Khả năng nghiên cứu và phát triển của Vinamilk

Read Full PDF PackageRead Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Read

PDF Pack

Khả năng nghiên cứu và phát triển của Vinamilk

Năm 2021, vùng nguyên liệu sữa tươi của Vinamilk phát triển, đạt 380.000 tấn, tổng đàn khai thác ghi nhận hơn 160.000 con cao nhất từ trước đến nay - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Về dài hạn, chiến lược phát triển của Vinamilk sẽ hướng đến 4 mũi nhọn là; thứ nhất, phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường. Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện. Đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững, từ đó nâng cao tính minh bạch và hiệu quả khai thác và đa dạng sinh học của các loại hình trồng trọt, chăn nuôi và khai thác…Triển khai thực hành các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ tài nguyên nước và đất.

Thứ ba, khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A, liên doanh, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp…, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại chỗ và thứ tư sẽ trở thành đích đến của nhân tài, tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đổi mới và sáng tạo, xây dựng môi trường làm việc thu hút nhân tài.

Khả năng nghiên cứu và phát triển của Vinamilk

Để thúc đẩy quá trình phát triển theo hướng bền vững, Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh việc thực hành các tiêu chí Môi trường-Xã hội-Quản trị - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Tăng tốc các mục tiêu phát triển bền vững

Qua việc duy trì và phát triển sản xuất-kinh doanh năm 2021 (năm cao điểm của đợt dịch bệnh vừa qua), cho thấy các trang trại, nhà máy của Vinamilk vừa phải tổ chức sản xuất, vừa thực hiện phòng chống dịch và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, do đã phát triển theo hướng bền vững nên các nhà máy vẫn ứng phó tốt và không để gián đoạn sản xuất.

Kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị về cơ bản đã được hoàn thành tại tất cả các nhà máy để gia tăng năng lực sản xuất của các dòng sản phẩm chủ lực, đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, đại dịch cũng ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò sữa của Vinamilk do khan hiếm nguyên liệu đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, hoạt động thu mua sữa tươi gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài, v.v… Thế nhưng, do đã xây dựng chiến lược phát triển dài hạn nên vùng nguyên liệu sữa tươi vẫn phát triển, đạt 380.000 tấn trong năm 2021 - cao nhất từ trước đến nay. Tổng đàn khai thác ghi nhận hơn 160.000 con.

Trong năm 2021, Vinamilk cũng đã triển khai lắp đặt năng lượng mặt trời trên tất cả các trang trại và nhà máy. Tiếp tục đẩy mạnh vận dụng kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao đi đôi với phát triển bền vững. Hệ thống trang trại sinh thái Green Farm hoạt động hiệu quả, chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường; quá trình chuyển đổi số được đẩy nhanh, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống hỗ trợ quản trị, quản lý và làm việc trực tuyến như E-office, Chữ ký số...

Để thúc đẩy quá trình phát triển theo hướng bền vững, Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh việc thực hành các tiêu chí E-S-G (Môi trường-Xã hội-Quản trị), không chỉ để vững vàng hơn trong giai đoạn nhiều biến động mà còn hướng đến phát triển bền vững trong dài hạn.

Vinamilk tiếp tục theo đuổi các giá trị bền vững và xác định đó chính là mục tiêu chiến lược với 6 khía cạnh trọng tâm là: an toàn - chất lượng sản phẩm; đảm bảo điều kiện lao động; phát triển kinh tế địa phương; giảm phát thải khí nhà kính; quản lý chất thải và phúc lợi dành cho động vật; cam kết hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

Lê Nguyễn


1. Nâng cao chất lượng quản lý

Hiện nay, toàn bộ các Nhà máy của Vinamilk đã được triển khai và vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 5001:2011. Theo kế hoạch năm 2014, Vinamilk sẽ tiến hành chứng nhận đánh giá bên ngoài đối với việc thực hiện theo tiêu chuẩn này.

Trong năm 2013, Vinamilk thực hiện kiểm toán năng lượng thêm 3 nhà máy, nâng tổng số nhà máy được kiểm toán năng lượng thành 9 đơn vị.

2. Chương trình thay thế các nguồn năng lượng cũ bằng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Theo như định hướng của chương trình với các mục đích bảo vệ nguồn năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Vinamilk đã chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo là khí CNG và BIOMASS để thay thế cho năng lượng truyền thống như dầu FO, DO.

