Khái niệm kinh tế đối ngoại là gì

khái niệm chính sách kinh tế đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.82 KB, 6 trang )

1. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI: KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ.
Khái niệm: Chính sách kinh tế đối ngoại là hệ thống các quan điểm, mục tiêu (1), nguyên tắc công cụ và biện pháp do Nhà nước hoạch định và thực hiện để điều chỉnh các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một khối liên kết kinh tế trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu (2)
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng, lãnh thổ, khối liên kết đó.

Phân tích:

Quan điểm: phụ thuộc vào kinh tế chính trị của mỗi quốc gia. Nước VN: đơn đảng >> chính sách dựa trên quan điểm của Đảng

Mục tiêu (1): mục tiêu ngắn hạn, cụ thể, trực tiếp của chính sách chỉ thuộc lĩnh vực đó

Nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiêp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn

Công cụ, biện pháp: nhà nước xây dựng và thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại như công cụ thuế quan, phi thuế quan, công cụ lãi suất

Mục tiêu (2): mục tiêu dài hạn, mục tiêu tông quát, là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Ví dụ: chính sách khoáng sản: mục tiêu cụ thể chính sách là khai thác hiệu quả khoáng sản, thúc đẩy hoạt động XNK. Nhưng mục tiêu chung: ko gây ô nhiễm môi trường, thất thoát ngân sách, cạn kiệt tài nguyên.

Các bộ phận cấu thành của chính sách KTĐN:

1.Chính sách TMQT

2.Chính sách ĐTQT

3.Chính sách tỷ giá hối đoái

4.Chính sách KTĐN khác


1. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI: KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ.


Chức năng:

Chức năng kích thích: với chức năng này chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia chủ động và mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, thu hút
ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế quốc dân.

Ví dụ: Các quốc gia thường thực hiện việc xúc tiến xuất khẩu như hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường, cung cấp các thông tin tạo điều kiện cho việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế hoặc hỗ trợ việc đổi mới công nghệ để đẩy mạnh xuất khẩu. Hỗ trợ lãi suất, vốn từ ngân sách cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chính
sách thu hút đầu tư quốc tế như thông qua chính sách đầu tư hỗ trợ thuế sử dụng tài nguyên, chính phủ hỗ trợ vốn để doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

Chức năng bảo hộ: với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh với các hàng hóa dịch vụ từ bên ngoài vào, tạo thêm việc làm và đạt tới quy mô tối ưu cho các
ngành kinh tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.

Ví dụ: trong chính sách TMQT có sử dụng công cụ hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩul, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hoặc các ngành công nghiệp non trẻ trong nước

Chức năng phối hợp và điều chỉnh: với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, tham gia tích cực vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thiết lập cơ chế điều chỉnh thích hợp
trong điều kiện tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, tác động vào cán cân thanh toán quốc tế theo chiều hướng có lợi cho mỗi quốc gia.

Ví dụ: Chính sách tỷ giá hối đoái có thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý lượng ngoại tệ trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn.


1. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI: KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ.

Vai trò:



Tạo cơ hội việc phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước và thu hút nguôn lực ngoài nước vào việc phát triển các ngành và các lĩnh vực có hiệu quả cao của nền kinh tế quốc dân, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển như nguồn vốn, nguồn công nghệ, sức lao động có trình
độ cao và sự hạn hẹp của thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới.




Tạo khả năng cho việc phát triển nhân công lao động quốc tế: giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho nền kinh tế trong nước một cách ổn định và phù hợp với tốc độ phát triển cao của những thập kỷ gần đây, tạo thuận lợi cho việc hình thành các tập
đoàn kinh doanh tầm cỡ quốc gia. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Có thể thực hiện qua trình chuyên môn hóa sâu rộng hơn đồng thời tăng khả năng mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác đối với đối tác nước ngoài.



Phục vụ cho việc xây dựng các ngành công nghiệp mới có trình độ công nghiệp cao, phát triển các hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú, tạo lập các khu vực có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng nhanh GDP cũng như tăng nhanh tích lũy và tiêu dùng. Các lĩnh vực kinh tế mới với trình
độ công nghệ vá sức cạnh tranh ngày càng cao, phát huy tốt hơn lợi ích của các quốc gia.



Góp phần vào việc tăng cường sứ mạnh và tiềm lực quốc phòng an ninh, phát triển quan hệ cả về kinh tế cũng như chính trị, ngoại giao, khoa học công nghệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên cơ sở độc lập, bình đẳng giữ vững chủ quyền và các bên cùng có lợi.


2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, CÔNG CỤ/BIỆN PHÁP

Khái niệm: Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng chiến lược, mục đích đã định trong
chiến lược phát triển kinh tếxã hội của quốc gia đó.
Nội dung:
Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau. Đó là:
Chính sách mặt hàng: Trong đó bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước cũng như những mặt hang cần hạn chế hoặc phải cấm xuấtnhập khẩu, trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách
quan của chiến lược phát triển kinh tếxã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.
Chính sách thị trường: Bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực
hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển phục vụ cho các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tếxã hội.
Chính sách hỗ trợ bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm tác động mét cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đoái, cũng như chính sách sử dụng các đòn bẩy kinh tếCác chính sách này có thể gây tác động thúc đẩy
hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.


2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, CÔNG CỤ/BIỆN PHÁP
Công cụ/biện pháp: Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, người ta sử dụng các công cụ chủ yếu sau: Công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan.


Công cụ thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hay nhập khẩu của mỗi quốc gia.Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu.

Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.

Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu.

Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù:

-Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế xuất nhập khẩu; hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.

-Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.

-Thuế chống bán phá giá: Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, đối phó với hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài ra còn một số loại thuế khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc, thuế thời vụ...

Trong bối cảnh xu hướng khu vực hóa toàn cầu hóa, việc sử dụng công cụ thuế xuất nhập khẩu bị hạn chế. Dấu mốc quan trọng là Việt Nam gia nhập TPP, cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên có một số mặt hàng cam kết xóa bỏ thuế luôn như dệt may, giày dép, gạo, có một số mặt hàng sẽ xóa
bỏ thuế trong vòng vài năm sau như ô tô (xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới) sắt thép, xăng dầu (chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11)

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu, cơ bản theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu.