Cầu trước cầu sau là gì năm 2024

Đã có bao giờ bạn tự hỏi cầu xe là gì, xe 1 cầu, xe 2 cầu là gì? Để cung cấp thêm thông tin về xe, DoThanh Auto xin giới thiệu đến Quý khách bài viết về cầu xe hay còn gọi là hệ truyền động xe.

Cầu trước cầu sau là gì năm 2024

Cầu xe là gì?

Cầu xe là một bộ phận hình cầu nằm giữa trục nối hai bánh xe sau ( hoặc bánh xe trước) của ô tô, trong đó có chứa một hệ thống bánh răng là bộ “vi sai”. Bộ vi sai được nối với hai đầu bằng 2 láp ngang và nối với động cơ bằng một ống hình trụ gọi là láp dọc. Khi động cơ chuyển động sẽ làm quay láp dọc, tác động lên bộ vi sai làm quay 2 láp ngang và giúp bánh xe lăn bánh. Theo nguyên tắc thì hai bánh xe không được phép chuyển động với cùng một vận tốc khi di chuyển vào khúc cua bởi nó sẽ gây ra hiện tượng lết bánh làm lật xe. Bởi vậy, bộ vi sai có công dụng giúp hai bánh chuyển động khá độc lập trong đó bánh này phải tựa vào bánh kia mới quay được. Cầu xe là bộ phận rất quan trọng mà bất kỳ chiếc ô tô nào cũng phải có. Và hiện nay, các hãng sản xuất ô tô chia ra 3 loại cầu xe: 1 cầu trước, 1 cầu sau, 2 cầu.

Vậy dẫn động 1 cầu, 2 cầu, cầu trước, cầu sau là như thế nào?

Xe 1 cầu ( ký hiệu 4×2 hoặc 2WD) là loại xe chỉ dẫn động 2 bánh. Xe 1 cầu trước là trục dẫn động 2 bánh trước, xe 1 cầu sau là trục dẫn động 2 bánh sau. Xe 2 cầu thì hệ dẫn động ở cả 4 bánh xe.

Hiện nay, hệ truyền động 1 cầu sau được Dothanh Auto ứng dụng lên các dòng xe: DoThanh IZ series, Daewoo HC6AA… Dẫn động cầu sau có ưu điểm là không có tác động qua lại giữa lực lái và lực kéo lên bánh trước, giúp tăng tốc tốt hơn. Nhiệm vụ dẫn động được dồn cho trục bánh sau, trục bánh trước chỉ có chức năng dẫn hướng. Thế nhưng, nhược điểm của nó là ít bám đường trên những đoạn đường trơn trượt do máy ở phía trước nên trọng lượng đặt lên 2 bánh sau khá thấp.

Cầu trước cầu sau là gì năm 2024

Hệ dẫn động 1 cầu sau đã mạnh. Hệ dẫn động 2 cầu sau thì càng mạnh thêm. Với hệ dẫn động này, lực sẽ được truyền đến 4 bánh xe, giúp xe có thể dễ dàng thoát ra các vùng ngập, sình, ổ gà, vượt qua được các đoạn đường xấu, đất đá, đèo dốc,… Và ở hệ dẫn động 2 cầu thì có 2 loại: 4WD (4 wheel drive) và AWD (All Wheels drive).

Xe dẫn động 2 cầu 4WD cho phép người lái lựa chọn di chuyển bằng 1 cầu trước hoặc 1 cầu sau hoặc cả 2 cầu cùng lúc bằng 1 công tắc trong xe. Trong khi đó, xe dẫn động 2 cầu AWD là dòng xe luôn luôn sử dụng hệ dẫn động 2 cầu trên 4 bánh. Người lái không có cơ hội lựa chọn khác. Do đó, nhiều người còn gọi đây là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian.

Và tất nhiên, cả 2 đều có những ưu điểm riêng của mình. Với 4WD thì người lái chủ động lựa chọn cầu xe theo kiểu địa hình, qua đó phần nào tiết kiệm nhiên liệu hơn. Trong khi đó, xe AWD do luôn sử dụng hệ dẫn động 2 cầu trên 4 bánh nên tạo ra sự bám đường cực tốt. Qua đó tăng tính an toàn cho người dùng.

