Khi nào bắt buộc đấu thầu qua mạng năm 2024

(LSVN) - Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.

Khi nào bắt buộc đấu thầu qua mạng năm 2024

Ảnh minh họa.

Ngày 23/6/2023, Luật Đấu thầu 2023 đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/1/2024. Theo khoản 1 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:

- Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;

- Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:

- Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

- Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

- Mở thầu;

- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;

- Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;

- Gửi và nhận đơn kiến nghị;

- Hợp đồng điện tử;

- Thanh toán điện tử.

Ngoài ra, Điều 51 Luật Đấu thầu 2023 quy định yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:

- Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.

- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

- Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

- Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.

Theo phản ánh của ông Võ Lê Thành Công (TPHCM), Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả có quy định:

“1. Năm 2020:

  1. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh”.

Ông Công hỏi, 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh là có tính gói thầu hỗn hợp, gói thầu phi tư vấn trên 10 tỷ đồng một giai đoạn hai túi hồ sơ hay không (vì tại thời điểm ngày 19/6/2020 theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT thì không có mẫu đấu thầu qua mạng cho gói thầu hỗn hợp và gói thầu phi tư vấn một giai đoạn hai túi hồ sơ)?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định lộ trình đấu thầu qua mạng năm 2020 như sau:

Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Ngày 30/1/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 579/BKHĐT-QLĐT về việc tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu và thúc đẩy áp dụng đấu thầu qua mạng đáp ứng chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ và Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hướng dẫn tại Khoản 2 Mục I Văn bản số 579/BKHĐT-QLĐT đã nêu rõ các gói thầu có thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Theo đó, đối với những gói thầu thuộc hạn mức nêu trên (trừ gói thầu có tính chất đặc thù chưa thể áp dụng đấu thầu qua mạng như gói thầu chia làm nhiều phần, gói thầu hỗn hợp, gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng loại hợp đồng đơn giá, gói thầu dịch vụ tư vấn có loại hợp đồng hỗn hợp...) phải áp dụng đấu thầu qua mạng.

Ngoài ra, ngày 30/6/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT và có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2020. Trong Thông tư này đã bổ sung mẫu E-HSMT đấu thầu qua mạng đối với gói thầu phi tư vấn áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Đấu thầu qua mạng áp dụng khi nào?

+ Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.

Đấu thầu không qua mạng là gì?

Đấu thầu không qua mạng hay thường gọi là đấu thầu giấy, đấu thầu offiline, đấu thầu truyền thống là hình thức Chủ đầu tư/Bên mời thầu phát hành hồ sơ mời thầu bản giấy (bản cứng), các nhà thầu có nhu cầu tham gia thực hiện mua/hoặc nhận hồ sơ mời thầu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu bản giấy đến nộp trực tiếp cho chủ đầu tư ...

Thời gian làm rõ hồ sơ dự thầu qua mạng là bao nhiêu ngày?

03 ngày làm việc Là thời gian tối thiểu để nhà thầu có thể gửi yêu cầu làm rõ E-HSMT tính đến thời điểm đóng thầu.

Thời gian xét thấu qua màng là bao lâu?

Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng tối đa sẽ là 45 ngày đối với đầu thầu trong nước. Đối với trường hợp đấu thầu quốc tế thì là 60 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.