Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Khí hậu đới ôn hòa có tính chất gì? Biểu hiện của nó? Vì sao có tính chất đó?

Các câu hỏi tương tự

Câu 28. Đâu không phải là tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà?

A. Nhiệt độ không cao như đới nóng và không thấp như đới lạnh.

B. Lượng mưa không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.

C. Không nóng quá cũng không lạnh quá.

D. Nhiệt độ trung bình năm cao đạt trên 200C.

Câu 29. Quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một trạm khí hậu bất kì, căn cứ vào đâu em biết được biểu đồ đó nằm ở nửa cầu Bắc?

A. Nhiệt độ từ khoảng tháng  4 đến tháng 10 cao.

B. Nhiệt độ từ khoảng tháng  4 đến tháng 10 thấp.

C. Lượng mưa từ khoảng tháng  4 đến tháng 10 cao.

D. Lượng mưa từ khoảng tháng  4 đến tháng 10 thấp.

Câu 30. Khí hậu nóng và khô ở môi trường nhiệt đới thường hình thành cảnh quan

A. Xa van.                                                               B. Rừng lá kim.

C. Rừng lá cứng Địa Trung Hải.                            D. Rừng rậm thường xanh.

Câu 31. Nhiệt độ vào lúc 8h sáng ngày 22/12/2021 ở chân núi Hoàng Liên Sơn là 150C. Vậy tại độ cao 3000m của dãy núi này cùng lúc đó sẽ có nhiệt độ là bao nhiêu?

A. 30C.                                A. -30C.                          A. 40C.                         A. - 40C.

Câu 32. Châu Phi có tài nguyên khoáng sản nào nổi bật?

A. Kim cương.            B. Dầu khí.                   C. Đồng.                    D. Bô xít.

Câu 33. Hầu hết các nước châu Phi hoạt động kinh tế chính hiện nay vẫn là?

A. Công nghiệp, xây dựng.                                 B. Nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Công nghiệp, dịch vụ.                                    D. Nông nghiệp, dịch vụ.

Câu 34. Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là?

A. Già hoá dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp.

B. Cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.

C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.

D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động.

Câu 35. Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu làm mở rộng diện tích hoang mạc của châu Phi trong giai đoạn hiện nay?

A. Vị trí địa lí.                                         B. Khai thác rừng quá mức.

C. Khí hậu khô nóng.                              D. Tích cực trồng và bảo vệ rừng.

Câu 36. “Khí hậu toàn cầu đang nóng lên, băng ở hai cực tan và mực nước biển sẽ dâng cao, làm nhấn chìm nhiều diện tích đất ở các vùng đồng bằng có địa hình thấp trong đó có Việt Nam chúng ta”. Em có biết trong thời gian này nhà trường chúng ta đang hưởng ứng phong trào nào để giảm bớt sự tác động biến đổi khí hậu?

A. Mỗi bạn nhỏ trồng và bảo vệ một cây xanh.

B. Tắt bóng điện và các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

D. Tích cực tham gia phương tiện giao thông công cộng để bảo vệ môi trường.

18/06/2021 5,490

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.

B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

Đáp án chính xác

C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.

- Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới mang hơi nước, không khí ẩm, ấm vào môi trường ven bờ nên khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương: Ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ẩm ướt quanh năm.

+Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. – Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hoá tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.

– Tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu dẫn đến nhiều khó khăn (thiên tai, dịch bệnh…).

+Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống. – Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác (lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch…).

– Gây nhiều khó khăn do khí hậu phân mùa, thiên tai, thời tiết thất thường…

Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa?

Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là

Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là

Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là

Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?

Câu hỏi:Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.

B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.

TRẢ LỜI:

Giải thích: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm từ 600 – 800mm.

Chọn: B.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Khí hậu đới ôn hoà dưới đây

1. Khí hậu đới ôn hoà

- Tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

- Thời tiết thất thường:

+ Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa.

+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.

2. Vị trí môi trường đới ôn hoà

Môi trường đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu Nam Bắc. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam chỉ chiếm một phần nhỏ.

3. Sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà

Thiên nhiên của môi trường đới ôn hoà thay đổi rõ ràng theo bốn mùa là xuân – hạ – thu – đông.Trong cùng một vĩ độ, môi trường cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác, với sự ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chính là môi trường ôn đới hải dương với đặc điểm là ẩm ướt quanh năm, mùa hè mát mẻ, về mùa đông không lạnh lắm. Khi vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng thể hiện rõ nét hơn khi lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh và tuyết rơi khá nhiều, mùa hạ trở nên nóng hơn.

Sinh vật ở môi trường đới ôn hoà thay đổi từ bờ Tây sang bờ Đông từ rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng chính là rừng lá kim_thảm thực vật đặc trưng của môi trường đới ôn hoà.

Lên các vùng vĩ độ cao hơn, về mùa đông thời tiết rất lạnh và kéo dài, mùa hạ trở nên ngắn hơn. Khu vực gần chí tuyến có môi trường Địa Trung Hải với mùa hè nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa chuyển vào Thu – Đông. Lúc này, thảm thực vật cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam từ rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi mới đến thảo nguyên và cây bụi gai.

Như vậy, các kiểu môi trường ở đới ôn hoà bao gồm 3 kiểu chính là: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương và môi trường Địa Trung Hải.

4. Sự phân hóa khác nhau giữa đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu nhiệt đới?

a) Đới khí hậu nhiệt đới (đới nóng)

Có đặc điểm là khí hậu khá ổn định với đặc điểm chung là nóng và mưa nhiều quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ; Gió thịnh hành làgió Tín phong.Nhiệt đới phân hóa thành các kiểu khí hậu: Nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô, nhiệt đới gió mùa, xích đạo ẩm và hoang mạc nhiệt đới. Sự phân hóa khí hậu ở đới nóng chủ yếu phụ thuộc vào vị trí gần hay xa biển

b) Đới khí hậu ôn đới (Đới ôn hòa)

Có tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết diễn biến thất thường; có sự phân hóa theo không gian và thời gian , biên độ nhiệt trong năm lớn. Theo thời gian , khí hậu ôn đới có 4 mùa :xuân,hạ, thu, đông ; Càng về hai cực độ chênh lệch giữa ngày đêm càng lớn. Theokhông gian, đới ôn hòa phân hóa thành các kiểu khí hậu ôn đới hải dương,ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải và hoang mạc ôn đới. Sự phân hóa khí hậu ở đới ôn hòa phụ thuộc vào vị trí gần hay xa biển,đồng thời còn phụ thuộc vào vĩ độ địa lí và theo thời gian ( 4 mùa trong năm)

5. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà

Nhờ những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp ở môi trường đới ôn hoà diễn ra một cách sôi động, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Đi kèm với một nền nông nghiệp tiên tiến, một nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu ngành đa dạng là vấn đề ô nhiễm môi trường đới ôn hoà.

a) Ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà

Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường không khí ở đây được chỉ ra là do sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải bắt buộc phải sử dụng nhiều nguồn nguyên nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển ô nhiễm nặng nề.

Các chất khí nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn đã đe doạ cuộc sống con người không chỉ ở đới ôn hoà mà ảnh hưởng lên tầm thế giới.

b) Ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà

Nước biển, nước sông hồ, nước ngầm… đều bị ô nhiễm nặng nề. Đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà tập trung phần lớn vào một dải đất rộng không quá 100 km ven biển đã làm cho nguồn nước biển ô nhiễm nặng nề.

Hiện tượng “thuỷ triều đen” do váng dầu tạo nên cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm. Và tất nhiên, không thể thiếu hoá chất thải ra từ các nhà máy, thuốc trừ sâu, phân lân hoá học dư thừa trên các cánh đồng cùng với chất thải sinh hoạt hằng ngày… đều có thể làm trầm trọng vấn đề ô nhiễm môi trường.