Icd là gì trong y học năm 2024

Có cơn rung thất hoặc tim nhanh thất gây rối loạn huyết động mà không do các nguyên nhân có thể đảo ngược được (ví dụ: rối loạn điện giải, do thuốc chống loạn nhịp, nhồi máu cơ tim cấp).

Icd là gì trong y học năm 2024

Máy ICD có thể bị rối loạn chức năng, bao gồm:

  • Sốc điện hoặc tạo nhịp không thích hợp.
  • Không sốc hoặc không tạo nhịp khi cần thiết.

Máy ICD có thể tiến hành tạo nhịp hoặc sốc điện không thích hợp khi bệnh nhân đang có nhịp xoang, nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ hoặc một số tình huống không phải nhịp nội tại của bệnh nhân (ví dụ: nhiễu điện do điện cực bị đứt).

Một số tình huống làm cho máy ICD không phát cú sốc hoặc không tạo nhịp mặc dù cần thiết, ví dụ như di lệch điện cực hoặc thân máy, nhận cảm quá kém, tăng ngưỡng tạo nhịp do xơ hóa cơ tim ở những vùng cơ tim bị sốc điện trước đó, hỏng pin.

Bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên ngành rối loạn nhịp kiểm tra máy ICD trong vòng 1 tuần trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy ICD phát cú sốc nhưng thời điểm đó không có triệu chứng cơ năng như ngất, khó thở, đau ngực hoặc đánh trống ngực dai dẳng. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bộ nhớ và chương trình máy ICD để tìm hiểu vì sao ICD quyết định đưa ra cú sốc. Trong trường hợp bệnh nhân thực sự có các triệu chứng cơ năng nói trên, hoặc khi máy ICD phát nhiều cú sốc liên tiếp, bệnh nhân cần được đưa ngay đến phòng cấp cứu để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cấp tính gây ra rối loạn nhịp nếu có (ví dụ: nhồi máu cơ tim, rối loạn điện giải) hoặc để phát hiện tình trạng rối loạn chức năng của máy ICD.

Icd là gì trong y học năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Máy khử rung tim ICD là một trong những thiết bị y tế giúp bệnh nhân rối loạn nhịp tim giảm nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy tim,... Dưới đây là một số thông tin cơ bản và những lưu ý về loại máy đặc biệt này.

1. Máy khử rung tim ICD là gì?

Có nhiều loại máy khử rung tim nhưng ICD đang là loại máy phổ biến nhất ở Việt Nam. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị nhỏ này để cấy vào cơ thể người bệnh. Tác dụng của máy ICD chính là giúp điều hòa nhịp tim và phòng tránh nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim.

Icd là gì trong y học năm 2024

Máy khử rung tim ICD khá phổ biến tại Việt Nam

Mặc dù, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng loại máy này nhưng so với những lợi ích mà nó mang lại thì không đáng kể. Vì thế, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ thường cân nhắc về việc sử dụng loại máy này đối với người bệnh bị rối loạn nhịp tim.

Cần phân biệt rõ máy khử rung tim cấy ghép với máy tạo nhịp tim. Trong đó, máy tạo nhịp tim thường được áp dụng đối với người bệnh bị chậm nhịp tim và đảm nhiệm vai trò của nút xoang. Còn máy khử rung tim sẽ có tác dụng kiểm soát nhịp tim và có thể tạo ra xung điện giúp ngăn chặn những bất thường, khôi phục nhịp tim để hạn chế nguy cơ rủi ro cho người bệnh.

2. Cần đặt máy khử rung tim ICD trong những trường hợp nào?

Máy khử rung tim thường được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

- Người bệnh bị ngất xỉu vì rối loạn nhịp, được cứu sống sau khi bị ngưng tim, bị nhồi máu cơ tim,...

Icd là gì trong y học năm 2024

Máy được sử dụng với những trường hợp bị rối loạn nhịp tim

- Các trường hợp bị khiếm khuyết tim di truyền khiến nhịp tim bất thường.

- Người mắc bệnh động mạch vành gây suy tim, có tiền sử đau tim.

- Mắc hội chứng loạn nhịp tim, loạn sản tâm thất phải, hoặc hội chứng Brugada.

- Người mắc bệnh cơ tim phì đại hay giãn cơ tim.

3. Quy trình đặt máy khử rung tim

Đặt máy khử rung tim là một loại phẫu thuật an toàn và thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tiếng. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần nhịn ăn, vệ sinh vùng dưới xương đòn và thực hiện theo một số chỉ dẫn khác của bác sĩ. Bệnh nhân thường được gây mê tại chỗ, một số trường hợp đặc biệt có thể được gây mê toàn thân.

