Kế hoạch năm học 2022 - 2022 trường thcs

PHÒNG GDĐT TP HỘI AN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

 

Số:   121    /KH-NBK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hội An, ngày 28  tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Năm học 2020-2021

-Căn cứ Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thông; và công văn 3280/2020/BGDĐT,  ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung thời gian, chương trình giảng dạy năm học 2020-2021 (35 tuần).

-Căn cứ Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác;

-Căn cứ Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy;

-Căn cứ Thông tư số: 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT.

          -Thực hiện Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 về nhiệm vụ và giải pháp của Ngành giáo dục năm học 2020-2021 của Bộ GDĐT; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 04/9/2020 về một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020 -2021 của UBND tỉnh Quảng Nam.

-Căn cứ Kế hoạch năm học 2020-2021 của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm;

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học 2020-2021 như sau:

1/. Bối cảnh giáo dục:

1.1. Bối cảnh bên ngoài

Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhà trường tiếp tục khẳng định là niềm tin của gia đình và xã hội, làm cho học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập trung xây dựng “trường học hạnh phúc”, tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

- Xác định nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường, lớp học; đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; nội dung, tài liệu giáo dục địa phương... để triển khai áp dụng Chương trình GDPT phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

1.1.1. Thời cơ

- Cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong thực hiện chương trình GDPT mới tại nhà trường.

- Sự hoàn thiện của các văn bản pháp quy về công tác giáo dục.

- Các cơ quan ngành giáo dục và địa phương tập trung mọi nguồn lực, điều kiện để thực hiện thắng lợi việc thực hiện chương trình GDPT mới. Đây cũng là cơ hội tốt để nhà trường hoàn chỉnh cơ sở vật chất và con người đáp ứng với tiếp cận chương trình GDPT mới.

- Công nghệ thông tin và các công nghệ khác không ngừng phát triển với các phần mềm tiện ích hỗ trợ cho việc quản lý và dạy học ngày càng tốt hơn.

1.1.2. Thách thức

- Giáo dục nhà trường đối mặt với những thách thức về sự linh hoạt nội dung, kế hoạch dạy học phù hợp điều kiện CSVC, con người … đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT mới và mục tiêu giáo dục về dạy học hướng vào người học.

- Thực hiện chương trình GDPT mới vừa mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, vừa làm, vừa thay đổi; đòi hỏi mỗi thầy cô giáo đứng lớp, mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải thực sự thay đổi để đáp ứng với yêu cầu giáo dục đặt ra tốt nhất, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

-Trường là trường chuẩn Quốc gia, yêu cầu và mong muốn của nhân dân, lãnh đạo địa phương ngày một cao đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

1.2. Bối cảnh bên trong

1.2.1. Điểm mạnh:

- Trường đã được Sở GDĐT tỉnh đánh giá ngoài KĐCL mức độ 3 và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2  vào năm 2020;

- Đội ngũ trẻ dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 50% tổng số GV giảng dạy, nhiệt tình, năng nỗ công tác; 100% giáo viên có trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 3 thạc sĩ;

- Chất lượng giáo dục nhà trường năm qua có những bước phát triển tốt, với trên 70% học sinh khá, giỏi; 100% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt; 99,0% học sinh lên lớp thẳng.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học đảm bảo, 100% phòng học có tivi và kết nối internet; có 2 phòng dạy Tin học, khu thí nghiệm thực hành đảm bảo.

1.2.2. Điểm yếu

- Nhà trường thực hiện huy động học sinh ở 2 địa phương phường Tân An và xã Cẩm Hà nên số lượng học sinh đông, nhà ở xa trường khoản 20% học sinh cách trên 2km;

- Vẫn còn 5 giáo viên hợp đồng do thiếu chỉ tiêu biên chế nên chưa chủ động tham gia các phong trào, hoạt động chuyên môn nhà trường; có 3 giáo viên lớn tuổi việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế;

- Trường có sân đa năng nhưng chưa có mái che, nên hạn chế sử dụng do nắng nóng.

1.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

- Xây dựng trường trở thành một trường đạt chất lượng giáo dục cao; đào tạo những con người phát triển theo hướng toàn diện, mạnh về thể chất, phát triển về trí lực, đáp ứng được sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

- Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân, có khả năng thích ứng với cộng đồng. Đào tạo học sinh có tri thức, có sức khoẻ, có óc sáng tạo, luôn có những kì vọng, tự tin hội nhập là những giá trị mà trường vươn tới.