Mục tiêu của Vinamilk là sẽ áp dụng các nguồn năng lượng này ở tất cả các Nhà máy, trong đó:

• Nhiêu liệu Biomass được sử dụng tại các Nhà máy có đủ điều kiện về diện tích mặt bằng.

• Nhiên liệu khí CNG được sử dụng tại các Nhà máy bị hạn chế về mặt bằng diện tích.

3. Chương trình Sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng

Trong năm 2013, Vinamilk đã hoàn tất việc triển khai thực hiện thí điểm dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng tại Nhà máy Sữa Sài Gòn. Dự án này bao gồm việc điều chỉnh thiết kế để tối ưu hóa công suất, sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng như đèn LED, đèn Compact T5 –T8. Việc này có thể giúp tiết kiệm đến 70% năng lượng sử dụng chiếu sáng so với việc dùng đèn cao áp.

4. Quản lý môi trường & kiểm soát chất thải

Đưa hệ thống kiểm soát chất thải mới nhất vào hoạt động tại Nhà máy Sữa Việt Nam và Nhà máy Sữa bột Việt Nam trong năm 2013.

Đây là hai nhà máy sản xuất sữa nước và sữa bột lớn nhất từ trước đến nay của Vinamilk. Với quy mô lớn như vậy, ngay từ giai đoạn thiết kế chúng tôi đã hoạch định phương án kiểm soát và xử lý chất thải tại hai dự án này nhằm đảm bảo mục tiêu về Môi trường của mình.

Tại hai nhà máy này, ngay khi nhà máy khai trương hoạt động, chúng tôi đã đưa vào vận hành các hệ thống xử lý nước thải hiện đại có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp với tổng ngân sách đầu tư hơn 50 tỷ đồng và các hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Dự kiến, chúng tôi sẽ đánh giá để cấp chứng nhận ISO 14001: 2004 về quản lý môi trường trong năm 2014 cho hai nhà máy mới này.

Quy trình xử lý các loại chất thải tại nhà máy:

Chất thải rắn

Chất thải rắn được phân loại thành các nhóm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn không nguy hại, được thu gom và chứa trữ trong các khu vực riêng. Các chất thải rắn nguy hại và bùn thải sẽ được giao cho các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải uy tín có đầy đủ chuyên môn & năng lực thu gom và xử lý.

Chất thải lỏng

Nước thải được thải ra trong quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị và các hoạt động khác của các nhà máy Vinamilk sẽ được truyền dẫn và xử lý tập trung tại hệ thống xử lý nước thải. Vinamilk cam kết đảm bảo chỉ có nước sau xử lý đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xả thải mới được thải ra các nguồn thải chung hoặc môi trường.

Chất thải khí

Các khí thải được thải ra từ quá trình đốt nhiên liệu cho lò hơi, hệ thống độc thực và được xử lý bằng tháp hấp thụ.

Quy trình xử lý chất thải tại trang trại

Năm 2013, Vinamilk đã tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho trang trại mới Lâm Đồng và đồng thời hoàn tất việc xây dựng giải pháp xử lý hoàn thiện cho trang trại còn lại. Đây là trang trại đã được xây dựng từ trước khi Vinamilk tiếp nhận. Dự kiến việc triển khai hệ thống xử lý sẽ được thực hiện vào giữa năm 2014.

5. Hoạt động vì môi trường

Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là hoạt động phối hợp giữa Tổng cục Môi trường (VEA) và nhãn hàng nước giải khát Vfresh thuộc Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk được phát động từ năm 2012. Chương trình nhằm mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam. Chương trình được mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: khu dân cư, khu công cộng, các tuyến đường trung tâm, các trường học…tại các thành phố lớn trên toàn quốc.

Trong năm 2013, Quỹ đã tổ chức trồng cây xanh tại 2 tỉnh là Huế và Đà lạt. Trong đó, tại Huế, Chương trình triển khai trồng 20 loại cây gỗ quý như Lim xanh, Ngọc lan, Gõ mật, Kơnia, Bao báp… tại khuôn viên Khu tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung – Núi Bân, An Tây, Tp. Huế, một di tích lịch sử quốc gia. Còn tại Đà Lạt, Quỹ đã góp thêm 2.700 cây hoa giấy thân gỗ và muồn hoa vàng vào khuôn viên trường đại học Đà Lạt.