Icd là gì trong y học năm 2024

Phẫu thuật đặt máy khử rung tim có thể thực hiện trong một thời gian ngắn

Các bác sĩ sẽ đưa một hoặc nhiều dây dẫn cách điện vào tĩnh mạch gần xương đòn đến tim nhờ vào những hình ảnh trên phim X-quang tim. Một đầu dây sẽ gắn vào tim và đầu còn lại sẽ được gắn vào máy khử rung tim được cấy dưới xương đòn. Sau khi thực hiện cấy máy, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại viện một vài ngày là có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Thông thường, máy khử rung tim có thể dùng trong khoảng 5 đến 7 năm. Với những trường hợp nhịp tim ổn định hơn, tần suất làm việc của máy ít thì độ bền sẽ cao và thời gian sử dụng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, nếu tần suất làm việc của máy cao, nhiều lần khử rung tim, ngăn chặn rối loạn nhịp tim và cứu sống bệnh nhân thì tuổi thọ của máy sẽ ngắn hơn.

4. Máy khử rung tim ICD và những rủi ro có thể gặp phải

Phương pháp cấy máy khử rung tim được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị đau quanh vùng cấy ghép trong một thời gian ngắn và gặp phải một số rủi ro khác như:

- Sưng hoặc nhiễm trùng vết thương.

- Vị trí phẫu thuật bị chảy máu.

- Tĩnh mạch dẫn ICD bị tổn thương.

- Xẹp phổi nhưng rất hiếm gặp.

Để hạn chế những nguy cơ rủi ro kể trên, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, dưới sự giám sát của các bác sĩ. Nếu có những bất thường, cần được xử trí kịp thời. Thông thường, sau khoảng 3 tuần, thể trạng bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, người bệnh có thể thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày.

5. Những lưu ý khi dùng máy khử rung tim

Sau khi phẫu thuật đặt máy khử rung tim, bệnh nhân cần thực hiện những lưu ý sau:

- Hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng, dễ xảy ra va chạm mạnh. Thay vào đó hãy lựa chọn những bài tập vừa sức, nhẹ nhàng, chẳng hạn như môn đạp xe, bơi lội,...

Icd là gì trong y học năm 2024

Không nên vận động quá sức khi đã cấy máy ICD

- Không nên mang vác vật nặng.

- Không cử động đột ngột cánh tay ra xa cơ thể.

- Không nên đứng gần máy cảnh báo trộm ở siêu thị, máy hàn,... hay các loại máy có từ trường và cường độ dòng điện lớn để tránh gây ảnh hưởng đến máy ICD.

- Người bệnh vẫn có thể dùng điện thoại di động nhưng nên đặt xa máy cấy ghép ICD.

- Trong trường hợp cần chụp cộng hưởng từ, kiểm tra sức khỏe răng miệng,... người bệnh cần thông báo với các bác sĩ và nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của mình.

- Cần hạn chế sử dụng các thiết bị gây nhiễu nhịp tim như lò vi sóng, tivi, máy in, máy vi tính, máy cạo râu bằng điện, tai nghe MP3,...

- Cách xa ít nhất 60cm đối với các loại máy biến áp cao, máy phát điện,... Nếu tính chất công việc bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc với những loại máy này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.

- Người bệnh cũng cần giữ khoảng cách đối với những thiết bị có chứa nam châm.

- Sau phẫu thuật, bạn sẽ được phát thẻ để chứng nhận bạn đang sử dụng máy khử rung tim. Với chiếc thẻ này, bạn có thể tránh được những rắc rối trong khâu làm thủ tục để di chuyển bằng đường hàng không.

- Người bệnh cần hạn chế lái xe, nhất là sau 6 tháng đầu tiên tính từ thời điểm phẫu thuật cấy máy.

Hi vọng những thông tin về máy khử rung tim ICD đã giúp bạn hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của máy và những lưu ý khi sử dụng. Ở một số quốc gia trên thế giới, một loại máy khử rung tim tự động bên ngoài còn được lắp đặt ở nơi công cộng để cấp cứu kịp thời đối với các trường hợp bị ngưng tim hay ngưng tuần hoàn đột ngột. Thiết bị này dễ sử dụng, ngay cả những người không có kiến thức y khoa vẫn có thể sử dụng để cứu sống người bệnh trong những trường hợp cần thiết.

ICD

Nó chứa các mã cho các bệnh, dấu hiệu và triệu chứng, phát hiện bất thường, khiếu nại, hoàn cảnh xã hội và các nguyên nhân bên ngoài của thương tích hoặc bệnh tật.

Tiêu chuẩn ICD là gì?

ICD là nền tảng cho việc xác định các xu hướng và thống kê những vấn đề liên quan đến sức khỏe trên toàn thế giới, và chứa khoảng 55 000 mã ký tự (code) cho các thương tích, bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong. ICD cung cấp một ngôn ngữ chung giúp các chuyên gia y tế chia sẻ thông tin sức khỏe trên toàn cầu.

Ký hiệu ICD là gì?

1.1 ICD-10 (Classifications International Classification of Diseases, 10th Revision): là Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019.

Mà bệnh là gì?

Mã bệnh: Là tên bệnh được thể hiện bằng các ký tự chữ và số. Phần lớn mã bệnh chứa 04 ký tự; một số mã bệnh chỉ bao gồm 03 ký tự, hoặc một số mã bệnh có mã thứ 05 theo vị trí giải phẫu. Một mã bệnh có thể chứa nhiều tên bệnh, hoặc một bệnh có thể chứa nhiều mã bệnh.