- Bằng các hình thức giáo dục hữu hiệu theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, chú trọng tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng học sinh nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để mọi học sinh phát huy hết năng lực cá nhân, tư duy sáng tạo của mình. Tạo một môi trường học tập thân thiện để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc.

2.MỤC TIÊU

- Nhanh chóng tiếp cận triển khai Chương trình GDPT mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của học sinh, của gia đình và xã hội;

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiên CSVC và con người của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành chuỗi các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học, để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực, chú ý đến việc thực hiện bám sát nội dung yêu cầu chương trình theo Thông tư 32 của BGDĐT, đảm bảo mục tiêu yêu cầu của kiến thức, kỹ năng, thái độ trong từng bài dạy ở từng bộ môn. Tổ chức thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh  theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 sửa đổi bổ sung kèm theo Thông tư 58/BGD&ĐT của BGD&ĐT.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, sách giáo khoa, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-  Nhằm giúp cho Cán bộ quản lý nhà trường có định hướng, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của nhà trường cuối mỗi học kì và cuối năm học.

- Làm cơ sở để Cán bộ quản lý nhà trường theo dõi tiến độ thực hiện công việc ở từng thời điểm từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự chỉ đạo của Ngành.

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch giáo dục của trường làm cơ sở cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch cho tổ và cá nhân mình.

3. Nội dung chương trình giáo dục của nhà trường:

3.1 Thực hiện chương trình môn học

Căn cứ Khung chương trình giáo dục hiện hành, các văn bản hướng dẫn đổi mới hoạt động chuyên môn và đề nghị của các tổ (nhóm) chuyên môn, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ban hành kế hoạch dạy học cho các môn học băt buộc; các hoạt động giáo dục bắt buộc; nội dung giáo dục địa phương theo tài liệu biên soạn của Sở GDĐT và môn tự chọn.

- Về môn học bắt buộc:

Thực hiện đảm bảo tất cả các bộ môn theo quy định gồm:  Văn học, Tiếng Anh, Toán, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc), Giáo dục thể chất, Tin học. Riêng môn Tiếng Anh triển khai dạy học chương trình 10 năm cho tất cả học sinh khối 6, lớp 7, lớp 8; và lớp 9/5.

-Về hoạt động giáo dục bắt buộc:

Thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm: 2 tiết /tuần và hoạt động hướng nghiệp: 1 tiết/ tuần.

-Về nội dung giáo dục địa phương: Tổ chức mỗi tuần một tiết; căn cứ tài liệu của Sở GDĐT biên soạn có sự tích hợp với địa phương Thành phố Hội An.

-Về môn học tự chọn: 2 tiết/tuần. Theo nhu cầu học sinh và điều kiện của nhà trường.

+Dạy học ngoại khóa về chủ đề “Em học sống xanh” và dạy học khu dự

trữ sinh quyển Cù lao Chàm.

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy đúng theo qui định của chương trình môn học của Bộ GDĐT.

- Các Tổ (nhóm) chuyên môn linh hoạt trong việc thực hiện khung phân phối chương trình để đưa các nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp, các chủ đề dạy học trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường,… các nhóm thống nhất điều chỉnh trình tự các bài dạy cho phù hợp; tùy vào năng lực, mức tiếp thu của từng đối tượng học sinh, Tổ thống nhất việc giảm thời lượng cho từng nội dung bài cụ thể nếu có, tất cả đều được thể hiện trong biên bản họp nhóm.

- Quy định thời gian học:

  • Học kì I: Từ 05/9/2020  đến 16/01/2021: Thực học 18 tuần.
  • Học kì II: Từ 18/01/2021 đến 31/5/2021: Thực học 17 tuần.

Quy định số tiết dạy:

TT

Môn học

Số tiết học từng môn của lớp 6

Số tiết học từng môn của lớp 7

Số tiết học từng môn của lớp 8

Số tiết học từng môn của lớp 9

HK1

HK2

CN

HK1

HK2

CN

HK1

HK2

CN

HK1

HK2

CN

1

Ngữ văn

72

68

140

72

68

140

72

68

140

72

68

140

2

Lịch sử và Địa lý

54

51

105

54

51

105

54

51

105

54

51

105

Địa lý

36

17

53

18

34

52

36

17

53

18

34

52

Lịch sử

18

34

52

36

17

53

18

34

52

36

17

53

3

Tiếng Anh

54

51

105

54

51

105

54

51

105

54

51

105

4

Toán

72

68

140

72

68

140

72

68

140

72

68

140

5

KHTN

72

68

140

72

68

140

72

68

140

72

68

140

Vật lý

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

Hóa học

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

Sinh học

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

6

 GD công dân

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

7

Công nghệ

18

17

35

18

17

35

18

34

52

18

34

52

8

Nghệ thuật

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

Âm nhạc

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

Mỹ thuật

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

9

GD Thể chất

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

10

HĐ TN-HN

54

51

105

54

51

105

54

51

105

54

51

105

11

GD Địa phương

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

12

Tự chọn

54

51

105

54

51

105

54

51

105

54

51

105

Tổng số tiết

539

476

1015

539

476

1015

539

493

1032

539

493

1032

Số tiết/tuần

(cả năm học)

29 tiết/ tuần

29 tiết/ tuần

29,5 tiết/  tuần

29,5 tiết/  tuần

3.2 Các hoạt động giáo dục

 3.2.1 Đổi mới quản lý dạy học:

Chỉ đạo xây dng kế hoch năm học và hưng phn đu của nhà trưng phải được thảo luận dân chttổ chuyên môn đến lãnh đạo nhà trường. Kế hoch phải phù hp với thực tế nhà trưng, đa phương và khthi. Là cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Xây dng đi ngũ giáo viên đvslưng, đảm bo về chất lưng. Tiếp tục chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý dạy học một cách hiệu quả; thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính trong giáo dục. Tập trung chỉ đạo thức hiện đầy đủ các kế hoạch dạy học bồi dưỡng, phụ đạo, tự chọn, môi trường, lồng ghép các phân mền trong các bộ môn giảng dạy; tiếp tục chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp; phát huy tính tích cực hoạt động của học sịnh, phát huy năng lực của người học trong dạy học tích cực.

Đổi mi kiểm tra, đánh giá: Coi trọng việc phân ch kết qukim tra, qua đó gp giáo viên điu chỉnh hoạt đng ging dy, gp hc sinh biết tđánh giá kết qu hc tập đphát huy điểm mnh, khắc phc nhng tồn tại trong học tp;

3.2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

          Nguyên tắc: Đánh giá năng lực học sinh theo quá trình và theo kết quả các hoạt động giáo dục.

+ Thực hiện nghiêm túc việc soạn đề kiểm tra theo ma trận, theo các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao);

+ Tăng dần tỉ lệ câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá qua các hình thức thuyết trình, thực hành thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm tự làm, sản phẩm ứng dụng kiến thức lý thuyết.

+ Mở rộng đánh giá qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm, qua tổ chức dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học theo dự án, nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết tình huống thực tiễn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn:

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

     - Thực hiện theo công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/11/2014 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên mổn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên mổn của trường trung học qua mạng.

        -Thực hiện các hoạt động chuyên môn trên trang mạng trường học trực tuyến.

3.2.4. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém:

-Tiến hành phân công giáo viên tham gia công tác BDHSG theo chỉ đạo của trường, hình thành đội tuyển, tiến hành tổ chức bồi dưỡng ít nhất 4 tiết/tuần. Tổ chức dạy học cho học sinh có nguyện vọng thi vào trường chuyên lớp 10; Đối với khối 6,7,8 đầu tư các môn Toán, Văn, Anh riêng khối 8 có thêm 2 môn Vật lý và Hóa học. Đối với khối 9 tập trung các môn Sinh, Sử, Địa và các em trong đội tuyển của thành phố. Tổ chức bồi dưỡng các môn thí nghiệm thực hành khối 8 gồm Lý, Hóa, Sinh.

-Căn cứ kết quả khảo sát đầu năm và quá trình dạy học; mỗi lớp chọn không quá 7 em yếu cần phụ đạo các môn Toán, Tiếng Anh, Văn, tiến hành tổ chức dạy 2 tiết/ tuần. Tổ chức phụ đạo học sinh khối 9 chuẩn bị cho khảo sát đầu vào của tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021.

