Khái niệm công trình cấp qua đường biên giới là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:26/03/2018

 Công trình biên giới  Khu vực biên giới

Việc xây dựng công trình biên giới được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên Khoa Luật quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm một số quy định về biên giới quốc gia. Cho em hỏi, hiện nay, công trình biên giới được xây dựng ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!  Thanh Lợi (0908***)

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Ngày 25/6/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Biên giới quốc gia. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; bảo đảm ngân sách cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới và trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, việc xây dựng công trình biên giới là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Nghị định 140/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    1. Công trình biên giới được ưu tiên đầu tư xây dựng theo kế hoạch, bao gồm công trình để cố định đường biên giới và công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

    2. Công trình để cố định đường biên giới quốc gia do các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch trình Chính phủ quyết định.

    3. Công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch trình Chính phủ quyết định.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về việc xây dựng công trình biên giới. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Nghị định 140/2004/NĐ-CP.

    Trân trọng!


Một số nội dung cơ bản về biên giới quốc gia 

1. Thế nào là biên giới quốc gia
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đường biên giới quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 1, Luật biên giới quốc gia năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngay 01/01/2004. Theo đó, “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

2. Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia

Luật pháp quốc tế đã xác lập những nguyên tắc cơ bản về biên giới và lãnh thổ quốc gia. Theo đó, tính bất khả xâm phạm, toàn vẹn về biên giới và lãnh thổ quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật quốc tế hiện đại. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 4, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, trong quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng các cam kết và thỏa thuận quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc.

3.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ Điều 2, Khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, an ninh quốc tế và công lý. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán ngoại giao giữa các bên liên quan hoặc thông qua trung gian hòa giải, tòa án pháp lý, tòa án trọng tài… 4. Các bộ phận đường biên giới quốc gia Đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi 04 (bốn) bộ phận sau đây: - Đường biên giới quốc gia trên đất liền Biên giới quốc gia trên đất liền (bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới) là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và phân giới, cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng giữa các quốc gia có chung biên giới; kết quả này được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý về phân giới cắm mốc, trong đó có một Phần và một Điều chính mô tả chi tiết vị trí của mốc quốc giới, cọc dấu (nếu có), hướng đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua.

Khái niệm công trình cấp qua đường biên giới là gì

Mốc quốc giới Việt Nam - Lào
(đoạn biên giới Quảng Bình - Khăm Muộn)

- Đường biên giới trên biển Theo Điều 2, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí tương quan giữa bờ biển của các quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên biển có thể có hai phần. Một là đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển liên tiếp liền hay đối diện trong trường hợp khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia cách nhau nhỏ hơn 24 địa lý, đường này được xác định bởi điều ước giữa các quốc gia hữu quan. Hai là đường ranh giới ngoài của lãnh hải phân cách với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; đường này do luật của các quốc gia ven biển hữu quan quy định phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

- Đường biên giới trên không

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với vùng trời quốc gia được chính thức đặt ra từ khi con người có các phương tiện bay, nhất là từ khi có máy bay và ngành hang không phát triển. Chủ quyền đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ đã trở thành phạm trù pháp lý quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Pari ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 rằng “ Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình”.

- Đường biên giới bên trong lòng đất

Là một bộ phận của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.

Điều 5 khoản 4 Luật biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 quy định: “Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển giữa năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan”.

Thanh Nhàn

Tổng hợp câu trả lời (1)

(khoản 6 Điều 4 Luật BGQG) Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận chiến tranh nhân dân được tổ chức rộng khắp thể hiện như thế nào? Cả nước đánh giặc, sử dụng mọi phương tiện để đánh. Cả nước đánh giặc phối hợp chặt chẽ với các binh đoàn chủ lực Cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí. Cả nước là một chiến trường của chiến tranh du kích rộng khắp.
  • Trong những năm 60 của thế kỉ XX, sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được coi là hiện tượng “thần kì” vì A. từ nước bại trận đã vươn lên thành siêu cường kinh tế. B. tốc độ phát triển của Nhật Bản vượt xa Mĩ và Tây Âu. C. đứng đầu thế giới về sản xuất sản phẩm dân dụng. D. là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.
  • Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân? a. Dưới sự thống nhất quản lí của Chính phủ b. Dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước c. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiệp về mọi mặt d. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng
  • Chất cháy Phốt pho trắng là gì
  • Cơ sở nào chúng ta xác định tính chất toàn dân của nền quốc phòng toàn dân? Từ qui luật lịch sử về vai trò quần chúng trong hoạt động xã hội. Từ vai trò của nhân dân trong lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc. Từ qui luật lịch sử về vai trò quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của xã hội. Từ vai trò lịch sử của quần chúng nhân dân trong dành và giữ chính quyền.
  • Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là: A.Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B.Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng. C.Cùng toàn dân xây dựng đất nước. D.Cả 3 phương án trên đều đúng
  • Một trong chức năng của cơ quan Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an là gì? a. Là cơ quan có chức năng chủ yếu đảm bảo quân y cho công an b. Là cơ quan có chức năng chủ yếu đảm bảo hoạt động kinh tế cho công an c. Là cơ quan có chức năng chủ yếu đảm bảo chế độ ăn, ở cho công an d. Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất cho các lực lượng của Bộ Công an
  • Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo những quy định nào?
  • Tàu thuyền là gì?
  • Nội dung nào sau đây không đúng với vị trí, chức năng sĩ quan? a. Là lực lượng nòng cốt của quân đội b. Là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội c. Thường đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy d. Là lực lượng trực tiếp đảm nhiệm chỉ huy chiến đấu

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm