ký số) thường sẽ là chữ ký số để khai báo thuế luôn. - Đăng ký kinh doanh của Công ty - Liên hệ với bên bán chữ ký số để được hỗ trợ - Mở teamview của Máy Bạn đang đăng ký

Bên Chữ ký số sẽ yêu cầu Bạn cung cấp teamview để họ làm trực tiếp trên máy của Bạn. Ngoài ra Bạn cần chuẩn bị Đăng ký kinh doanh của Công ty để điền thông tin lên trang của Tổng cục Hải quan.

Sau khi đăng ký sử dụng hệ thống Vinass, Hệ thống Hải quan sẽ cung cấp cho Bạn THÔNG TIN TÀI KHOẢN VINASS - gồm 4 thông số chính để điền và phần mềm khai báo hải quan.

Sau khi bên Chữ ký số đã đăng ký xong 2 bước: Sử dụng hệ thống vinass và Đăng ký Chữ ký số với Tổng cục Hải quan. Trong vòng 24h từ khi hoàn thành việc đăng ký và có Thông tin tài khoản vinass Bạn có thể truyền tờ khai cho lô hàng của mình và gửi tới hệ thống của Hải quan.

Phần mềm khai báo hải quan hiện đang được sử dụng ở Việt Nam là ECUS5 của Thái Sơn và CSDS. Hiện tại với loại hình nhập xuất kinh doanh thì được khai free trong một thời gian nhất định. Với loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu thì cần mua bản quyền phần mềm vì liên quan đến dữ liệu nhập và tồn kho của nguyên liệu.

Để gửi được tờ khai lên hệ thống hải quan, Bạn phải cắm chữ ký số của công ty và ký điện tử tờ khai đó bằng phần mềm rồi đẩy từ phần mềm lên hệ thống hải quan.

Sau các bước, khai thử, khai sửa và khai chính thức, hệ thống hải quan sẽ trả về phần mềm của Bạn Phân luồng cho tờ khai. Có 3 loại phân luồng như sau: Luồng xanh, Luồng Vàng, Luồng Đỏ. Tương ứng với mỗi luồng sẽ có hình thức kiểm tra chứng từ và hàng hóa khác nhau, cụ thể mời Bạn tham khảo tại đây.

Lưu ý đặc biệt nhất là Với doanh nghiệp lần đầu tiên mở tờ khai cho lô hàng xuất nhập thì luồng tờ khai thường là luồng đỏ - kiểm ra thực tế hàng hóa.

Nếu Bạn vẫn chưa thật sự rõ về thủ tục đăng ký Hải quan điện tử, Bạn vui lòng liên hệ với Bộ phận hỗ trợ của Green EArth, Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ Bạn 24/7.

Khi nào phải mở tờ khai hải quan nhập khẩu?

Khi nào phải mở tờ khai hải quan Như vậy: Khi doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa ra vào lãnh thổ Viêt Nam phải có trách nhiệm mở tờ khai hải quan và chịu sự giám sát của hải quan giám sát tại cửa khẩu, lãnh thổ, kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế…

Khi khai báo hải quan theo mà nghiệp vụ IDC thị người khai báo hải quan được sửa thông tin tờ khai tối đa bao nhiêu lần trên hệ thống phần mềm?

Số lần khai báo sửa đổi trong thông quan tối đa là 9 lần (với ký tự cuối cùng của số tờ khai là từ 1 – 9). Nếu không khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0. Ngoài ra, khi thực hiện sửa đổi, bổ sung trong thông quan, tờ khai chỉ được phân luồng vàng hoặc đỏ.

Lên tờ khai hải quan cần những gì?

Để khai báo hải quan nhanh chóng, bạn phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Hợp đồng ngoại thương, Vận đơn (Bill of Lading) ba bản chính, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ba bản chính, Bảng kê hàng hóa (Packing List) ba bản chính, Giấy chứng nhận. xuất xứ (Giấy chứng nhận xuất xứ).

Làm tờ khai hải quan điện tử là gì?

Khai báo hải quan điện tử là hình thức khai báo hải quan bằng cách sử dụng phần mềm kê khai điện tử. Doanh nghiệp sẽ điền các thông tin cần thiết trong mẫu và dữ liệu tờ khai này sẽ được truyền qua mạng internet tới cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm xem xét và phê duyệt việc thông quan lô hàng.