3.2.5. Tham gia các hội thi chuyên môn:

-Tham gia các Hội thi: Học sinh giỏi khối 9 thành phố các môn Sinh, Sử, Địa và TNTH các môn Lý, Hóa, Sinh lớp 8; Thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật; Thi bài giảng E-learning, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh.

3.2.6. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp (Hoạt động trải nghiệm):

-Thành lập Ban HĐNGLL và pháp chế nhà trường, tổ chức y tế trường học, kiện toàn tổ chức các đoàn thể trong nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống trong học sinh.

          -Xây dựng kế hoạch hoạt động các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ kiến thức, câu lạc bộ trẻ em, các câu lạc bộ thể dục thể thao, âm nhạc  triển khai hoạt động. Tổ chức các chương trình tự quản trong tiết chào cờ như: Văn nghệ, kể chuyện, tiểu phẩm … ở các khối lớp.

          -Tổ chức tốt giải việt dã truyền thống và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường luyện tập để dự thi cấp thành phố và cấp tỉnh. Tham gia xây dựng thư viện xanh, chăm sóc vườn hoa liên đội.

          -Tổ chức tốt công tác ngoại khóa như ngoại khóa học tập, ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản vị thành niên, chống đuối nước…Tổ chức tham quan vườn rau hữu cơ, các di tích lịch sử, phố cổ của em; Tham gia trải nghiệm sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm theo kế hoạch của thành phố.

-Tổ chức tốt các tiết hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, thực hiện 9 tiết/năm học; tập trung hướng các em chọn trường, chọn nghề sau tốt nghiệp lớp 9.

       3.2.7 Công tác kiểm tra:

     a/ Công tác kiểm tra chuyên môn:

Căn cứ vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn chủ động thực hiện việc kiểm tra đối với các thành viên trong tổ, kiểm tra HSSS đảm bảo 2 lần/ năm học; 100% giáo viên được kiểm tra, dự giờ thăm lớp. Phối hợp với ban kiểm tra nội bộ trường học tiến hành kiểm tra chuyên đề hay toàn diện trong giáo viên.

b/ Công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động Ngoại khóa - Hướng nghiệp - Ngoài giờ lên lớp:

  • Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên:

+ Nội dung kiểm tra, đánh giá: Kế hoạch dạy học, giáo án giảng dạy các chủ đề theo quy định (09 chủ đề/năm học). Việc tổ chức điều hành, quản lý học sinh đối với các tiết học ngoài nhà trường.

+ Phân công thực hiện: Ban chỉ đạo HĐGDNGLL- Hướng nghiệp

  • Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh:

+ Nội dung kiểm tra, đánh giá: Ý thức, thái độ, kết quả thực hiện của học sinh khi tham gia các HĐGDNGLL- HN theo kế hoạch của nhà trường.

+ Phân công thực hiện: Ban chỉ đạo HĐGDNGLL- Hướng nghiệp

       3.2. 8 Công tác bồi dưỡng GV trong tổ:

      -Tự nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK.

      -Thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ đảm bảo 2 tiết dự giờ/ 1 tháng, tích cực tham Hội giảng, thao giảng chuyên môn; 100% giáo viên đủ điều kiện tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp thành phố theo quy định.

           -Tích cực học hỏi chuyên môn, tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do ngành tổ chức, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên. Xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.

4. Kế hoạch tổng hợp của nhà trường:

Căn cứ kế hoạch năm học của Phòng GDĐT Thành phố; nhà trường tổng hợp kế hoạch, nội dung, thời gian và phân công thực hiện như sau:

THÁNG

NỘI DUNG

THỰC HIỆN

8

1/Niêm yết danh sách học sinh lớp 6

2/Thông báo kế hoạch ôn tập và thi lại cho học sinh khối 7,8.

3/Phân công chuyên môn đầu năm + Xếp thời khóa biểu áp dung (05/9/2017).

4/Tham gia Bồi dưỡng chuyên môn, chính trị trong hè, theo kế hoạch phòng GDĐT.

5/Rà soát kiểm tra, bổ sung các thiết bị dạy học.

6/Kiện toàn GVCN, Ban HĐNGLL.

7/Tổ chức Hội nghi viên chức tại tổ chuyên môn.

