Ilo hiện tại có bao nhiêu quốc gia thành viên năm 2024

“Thời giờ làm việc” là vấn đề tác động tới tất cả chúng ta bất kể chúng ta làm việc gì và ở đâu. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng giới hạn về thời giờ làm việc chúng ta có được ngày nay được hình thành trên cơ sở Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế đầu tiên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) – Công ước về Thời giờ làm việc (trong công nghiệp) năm 1919 (Công ước Số 1).

Trước khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1914, giới hạn về thời giờ làm việc, nổi bật nhất là thời gian làm việc tối đa không quá 8 giờ một ngày – là một trong những yêu cầu cơ bản của phong trào công đoàn quốc tế. Khi chiến tranh kết thúc cùng với sự ra đời của ILO là một nội dung của Hiệp định Versailles, vấn đề này lại được tiếp tục đặt ra khi tình trạng bất ổn về lao động trên quy mô lớn có nguy cơ lan rộng ở một số quốc gia.

Hiến chương của ILO được quy định tại Điều 427 của Hiệp định Versailles, bao gồm tuyên bố rằng “hướng tới việc thông qua tiêu chuẩn ngày làm việc 8 giờ hay 48 giờ một tuần ở các quốc gia chưa đạt được mức này này” là vấn đề “có tính quan trọng đặc biệt và cấp thiết”.

Chỉ vài tháng sau đó, nội dung này đã được đưa vào chương trình nghị sự của Phiên họp đầu tiên của Hội nghị Lao động Quốc tế (ILC) tại Washington vào tháng 10 – tháng 11 năm 1919. Kết thúc hội nghị, nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ đã được đưa vào Công ước đầu tiên được thông qua, Công ước về Thời giờ làm việc (trong công nghiệp) năm 1919. Xét đến việc tiêu chuẩn ngày làm việc 8 giờ đã bị bãi bỏ từ 5 năm trước đó vì không áp dụng được trong thực tế và không khả thi trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế, Công ước số 1 được thông qua là một thành tựu đáng chú ý – phong trào công đoàn đã thành công trong việc khiến mục tiêu quan trọng nhất của mình được quốc tế công nhận.

Ilo hiện tại có bao nhiêu quốc gia thành viên năm 2024
© Frans Persoon

Tuy nhiên, Công ước số 1 đã không được các Quốc gia thành viên của ILO phê chuẩn rộng rãi như Tổng Giám đốc đầu tiên của ILO, ông Albert Thomas, đã từng hy vọng. Cuộc đại suy thoái đã khiến cho người sử dụng lao động lo ngại điều này sẽ dẫn tới chi phí lao động cao hơn. Hơn nữa, một số quốc gia thành viên và thậm chí một số quốc gia tham gia phong trào lao động, đặc biệt là Đức và Vương quốc Anh, cho rằng thời giờ làm việc có thể được giảm tốt nhất thông qua hoạt động của công đoàn và thương lượng tập thể hơn là bằng quy định pháp luật. Tính đến nay cũng mới chỉ có 46 trên tổng số 187 Quốc gia thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này. Tuy nhiên, mặc dù số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước còn thấp, Công ước số 1 cũng đã có tác động đáng kể trong việc mở rộng việc áp dụng nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ.

Trước năm 1919, chỉ có bốn quốc gia đã phê chuẩn quy định ngày làm việc tám giờ, bao gồm Cuba năm 1909, Panama năm 1914, Uruguay năm 1915 và Ecuador năm 1916. Trong khoảng thời gian giữa Hiệp định Đình chiến tháng 11 năm 1918 và thời gian soạn thảo báo cáo chuẩn bị cho ILC tại Washington, quy định ngày làm việc tám giờ cũng đã được Áo, Séc và Slovakia, Đan Mạch, Pháp, Ý, Hà Lan, Nauy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ ban hành ở phạm vi khác nhau.

Nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ cũng được áp dụng rộng rãi hơn tại Vương Quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; hơn 4 triệu trong tổng số 12 triệu thành viên thuộc lực lượng lao động Anh Quốc đã được giảm thời giờ làm việc xuống còn 8 giờ một ngày. Ở Hoa Kỳ, số người lao động được ký thỏa thuận ngày làm việc 8 giờ tăng từ 172.000 người năm 1915 lên 1,14 triệu người năm 1918.

Ông Albert Thomas đã báo cáo rằng “trong các năm 1918 đến 1919, nguyên tắc ngày làm việc tám giờ, được công nhận trong các thỏa ước tập thể hay trong luật pháp, đã trở thành hiện thực ở hầu hết các nước công nghiệp”. Đến năm 1922, 48 giờ làm việc một tuần đã trở thành thông lệ chung, đặc biệt là trong ngành công nghiệp trên toàn Châu Âu và ở Úc, New Zealand và nhiều quốc gia khác thuộc châu Mỹ La tinh. Thậm chí thời giờ làm việc tại Nhật Bản và Ấn Độ cũng được giảm đáng kể.

Nhìn lại những năm đó, rõ ràng ILO và Công ước số 1 đã đóng vai trò động lực chính thúc đẩy nguyên tắc ngày làm việc tám giờ. Họ tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy chính sách lao động, làm cho chính sách này được áp dụng rộng rãi và ngày nay tám giờ làm việc một ngày đã trở thành chuẩn tắc ở các quốc gia trên toàn thế giới.

Hiện nay, dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) đang được xem xét thông qua, trong đó có vấn đề điều chỉnh giờ làm việc và ngày nghỉ của người lao động. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm giờ làm việc hàng tuần từ 48h như luật hiện hành xuống còn 44h, và tăng thêm 03 ngày nghỉ trong năm cho người lao động.

Trong phỏng vấn ngày 23.9.2019, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động thuộc Tổng liên đoàn đã viện dẫn đến hai Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization – ILO) làm cơ sở cho đề xuất trên. Ông cho rằng:

“Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã có Công ước 47 về làm việc 40 giờ một tuần, xác định các quốc gia cần tiếp tục giảm giờ làm cho mọi loại hình công việc mà tiêu chuẩn sống không bị giảm bớt. Hiện hầu hết quốc gia đã áp dụng chế độ 40 giờ, thậm chí dưới 40 giờ […] Số ngày nghỉ lễ, Tết ở Việt Nam 10 ngày là thấp nhất trong khu vực; số ngày nghỉ phép khởi điểm 12 ngày, trong khi Công ước 132 về nghỉ phép của ILO quy định, người lao động nên được nghỉ phép có hưởng lương không dưới 3 tuần mỗi năm.”

Bài viết xin cung cấp thêm thông tin về hai Công ước này để làm rõ hơn quy định về (1) số giờ làm việc, và (2) số ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương (khác với ngày nghỉ lễ).

1. Công ước ILO về Giảm giờ làm việc xuống 40 giờ một tuần năm 1935

Công ước ILO về Tuần làm việc 40 giờ (Convention concerning the Reduction of Hours of Work to Forty a Week, gọi tắt là Công ước 47) được thông qua vào năm 1935, có hiệu lực từ năm 1957. Công ước 47 là nấc thang tiếp theo trong tiến trình mang lại phúc lợi lớn hơn cho người lao động về giờ làm việc. Trước đó, Công ước 01 năm 1919 là nấc thang thứ nhất, giảm giờ làm việc xuống 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần (Convention Limting the Hours of Work in Industrial Undertakings to Eight in the Day and Forty-eight in the Week, có hiệu lực vào năm 1921).

Công ước 47 được phê chuẩn rất hạn chế, với 15 quốc gia thành viên. Việt Nam không là thành viên của Công ước 47. Công ước 01 có số lượng thành viên nhiều hơn, 51 thành viên, và Việt Nam cũng không là thành viên. Trong ASEAN, không quốc gia nào là thành viên của Công ước 47 và chỉ có Myanmar là thành viên của Công ước 01. Lưu ý rằng việc trở thành thành viên của ILO không đồng nghĩa với việc trở thành thành viên của tất cả các Công ước của ILO. Điều 19(5) quy định nếu các quốc gia thành viên không phê chuẩn một công ước của ILO thì sẽ không phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào.

