Kê tên 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan chia theo thị trường xuất khẩu, hết tháng 11, có 4 quốc gia chi hơn 10 tỷ USD nhập khẩu hàng Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất với tổng trị giá đạt 34,839 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc đạt 19,604 tỷ USD; Nhật Bản đạt 13,274 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 10,412 tỷ USD.

Với tổng giá trị kim ngạch đạt 78,129 tỷ USD, 4 thị trường lớn kể trên đóng góp gần 49% vào tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong cùng thời điểm.

Như vậy, trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam có tới 3 quốc gia ở khu vực châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

So sánh với cùng thời điểm tháng 11/2015, số lượng thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD của Việt Nam có thêm thành viên mới là Hàn Quốc (cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu vào Hàn Quốc mới đạt 8,176 tỷ USD).

Đồng thời, xét về tốc độ tăng trưởng, Hàn Quốc cũng là thị trường có mức tăng cao nhất đạt 27,34% so với cùng kỳ 2015; tiếp theo là Trung Quốc tăng 26,68%; Hoa Kỳ 14,58%; Nhật Bản tăng thấp nhất chỉ đạt 3,1%.

Ở góc độ mặt hàng, hết tháng 11, có 8 nhóm hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, thị trường ở Bắc Mỹ này vẫn là nơi tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt 10,33 tỷ USD, tiếp đến là giày dép hơn 4 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 3,954 tỷ USD.

Ở thị trường Trung Quốc, có 6 nhóm hàng đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên và lớn nhất trong đó là điện thoại và linh kiện đạt 3,411 tỷ USD.

Trong khi đó tại thị trường Nhật Bản, có 3 nhóm hàng đạt trị giá 1 tỷ USD trở lên. Dệt may là mặt hàng ở vị trí số 1 với kim ngạch đạt 2,622 tỷ USD; tiếp theo là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,726 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,462 tỷ USD.

Hàn Quốc cũng có 3 nhóm hàng đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, lần lượt là điện thoại và linh kiện đạt 2,518 tỷ USD; hàng dệt may đạt 2,121 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,13 tỷ USD.

Dù Tổng cục Hải quan chưa công bố số liệu của các thị trường xuất khẩu của cả năm 2016, nhưng căn cứ vào kết quả cập nhật hết tháng 11 có thể thấy rằng số lượng thị trường xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên của Việt Nam năm nay sẽ là 4 thị trường đã nêu. Thị trường xuất khẩu đứng ở vị trí thứ 5 của Việt Nam trong năm 2016 tính đến hết tháng 11 mới đạt 5,5 tỷ USD.

T. Minh


Tính chung 8 tháng năm 2019 Việt Nam ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,85 tỷ USD) (Ảnh minh họa).

Về thị trường xuất khẩu, 8 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 27,7 tỷ USD, giảm 0,5%; Trung Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%; thị trường ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhật Bản đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 5,3%.

Bộ Công thương cho biết, tất cả các nhóm thị trường mà Việt Nam có ký kết FTA và đang thực thi đều ghi nhận tăng trưởng tốt, cho thấy các ưu đãi từ các FTA cơ bản đã được ta tận dụng có hiệu quả.

Ví dụ như: xuất khẩu sang Nhật Bản 8 tháng đầu năm đạt 13,39 tỷ USD, tăng 9,9%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,56 tỷ USD, tăng 5,3%; xuất khẩu sang ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,7%; xuất khẩu sang Nga đạt 1,92 tỷ USD tăng 14,2%; xuất khẩu sang Niudilan đạt 358,8 triệu USD tăng 12,8% so với cùng kỳ...

Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa 8 tháng đầu năm đạt 2,59 tỷ USD, tăng 31,3%; xuất khẩu sang Mexico đạt 1,85 tỷ USD, tăng 20,9%).

Theo thống kê cho thấy, Canađa đang là thị trường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam với mức tăng lên tới hơn 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 31 tỷ USD, giảm 0,3%; thị trường ASEAN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 4,6%; Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 11,8%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%.

Số liệu mới công bố của Bộ Công thương cũng cho thấy, trong tháng 8 ước tính xuất siêu 1,7 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2019 Việt Nam ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,85 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,4 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,8 tỷ USD trong 8 tháng.

Đánh giá của bạn:

Biểu đồ: T.Bình.

Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên đến 10,76 tỷ USD, chiếm đến 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 17,5% so vơi cùng kỳ 2021.

Chỉ trong tháng đầu năm nhưng có nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD. Đặc biệt, có 2 nhóm hàng đạt 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 49,35%; máy móc, thiết bị đạt 2,2 tỷ USD, tăng 7,8%.

Nhóm hàng lớn khác là điện thoại và linh kiện với kim ngạch 869 triệu USD, giảm gần 200 triệu USD.

Hàn Quốc đứng thứ hai đạt 5,1 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ 2021.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch 1,96 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng tỷ USD thứ hai nhập khẩu từ Hàn Quốc với kim ngạch 1,034 tỷ USD, tăng 9,3%.

Các nhóm hàng lớn khác như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sản phẩm hóa chất; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ chất dẻo.

Thị trường Đài Loan đứng thứ ba với hơn 2 tỷ USD, tăng 15,8%.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch 1,04 tỷ USD, tăng 35,42% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 50,73% kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này.

Các nhóm hàng nhập khẩu lớn khác từ thị trường Đài Loàn như: chất dẻo nguyên liệu, vải, máy móc, sắt thép…

Đứng vị trí thứ 4 cũng là thị trường ở châu Á, đó là Nhật Bản đạt 1,67 tỷ USD, giảm 0,3%.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch 497,3 triệu USD, tăng 15,3%.

Mỹ đạt 1,06 tỷ USD, giảm gần 7%. Đây là thị trường nhập khẩu tỷ USD duy nhất ngoài châu Á.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch 257,7 triệu USD, những cũng là nhóm hàng có kim ngạch giảm mạnh gần 30%.

Thái Lan là thị trường thứ 6 và cũng là cái tên cuối cùng đạt mốc tỷ USD với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, giảm nhẹ khoảng 10 triệu USD.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất với 142,6 triệu USD, tăng mạnh 74,86%.

Tuy nhiên, nhóm hàng nhập khẩu chủ lực khác là ô tô lại giảm mạnh với kim ngạch chỉ đạt 54,6 triệu USD, giảm 35,42%.

Với 21,6 tỷ USD, 6 thị trường lớn chiếm 73,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 13 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018.

Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, xuất khẩu hàng hóa quý 1/2019 tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng tăng thấp với 4,7%. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,7%.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2019 ước tính thặng dư 536 triệu USD nhưng thấp hơn nhiều so với mức 2,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể hơn, về xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong quý 1/2019 ước tính đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Những thị trường hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2019 vẫn là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN…

Theo đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 13 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có mức tăng trưởng cao là điện thoại và linh kiện tăng 76,9%; hàng dệt may tăng 12,3%; giày dép tăng 8,9%. 

Đứng thứ hai về xuất khẩu là thị trường EU đạt 10,2 tỷ USD, tăng 2,5%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,5%; hàng dệt may tăng 9,8%; giày dép tăng 9,7%. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7,6 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, những mặt hàng có mức sụt giảm mạnh là điện tử, máy tính và linh kiện giảm 2,1%; rau quả giảm 10,8%; điện thoại và linh kiện giảm 69,1%. 

Thị trường ASEAN đứng thứ tư với kim ngạch đạt 6,3 tỷ USD, tăng 6%, trong đó hàng dệt may tăng 40,5%; sắt thép tăng 8,3%. 

Nhật Bản và Hàn Quốc xếp thứ năm và thứ sáu, với kim ngạch cùng đạt 4,7 tỷ USD, tăng 9,4% và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý 1/2019 ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018. 

Những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong quý 1 năm nay là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản…

Cụ thể, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Những ngành hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc là điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,4%; vải tăng 7,1%. 

Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 1,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện tăng 6,2%; sắt thép tăng 5,9%. 

Thị trường ASEAN xếp thứ ba với kim ngạch đạt 8,2 tỷ USD, tăng 10,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 750,9%; sắt thép tăng 218,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18%. 

Nhập khẩu từ Nhật Bản trong quý 1 cũng đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5,6%, trong đó vải tăng 29,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 6,5%. 

Thị trường EU đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,7%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 840,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 32,1%.

Đứng thứ sáu là thị trường Mỹ đạt kim ngạch 3 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là hức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 38,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,7%.

Video liên quan

Chủ đề