-Hiệu trưởng.

-Hiệu trưởng

-Hiệu trưởng;

-HT,GV

-HT;TB+TV

-HT

9

1/Tổ chức triển khai các kế hoạch dạy học

2/Triển khai các loại HSSS giáo viên và tổ nhóm chuyên môn.

3/Xây dựng tổ chức Hội thi GVDG cấp trường.

4/Triển khai các cuộc thi trong GV và HS.

5/Đăng ký đề tài sáng kiến trong năm.

6/Xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giáo dục; kiểm tra nội bộ, kế hoạch HĐNGLL; kế hoạch dạy học môi trường; phụ đạo, BDHSG…

7/Hoàn chỉnh phân công chuyên môn, thời khóa biểu các kế hoạch dạy học thống nhất từ nhà trường đến tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên.

8/ Kiện toàn đội ngủ GV BDHSG và danh sách đội tuyển HSG

9/Hoàn chỉnh duyệt kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

10/Tiến hành điều tra công tác PCGD ở Tân An  và Cẩm Hà

- HT

- HT

-GV

- HT

-HT,

- HT,

HT,

HT, VT

10

1/Tổ chức kiểm tra các kế hoạch cá nhân, tổ nhóm chuyên môn, kiểm tra hồ sơ tổ và cá nhân. Hoàn thành các sản phẩm e-learning và KHKT để dự thi cấp thành phố.

2/Kiểm tra thực hiện nền nếp học tập của học sinh.

3/Tổ chức các hoạt động thao giảng chuyên môn; hoạt động của các câu lạc bộ kiến thức vào sáng thứ hai hằng tuần.

4/Tổ chức Thi kể chuyện Bác Hồ; Em yêu biển đảo quê em, Việt dã và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường.

5/Kiểm tra danh bạ, sổ điểm điện tử.

6/Hoàn thành hồ sơ PCGD THCS Cẩm Hà và Tân An.

7/Tham gia thi TNTH khối 8 và các môn Sinh, Sử, Địa khối 9.

- TPT + Nhóm TD

HT + GVCN

VT+HT

HT+GVBD

11

1/Tổ chức Hội giảng chuyên môn 20/11. Chuyên đề: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

2/Phát động tuần lễ thi đua dạy tốt học tốt từ 13/11 đến 20/11.

3/Kiểm tra giữa kỳ I

4/Tăng cường kiểm tra nền nếp học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.

5/Kiểm tra HSSS tổ Toán Lý.

6/Tổ chức hoạt động 20/11

-TPT + HT

GV + HT

TTCM+GV

HT + Ban nề nếp

12

1/Chuẩn bị nội dung ngoại khóa, ôn tập và đề kiểm tra học kỳ I.

2/Kiểm tra việc vào điểm trên sổ điểm điện tử của giáo viên.

3/Triển khai viết sáng kiến năm học đã đăng ký.

4/Tổ chức thi Tài năng Tiếng Anh và Thuyết trình văn học cấp trường.

5/Tham gia giải việt dã cấp thành phố.

6/Tổ chức dạy đủ các tiết hoạt động NGLL và hướng nghiệp học kỳ I.

7/Tổ chức chuyên đề Quản lý, chuyên môn tại trường các môn  Toán, Lý, Sinh, Sử, Âm nhạc.

8/Kiểm tra tổ Văn, Nhạc.

-GV+ TTCM

HT

HT, CTCĐ

Tổ Tiếng Anh, Tổ Ngữ văn

Nhóm TD

HT

GV+TTCM

HT+TTCM

HT+TTCM+ĐThể

1-2

1/Tổ chức tốt ôn tập kiểm tra cuối học kỳ I.

2/Thông kê chất lượng học kỳ I.

3/Triển khai đầy đủ các kế hoạch dạy học học kỳ II.

4/Hoàn thành điểm học kỳ I trên hệ thống.

5/Tổ chức các hoạt động cây mùa xuân nhân ái, kế hoạch nhỏ học kỳ I.

6/Nhanh chóng ổn định dạy học trước và sau tết âm lịch.

7/Tham gia tốt các Hội thi thành phố và tỉnh tổ chức: OTE, TTVH.