Trong lời nói đầu của Công ước 47, hai lý do được nêu ra để giảm giờ làm việc xuống 40 giờ một tuần là: (1) tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, và (2) người lao động nên được hưởng lợi ích của việc khoa học kỹ thuật phát triển trong nền công nghiệp hiện đại.

Ilo hiện tại có bao nhiêu quốc gia thành viên năm 2024

Điều 1 của Công ước 47 nêu nghĩa vụ chính của các quốc gia thành viên. Thứ nhất, các quốc gia chấp nhận việc “áp dụng nguyên tắc tuần làm việc 40 giờ mà tiêu chuẩn sống không bị giảm theo”. Như vậy, đây là một nghĩa vụ yêu cầu kết quả (an obligation of result), theo đó, việc giảm giờ làm không thể dẫn đến việc giảm chất lượng sống của người lao động. Ví dụ như thực hiện nguyên tắc tuần làm việc một cách cơ học: giảm giờ làm và giảm tiền lương tương ứng. Thứ hai, các quốc gia cam kết “thực thi hoặc tạo thuận lợi cho các biện pháp được xem là phù hợp để đạt được mục đích này”. Thứ ba, các quốc gia cam kết áp dụng nguyên tắc tuần làm việc 40 giờ cho tất cả các công việc.

Năm 1962, ILO ra Khuyến nghị số 116 về Giảm giờ làm việc (Reduction of Hours of Work Recommendation), trong đó khuyến nghị các quốc gia khi phù hợp cần giảm dần giờ làm việc xuống 40 giờ một tuần mà không giảm lương của người lao động.

2. Công ước ILO về Ngày nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương năm 1970

Công ước về Ngày nghỉ được hưởng nguyên lương (Convention concerning Annual Holidays with Pay – gọi tắt là Công ước 132), thông qua năm 1970 và có hiệu lực vào năm 1973. Hiện nay, Công ước 132 được 37 quốc gia phê chuẩn. Không có bất kỳ quốc gia ASEAN nào, bao gồm Việt Nam, là thành viên của Công ước này.

Điều 3 của Công ước 132 quy định:

  • Người lao động sẽ có quyền nghỉ được hưởng nguyên lương với với ngày tối thiểu theo quy định;
  • Số ngày nghỉ được hưởng nguyên lương sẽ không được ít hơn ba tuần làm việc cho một năm lao động.

Ilo hiện tại có bao nhiêu quốc gia thành viên năm 2024

Việc quy định số ngày nghĩ tối thiểu là 03 tuần làm việc cho một năm lao động là bước tiến lớn so với Công ước 52 năm 1936. Công ước 52 quy định tại Điều 2 rằng mỗi người sẽ có quyền nghỉ có lương ít nhất 06 ngày làm việc; riêng với người dưới 16 tuổi sẽ có ít nhất 12 ngày nghỉ. Việt Nam không là thành viên của Công ước 52, trong ASEAN, chỉ có Myanmar là thành viên.

Ilo hiện tại có bao nhiêu quốc gia thành viên năm 2024

Điều 6(1) của Công ước 132 còn quy định rằng số ngày nghỉ tại Điều 3 nói trên không bao gồm những ngày nghỉ lễ công cộng và nghỉ lễ truyền thống. Có thể xem ngày nghỉ theo Điều 3 là nghỉ phép, khác với nghỉ dịp lễ chung. Như vậy, ngoài những ngày quốc lễ (ví dụ như ngày quốc khánh, lễ tết truyền thống theo quy định của từng quốc gia), mỗi người lao động sẽ được nghỉ thêm ít nhất 03 tuần làm việc.