Lập hsmt đánh giá hsdt tb là gì năm 2024

Trong cuộc đấu thầu mua sắm hàng hóa, qua kết quả đánh giá chỉ duy nhất có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ và đáp ứng bước đánh giá kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu (HSMT). Tuy nhiên, khi làm rõ với nhà thầu thì thấy hồ sơ dự thầu (HSDT) không đáp ứng được một số tiêu chí của gói thầu. Do gói thầu có quy mô nhỏ nên việc đánh giá HSDT sử dụng tiêu chí đánh giá đạt/không đạt. Như vậy, nhà thầu này sẽ không đạt và dẫn đến phải hủy đấu thầu. Tình huống này rất khó cho cả chủ đầu tư và nhà thầu. Trong công văn làm rõ, nhà thầu có đề ra phương án bổ sung thay thế thiết bị khác để đáp ứng yêu cầu của HSMT còn giữ nguyên các nội dung khác trong HSDT đã nộp gồm cả giá. Ở tình huống này, bên mời thầu nên xử lý như thế nào?

Trả lời:

Tình huống của Bạn liên quan tới HSMT và việc đánh giá HSDT.

Theo quy định, HSMT là căn cứ pháp lý để nhà thầu dựa vào đó chuẩn bị HSDT, còn bên mời thầu dựa vào HSMT để đánh giá và xếp hạng HSDT (Khoản 24 Điều 4 Luật Đấu thầu). Do tầm quan trọng như vậy nên quy trình chuẩn bị phát hành HSMT gồm 3 bước: lập, thẩm định và phê duyệt. Những cá nhân tham gia vào từng khâu quy trình trên phải có kiến thức chuyên môn, có chứng chỉ về đấu thầu để hiểu cái gì được làm và cái gì không được làm theo quy định. HSMT được coi là đầu bài thi trong cuộc thi đấu thầu, nên sự trình bày trong HSMT yêu cầu là phải rõ ràng, chính xác, khoa học, khách quan để mọi người cùng hiểu như nhau nhằm đảm bảo sự minh bạch, công bằng. Tại Điều 18 Luật Đấu thầu còn quy định, trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu để đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng giữa các nhà thầu.

Trở lại tình huống của Bạn thì một số thông số kỹ thuật nêu trong HSMT lại được mỗi người hiểu một cách khác nhau ở từng thời gian khác nhau, cụ thể:

- Khi lập, thẩm định và duyệt HSMT, mọi người tham gia đều thấy đủ rõ nên mới thống nhất thông qua để phát hành HSMT.

- Nhà thầu khi chuẩn bị HSDT đã bám sát các yêu cầu về thông số kỹ thuật nêu trong HSMT và tin tưởng rằng HSDT của mình là đáp ứng các yêu cầu.

- Tổ chuyên gia căn cứ vào HSMT và tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT đã tiến hành đánh giá và kết luận chỉ có một nhà thầu vượt qua đánh giá sơ bộ (gọi là nhà thầu A) và đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật của HSMT.

- Khi làm rõ thì hóa ra nhà thầu lại không đáp ứng 1 số tiêu chí về kỹ thuật (có lẽ phải được hiểu là “yêu cầu đích thực” của gói thầu nhưng đã không được thể hiện rõ trong HSMT).

Qua phân tích nêu trên thì rõ ràng yêu cầu về thông số kỹ thuật nêu trong HSMT là không đủ rõ, hoặc quá chung chung dẫn đến hiểu khác nhau (tạm gọi đây là những “sơ suất” trong HSMT). Chỉ khi ngồi với nhau (làm rõ HSDT) thì mới phát hiện có vấn đề. Có thể người lập HSMT nghĩ rằng cách thể hiện trong HSMT như vậy là đủ rõ, đủ chi tiết. Tiếp đó, việc thẩm định HSMT là một “mắt sàng” để giúp HSMT đạt được như yêu cầu, hình như cũng không đưa ra ý kiến góp ý, nghĩa là đã không phát huy được vai trò của công tác này. Còn nhà thầu cũng đơn giản, không thấy nêu đề nghị làm rõ HSMT hoặc kiến nghị để hiểu rõ hơn, chính xác hơn một số yêu cầu trong HSMT (mà có thể qua cách thể hiện trong HSMT dẫn đến sự hiểu theo nhiều cách khác nhau). Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá có lẽ cũng đại khái, chủ quan nên kết luận nhà thầu A đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật. Cuối cùng, trong bước làm rõ HSDT với nhà thầu (Bạn chưa nói rõ tại sao phải yêu cầu nhà thầu làm rõ HSDT nếu như nhà thầu đã được đánh giá là đáp ứng về mặt kỹ thuật) mới phát hiện rằng HSDT không đáp ứng “yêu cầu đích thực” của gói thầu mà yêu cầu này đã không được phản ánh đầy đủ, không đủ rõ trong HSMT.

Trong tình huống này có lẽ không đủ cơ sở để kết luận nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (căn cứ tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT) bởi lẽ nhà thầu đã được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật của HSMT. Với tình huống này, nếu bên mời thầu kết luận nhà thầu A không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật thì có thể nhà thầu A sẽ kiện ra Tòa án (theo Điều 73 Luật Đấu thầu) và chắc với HSMT như vậy thì Tòa án cũng đưa ra kết luận như Tổ chuyên gia đấu thầu đã đánh giá.

Do vậy, trong tình huống của Bạn chưa cần thiết áp dụng hình thức hủy thầu (bởi lẽ sẽ gây ra nhiều hệ lụy) mà nên chọn cách xử lý “hài hòa” như sau: Chủ đầu tư vẫn nên quyết định nhà thầu này trúng thầu nếu nhà thầu được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu về mặt tài chính dựa trên những gì đã có trong HSDT. Tuy nhiên, khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu điều chỉnh một số tiêu chí để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các “yêu cầu đích thực” của gói thầu. Qua thông tin của Bạn thì nhà thầu A cũng đã cam kết sẵn sàng đáp ứng “yêu cầu đích thực” và vẫn giữ nguyên giá dự thầu đã chào nếu được yêu cầu.

Tuy chỉ là gói thầu quy mô nhỏ nhưng bài học về chất lượng HSMT bao gồm từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt luôn là bài học đắt giá. Nhớ rằng viết HSMT để mọi nguời liên quan từ người đánh giá HSDT, thẩm định kết quả, phê duyệt kết quả tới nhà thầu cùng hiểu như nhau là một việc làm công phu. Sơ suất do sự bất cẩn trong HSMT đôi khi không thể có giải pháp khắc phục, ngoại trừ phải đền bù các thiệt hại. Hy vọng những “sơ suất” trong HSMT tương tự như trường hợp của Bạn sẽ trở thành như một ví dụ.

Tiêu chuẩn đánh giá HSDT e

Thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày, kể từ ngày mở thầu đến ngày bến mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Ký hiệu E

E-HSDT là gì? Theo quy định tại điểm o khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì E-HSDT là hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng.

Báo cáo đánh giá ế HSDT bao nhiêu ngày?

Thông tư quy định chi tiết về biểu mẫu, thời hạn và cách thức lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng (E- HSDT). Theo đó, thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày và 25 ngày (đối với gói thầu quy mô nhỏ), kể từ ngày mở thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả.

HSMT là gì?

Thẩm định Hồ sơ mời thầu (HSMT) được hiểu là quá trình Tổ thẩm định tiến hành xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận đối với HSMT để làm cơ sở xem xét và phê duyệt HSMT.