Khách sạn hợp đồng quản lý là gì

Trong một hợp đồng quản lý, bên thực hiện hợp đồng sẽ cung cấp các bí quyết quản lý để điều hành một khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện, sân bay hay các cơ sở khác nhằm đổi lấy một khoản tiền bù lại. Trái với cấp phép hay nhượng quyền, các hợp đồng quản lý đòi hỏi doanh nghiệp chủ phải có các bí quyết kinh doanh đặc biệtcũng như phải vận hành một cơ sở thật sự. Người thực hiện hợp đồng phải cung cấpcác kinh nghiệm chuyên môn độc nhất vô nhị của mình để quản lý cơ sở mà nó không hề sở hữu trên thực tế.

Thông qua hợp đồng quản lý, tổ chức là khách hàng nhận được những hỗ trợ trong việc điều hành các hoạt động trong nước, trong khi công ty quản lý lại thu được lợi nhuận mà không phải bỏ ra kinh phí vốn. Chẳng hạn, phần lớn thu nhập của Disney từ các công viên giải trí tại Pháp và Nhật có nguồn gốc từ việc hãng này cung cấp các dịch vụ quản lý của mình cho những công viên thuộc sở hữu của các tổ chức khác. Trong một ví dụ khác, công ty BAA Limited quản lý các hoạt động bán lẻ và giải trí tại rất nhiều sân bay ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Việc sử dụng hình thức hợp đồng quản lý như một phương thức gia nhập thị trường xuất hiện từ những năm 50. Cả hai tập đoàn Mariott và Four Seasons đều quản lý rất nhiều khách sạn đắt tiền trên thế giới thông qua các hợp đồng quản lý và không hề sở hữu chúng.

Hợp đồng quản lý giúp chính phủ nước ngoài trong các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng khi nước này thiếu người đủ khả năng để quản lý dự án. Đôi khi, tham gia một hợp đồng quản lý lại là yếu tố tiên quyết để giành được những phương thức gia nhập khác như các giao dịch BOT hay các hoạt động chìa khóa trao tay. Nhược điểm lớn nhất của phương thức hợp đồng quản lý là chính việc huấn luyện các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ tạo ra các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hợp đồng kinh tế là gì
  • hợp đồng quản lý
  • hợp đồng quản lý là gì
  • vd hop dong quan tri
  • ,