K c từ vật ab đến thấu kính là gì

Chuyên đề Vật lý lớp 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức cũng như học tập tốt môn Vật lý 9. Chúc các em học tốt, nếu các em có thắc mắc hay muốn trao đổi kiến thức Vật lý 9, truy cập đường link hỏi - đáp bên dưới này nhé. Để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì, ta phải đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

II - CÁCH DỰNG ẢNH

Muốn dựng ảnh của vật AB qua thấu kính phân kì, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính ta làm như sau:

+ Dựng ảnh B' của B qua thấu kính, ảnh này là điểm đồng quy khi kéo dài chùm tia ló.

+ Từ B' hạ vuông góc xuống trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại đâu thì đó chính là ảnh A' của điểm A.

+ A'B' là ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì.

III – ĐỘ LỚN CỦA ẢNH ẢO TẠO BỞI CÁC THẤU KÍNH

Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f= 12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A'B' của AB.

+ Thấu kính là hội tụ: Ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật.

K c từ vật ab đến thấu kính là gì

+ Thấu kính là phân kì: Ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật.

K c từ vật ab đến thấu kính là gì

IV – VẬN DỤNGC6.

Từ bài toán trên, hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau. Từ đó hãy nên cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì.

Hướng dẫn:

Giống nhau: Cùng chiều với vật.

Khác nhau:

+ Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.

+ Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.

Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì: Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kì.

C7.

Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5 khi vật có chiều cao h = 6mm.

Hướng dẫn:

Trường hợp 1- thấu kính hội tụ.

K c từ vật ab đến thấu kính là gì

Tam giác BB'I đồng dạng với tam giác OB'F' cho ta:

$\frac{{BI}}{{OF}} = \frac{{BB'}}{{OB'}} \Rightarrow \frac{8}{{12}} = \frac{{BB'}}{{OB'}} \Rightarrow \frac{{12}}{8} = \frac{{OB'}}{{BB'}} \Rightarrow \frac{{BB' + OB}}{{BB'}} = 1,5$

$1 + \frac{{OB}}{{BB'}} = 1,5 \Rightarrow \frac{{OB}}{{BB'}} = 0,5 = \frac{1}{2} \Rightarrow \frac{{BB'}}{{OB}} = 2$

Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA'B', cho ta:

$\frac{{OA'}}{{OA}} = \frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{OB'}}{{OB}}(*)$

Ta tính tỉ số: $\frac{{OB'}}{{OB}} = \frac{{OB + BB'}}{{OB}} = 1 + \frac{{BB'}}{{OB}} = 1 + 2 = 3$

Thay vào (*), ta có:

$\frac{{OA'}}{{OA}} = 3 \Rightarrow OA'{\rm{ }} = {\rm{ }}3.{\rm{ }}OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3.8{\rm{ }} = {\rm{ }}24{\rm{ }}cm$

$\frac{{A'B'}}{{AB}} = 3 \Rightarrow A'B'{\rm{ }} = {\rm{ }}3.{\rm{ }}AB{\rm{ }} = {\rm{ }}3.{\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}18{\rm{ }}mm$

Vậy ảnh có độ cao là 3cm, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 24cm.

+ Với thấu kính phân kì:

K c từ vật ab đến thấu kính là gì

Tam giác FB'O đồng dạng với tam giác IB'B, cho ta:

$\frac{{BI}}{{OF}} = \frac{{BB'}}{{OB}} = \frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}$

Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA'B', cho ta:

$\frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{OB}}{{OB'}} = \frac{{OB + BB'}}{{OB}} = 1 + \frac{{BB'}}{{OB'}} = 1 + \frac{2}{3} = \frac{5}{3}$

$ \Rightarrow OA\prime = \frac{3}{5}OA = \frac{3}{5}.8 = 4,8cm$

$\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OB}}{{OB'}} = \frac{{OB\prime + BB\prime }}{{OB\prime }} = 1 + \frac{{BB\prime }}{{OB\prime }} = 1 + \frac{2}{3} = \frac{5}{3}$

$\Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{5}{3}$

$ \Rightarrow A\prime B\prime = \frac{3}{5}AB = \frac{3}{5}.6 = 3,6mm = 0,36cm$

Vậy ảnh cao 0,36 cm và cách thấu kính 4,8 cm.

* Đối với thấu kính phân kì:

- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.