Huyện bắc hà ra lào cai bao nhiêu km năm 2024

Từ Hà Nội, các bạn vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai rồi chạy khoảng 200km, thoát ra ở nút giao IC17 (Xuân Giao) rồi đi theo QL4E và TL153 khoảng 50km nữa sẽ tới Bắc Hà. Tổng thời gian đi khoảng 4-5 tiếng.

Khách đi bằng phương tiện công cộng:

Đi thẳng tới Bắc Hà

Bắt xe khách đi Bắc Hà trực tiếp từ Hà Nội, các xe này sẽ xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Hiện đang có 2 nhà xe khai thác tuyến này là Hải Vân và Sao Mai.

Dừng ở Lào Cai

Đi từ Hà Nội lên Lào Cai rồi từ Lào Cai đi Bắc Hà, để đi từ Hà Nội lên Lào Cai các bạn có thể lựa chọn đi bằng tàu hỏa hoặc xe khách. Từ Bến xe Lào Cai hàng ngày có rất nhiều chuyến xe đi Bắc Hà, thường các xe này khởi hành từ sáng cho đến khoảng 3h chiều nên các bạn thoải mái lựa chọn thời gian cho phù hợp.

Dừng ở Phố Lu

Bạn có thể đi xe Limousine trên tuyến Hà Nội – Lào Cai (và ngược lại), tới Phố Lu, bạn xuống xe, rồi tiếp tục di chuyển lên Bắc Hà bằng xe 16 chỗ, với cách này, bạn không mất thời gian lên tới Lào Cai nhưng hạn chế là xe 16 chỗ Phố Lu – Bắc Hà (hoặc ngược lại) chỉ có 02 chuyến trong ngày nên bạn cần tính sao cho phù hợp nhất.

Đi lại tại bắc hà:

Bắc Hà khá nhỏ nên các bạn hoàn toàn có thể khám phá Bắc Hà bằng xe máy. 2 phương án để các bạn có thể lựa chọn là thuê xe ôm chở đến các địa điểm du lịch Bắc Hà hoặc thuê xe máy tại Bắc Hà để tự khám phá những địa điểm đó.

Huyện bắc hà ra lào cai bao nhiêu km năm 2024

Đội xe ôm du lịch Bắc Hà

Nhận diện: mặc áo đồng phục màu xanh nước biển, mũ và áo đều có in logo du lịch Bắc Hà (Ảnh đội xe ôm)

Chợ Bắc Hà – Lào Cai là điểm đến du lịch thú vị và hấp dẫn dành cho du khách trong và ngoài nước. Đến đây du khách sẽ mở rộng tầm mắt khi tìm hiểu về đời sống và văn hóa của người dân tộc vùng cao. Sapa thì nhiều du khách đã biết thế nhưng chợ Bắc Hà thì còn nhiều người chưa rõ. Vậy “Chợ Bắc Hà cách Sapa bao nhiêu km?” đã không còn là những thắc mắc của du khách bởi Viet Fun Travel đã cung cấp vô cùng cụ thể thông qua bài viết trên. Đến với Lào Cai, du khách sẽ càng biết nhiều điều về đời sống và con người vùng cao. Họ có lối sinh hoạt vô cùng phong phú, họ có những hoạt động vô cùng gần gũi, gắn kết tình làng nghĩa xóm qua mỗi phiên chợ cuối tuần. Du khách hãy đến chợ Bắc Hà của vùng đất Lào Cai và cảm nhận những điều đó nhé!

Bắc Hà là huyện được điều chỉnh địa giới hành chính và tái lập năm 2000 trên cơ sở chia tách huyện Bắc Hà (cũ) thành 2 huyện: Bắc Hà (mới) và Si Ma Cai. Về hành chính, Bắc Hà có 20 xã và 1 thị trấn, chia thành 3 vùng với địa hình, chế độ thời tiết khí hậu khác nhau. Vùng thượng huyện có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, gồm các xã: Tả Củ Tỷ, Bản Già, Lùng Phình, Lùng Cải, Tả Văn Chư, Lầu Thí Ngải. Vùng trung huyện có độ cao từ 900 - 1200 m, gồm các xã: Bản Phố, Tà Chải, Na Hối, Nậm Khánh, Bản Liền, Hoàng Thu Phố, Thải Giàng Phố và thị trấn Bắc Hà. Vùng hạ huyện có độ cao dưới 600 m, gồm các xã: Bản Cái, Cốc Lầu, Nậm Lúc, Bảo Nhai, Nậm Mòn, Nậm Đét, Cốc Ly.