Hiện nay, trên thị trường có 4 loại hình dẫn động phổ biến như: Dẫn động cầu trước hoặc cầu sau (gọi là xe một cầu), dẫn động toàn thời gian và bán thời gian (gọi chung là 2 cầu). Ngoài ra, còn một số hệ dẫn động khác dành riêng cho xe tải nặng chuyên dụng.

Hệ dẫn động cầu trước (1 cầu)

Thường được trang bị trên các dòng xe đô thị, hatchback, sedan và các dòng crossover cỡ nhỏ…, không chú trọng quá nhiều vào tính thể thao và khả năng vận hành. Đa số khách hàng Việt Nam lựa chọn hệ dẫn động này, bởi những dòng xe cầu trước thường có giá bình dân.

Đối với hệ dẫn động cầu trước, động cơ và hộp số đặt phía trước có chức năng truyền trực tiếp ra bánh xe trước. Do đó, cấu tạo của xe không quá phức tạp. Đồng thời, việc chế tạo khung gầm của xe đơn giản hơn, tiết kiệm được không gian nội thất.

Tuy nhiên, hệ dẫn động này cũng còn tồn tại một số nhược điểm. Do toàn bộ trọng lượng xe nằm ở phía trước, kết hợp kéo theo 2 bánh sau cùng chuyển động nên xe dẫn động cầu trước rất khó tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng.

Hơn nữa, điều khiển các xe sử dụng cầu trước dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và không còn ma sát bởi trọng lượng hầu hết được dồn về phía trước.

Hệ dẫn động cầu sau (1 cầu)

Khác với hệ dẫn động cầu trước, cấu tạo cầu sau có nhiều chi tiết phức tạp hơn. Hệ dẫn động cầu sau mang đến khả năng vận hành vượt trội và cảm giác lái tốt hơn.

Với hệ dẫn động cầu sau, hệ thống cấu tạo cần phải có trục cát đăng, vi sai,… để truyền mô-men xoắn từ động cơ xuống 2 bánh sau. Khi đó, chiếc xe sẽ được cân bằng tốt hơn vì trọng lượng được chuyển về bánh sau, giúp xe ổn định hơn khi vận hành.

Mặt khác, nếu xét về đặc tính vật lý thì lực chủ động được đặt ở cầu sau sẽ cung cấp lực đẩy thay vì lực kéo như cầu trước. Do đó, khi xe tăng tốc, lực quán tính nghỉ sẽ dồn về bánh sau tăng thêm độ bám đường cho bánh xe dẫn động.

Hơn nữa, với kiểu dẫn động này, bánh xe trước được giải phóng khỏi chức năng truyền động giúp dẫn hướng tốt và có góc đánh lái rộng hơn. Điều này mang lại cảm giác điều khiển vô lăng của tài xế êm dịu, chắc và đầm hơn bởi nó được giải phóng khỏi các chi tiết gây rung động.

Nhờ những tính năng ưu việt mà dẫn động cầu sau thường được áp dụng cho các dòng siêu xe hay xe đua tốc độ như: Lamborghini, Ferrari, Mercedes-Benz C-Class, Hyundai Genesis, Toyota Land Cruiser, BMW 3 Series, Lexus 570,…

Bên cạnh tính năng thể thao, hệ thống dẫn động cầu sau còn có độ bền cao, dễ bảo dưỡng. Không chỉ có xe thể thao và xe sang được trang bị dẫn động cầu sau, mà nhiều mẫu xe CUV/SUV/MPV 7 chỗ, minivan, pickup cũng được các hãng sản xuất ưa dùng.

Mặc dù hệ dẫn động cầu sau có nhiều ưu điểm hơn so với dẫn động cầu trước, nhưng phí lắp đặt cao, khối lượng lớn, tiêu hao nhiên liệu, chiếm nhiều không gian, cấu tạo phức tạp,…chính là rào cản đối với khiến khách hàng.

Chính vì vậy, việc mua chiếc xe dẫn động cầu trước hay dẫn động cầu sau cần phải được cân nhắc trước khi lựa chọn. Đặc biệt là những khách hàng mua ôtô để kinh doanh dịch vụ hoặc gia đình thường xuyên di chuyển trong thành phố.