8/Kiểm tra tổ Ngoại ngữ

- Ban nề nếp

GV+HS

HT+TTCM

3

1/Tập trung chỉ đạo học sinh giỏi tham gia thi HSG cấp tỉnh.

2/Tăng cường kiểm tra nên nếp dạy và học.
3/Tổ chức Hội giảng lần thứ 2 trong năm học: Chuyên đề lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học tích cực.

4/Hoàn thành sáng kiến gửi cho HĐKH của Thành phố.

5/Kiểm tra giữa kỳ II

6/Tổ chức ngoại khóa phố cổ quê hương em.

- Ban nề nếp

HT+Tổ CM

Ban thi đua

HT+GVCN

TPT, TCM

4

1/Chỉ đạo tốt các kế hoạch dạy học, rà soát việc thực hiện chương trình năm học.

2/Tham gia tốt khảo sát HSG khối 6,7,8.

3/Rà soát hồ sơ tham gia xét tốt nghiệp lớp 9.

4/Tham gia dự giờ khảo sát giáo viên đăng ký chiến sĩ thi đua.

5/Chuẩn bị nội dung ngoại khóa ôn tập, kiểm tra học kỳ II.

- GVBD+HT

HT+TTCM+GV

- HT

- GV

TTCM+GV

5

1/Tổ chức tốt ôn tập, kiểm tra cuối học kỳ II.

2/Thực hiện đánh giá chất lượng học sinh học kỳ II và cả năm.

3/Thông kê chất lượng giáo dục năm học.

4/Hoàn tất chương trình giảng dạy năm học, cập nhật HSSS cá nhân và tổ chuyên môn, bàn giao học sinh về địa phương.

- HT

HT, TPT

6-7

1/Thưc hiện công tác tuyển sinh năm học 2021-2022. Bồi dưỡng và phụ đạo học sinh thi vào trường chuyên và tuyển sinh lớp 10.

2/Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn trong hè.

5. Tổ chức thực hiện

4.1. Công tác quản lý, chỉ đạo

4.1.1. Đối với Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục và điều hành chung mọi công việc.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy các môn tự chọn, ký hợp đồng liên kết với các công ty trong việc giảng dạy Tiếng Anh, kĩ năng sống.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục.

- Tổ chức các hoạt động hội thi, phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong năm học.

- Xây dựng tiêu chí thi đua trong nhà trường.

- Ra các Quyết định thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục.

4.1.2. Đối với Phó Hiệu trưởng

- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh nhận thức chậm và các hoạt động khác có liên quan đến giáo dục.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường Tiểu học.

- Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.

- Hàng tháng họp thống nhất các nội dung chuyên môn với các tổ.

- Duyệt tất các các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc Hội thảo, chuyên đề cấp trường, cấp tổ tổ chức trong năm học.

4.1.3. Đối với Tổng phụ trách Đội

- Kết hợp với Phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức tại nhà trường.

- Thành lập các ban của Liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.

- Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.

4.1.4. Đối với nhân viên Thư viện

- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.

- Tổ chức Ngày hội đọc sách.

4.1.5. Đối với giáo viên

- Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.

- Thực hiện nghiêm túc mội quy chế chuyên môn.

- Chịu trách nhiệm chất lượng của lớp, môn giảng dạy.

- Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.

- Tích cực tự trau rồi chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.

4.2. Công tác kiểm tra

4.2.1. Yêu cầu

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, điều chỉnh những việc chưa hợp lý và tuyên dương những cá nhân, tổ khối tích cực, sáng tạo.

- Thông qua công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời cho tất cả cá nhân, tổ khối về việc thực hiện nhiệm vụ.

4.2.2. Biện pháp thực hiện

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường.

- Thường xuyên kiểm tra theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế nhằm giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

4.2.3. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% các bộ phận được kiểm tra ít nhất 1 lần/năm.

4.3. Chế độ thông tin, báo cáo

- Để việc quản lí học sinh được chặt chẽ, giáo viên cần cập nhật danh sách học sinh theo lớp trên hệ thống thông tin quản lí giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo vào đầu năm học.

- Cập nhật kịp thời các hoạt động, thông tin của nhà trường trên trang Web.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất.

Trên đây là Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020-2021 của trường Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh, đề nghị các bộ phận chủ động báo cáo Hiệu trưởng để được hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.

Video liên quan

Chủ đề