Về không gian địa lý, Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 66 km, cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng 560 km. Nơi đang có những tiềm năng phát triển mạnh kinh tế mậu biên trong giao lưu với Vân Nam Trung Quốc và sự phát triển của Khu kinh tế của khẩu - khu kinh tế đặc biệt của Việt Nam và Trung Quốc. Bắc Hà nằm trên tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc, 10409’ đến 104028’ kinh độ Đông. Phía Bắc của Huyện giáp huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương. Phía Đông giáp huyện Sín Mần tỉnh Hà Giang. Phía Tây huyện giáp huyện Bảo Thắng. Phía Nam huyện giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Với vị trí địa lý trên, Bắc Hà có những điều kiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng khai thác các tiềm năng lợi thế so sánh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trước hết là Trung Quốc.

Là Huyện có vị trí địa lý đặc thù, với những điều kiện khí hậu thuận lợi và được chia tách từ huyện có quy mô lớn, Bắc Hà trước khi chia tách có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đối với tỉnh Lào Cai và khu vực phía Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Về kinh tế, Bắc Hà là cầu nối giữa Lào Cai với Hà Giang và Yên Bái, giữ chức năng trung chuyển và giao lưu hàng hóa giữa các địa phương tạo điều kiện cho các huyện khai thác các tiềm năng, lợi thế, nhất là các lợi thế về nông nghiệp và lâm nghiệp.

Sau khi chia tách trong điều kiện mới, Bắc Hà lại có vai trò, vị trí khá quan trọng đối với tỉnh Lào Cai và huyện Si Ma Cai trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Về kinh tế, sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa 2 huyện Bắc Hà (mới) và huyện Si Ma Cai trong những năm qua đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của 2 huyện. Hiện tại, Bắc Hà là một trong các cầu nối giữa Si Ma Cai với thành phố Lào Cai và các tỉnh Trung du miền núi như Yên Bái, Phú Thọ với Lào Cai... Sự phát triển của hệ thống hạ tầng trên địa bàn Bắc Hà là điều kiện thuận lợi cho hệ thống hạ tầng của Si Ma Cai gắn kết với hệ thống hạ tầng chung của Tỉnh. Sự phát triển của kinh tế trước hết là nông lâm nghiệp và du lịch tạo thành vành đai xanh, tuyến du lịch cho cả 2 huyện. Sự cộng hưởng trong phát triển kinh tế xã hội sẽ được thể hiện rất rõ.

2. Về thời tiết, khí hậu

Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông, lâm nghiệp. Khí hậu của huyện Bắc Hà chia thành 3 tiểu vùng đặc trưng. Cụ thể:

- Vùng thượng huyện: Có độ cao từ 1500 đến 1800 m so với mực nước biển, có nhiệt độ bình quân năm 18,70C. Vùng này có khí hậu mang nhiều tính ôn đới, mát mẻ về mùa hè, khô lạnh về mùa đông, rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa phương như mận Tam Hoa, mận Hậu, đào, lê...

- Vùng trung huyện: Có độ cao từ 900 m đến 1200 m so với mực nước biển. Vùng này có khí hậu ôn hoà, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh khô hanh, với nhiệt độ bình quân từ 250C– 280C. Khí hậu ở đây thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, và phát triển vùng cây ăn quả và cây nông nghiệp chè tuyết san.

- Vùng hạ huyện: Độ cao dưới 900 m so với mực nước biển, có nhiệt độ bình quân 280C - 320C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều sông suối lớn, thuận lợi cho phát triển du lịch, cây cụng nghiệp, ăn quả, thuỷ sản, thuỷ điện...

Như vậy, Bắc Hà có điều kiện khí hậu đa dạng khó điều hoà là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê...; các cây công nghiệp như chè, mía,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm và thuỷ sản. Tuy nhiên, Bắc Hà cũng bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt như: nhiệt độ có độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm khá cao; sương muối, mưa đá kèm với dòng chảy mạnh của sông Chảy vào mưa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân.