Khoảng cách trồng cau ăn quả


Khoảng cách trồng cau ăn quả

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Previous Next

Một vài hình ảnh về Cây Cau Tứ Quý


Cây giống Cau Tứ quý ( liên phòng ) mỗi năm ra 12 tàu lá, trổ khoảng 5 buồng. Mặc dù quả không to nhưng sai và đều (200-300quả/buồng), ức buồng ngắn, cành dẻo, tua quả to, cứng và có độ dài đều. Khi ăn cau giòn mềm, ngọt (do sơ mềm), đậm nước, hạt cau rất nhỏ, quết trầu có màu đỏ tươi. Cây giống Cau tứ thời hay còn gọi là cau tứ quý, cau bốn mùa là giống cau cho ra quả quanh năm. Ở nhiều gia đình, ngày tết, ngày giỗ vẫn phải có trầu cau trên mâm cúng. Họ muốn gửi lên cho tổ tiên và các bậc tiền bối lòng thành kính của mình. Cau tứ thời có những đặc điểm nổi bật như sau: cau sớm cho quả, sau một năm trồng đã bắt đầu cho quả. Cây cho quả bốn mùa, đặc biệt chín rộ vào dịp tết âm lịch nên dễ tiêu thụ. Quả cau xanh bóng, quả thuôn dài và đều, tỉ lệ đậu quả cao. Một buồng có thể đạt từ 200-300 quả. Cau tứ thời có tuổi thọ cây lâu năm.

Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

Cau tứ thời hay còn gọi là cau tứ quý có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 7-8). Mật độ trồng: cây x cây: 2m, hàng x hàng: 2m.

Như các loại cây khác kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng cần chú ý tới đào hố. Hố nên đào hình vuông. Và đặc biệt bón lót trước khi trồng cây.

Bón phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh. Ở gia đoạn đầu cây khá dễ bị bệnh vì vậy trồng cây cần kết hợp tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

-Đổ vỏ ốc vào gốc cây : đúng ra phải là ngâm ốc vào lu, vại, đậy thật kín cho phân hủy hết, lấy vỏ ốc trồng lót dưới gốc cau có tác dụng làm thông thoáng gốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nước ngâm ốc khi đã hết mùi có thể gạn lấy nước trong, hòa thêm với nước sạch để bón cho cây. -Đây là một kinh nghiệm cũ phía Bắc, nếu nhà bạn không có vườn rộng mà ngâm cái vụ ốc này thì cũng hơi "oải" đấy, có cách khác để thay thế : -Đào hố, lót đáy hố bằng xỉ than (xỉ than tổ ong - chắc là dễ kiếm phải không bạn), cho một lượt đất mỏng lên, đặt cây vào. Đổ bột xơ dừa vào hố, vun xung quanh bầu đất rồi cho đất vào cho chặt. (Bột xơ dừa vừa làm đất tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp cây chóng ra rễ.) Tưới nước là xong, cẩn thận thì che thêm lưới độ 1 tuần là yên tâm. Trong quá trình nuôi trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh là ổn rồi.

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Cắt tỉa bớt cành lá vàng, cành bị sâu bệnh.

-Đổ vỏ ốc vào gốc cây : đúng ra phải là ngâm ốc vào lu, vại, đậy thật kín cho phân hủy hết, lấy vỏ ốc trồng lót dưới gốc cau có tác dụng làm thông thoáng gốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nước ngâm ốc khi đã hết mùi có thể gạn lấy nước trong, hòa thêm với nước sạch để bón cho cây. -Đây là một kinh nghiệm cũ phía Bắc, nếu nhà bạn không có vườn rộng mà ngâm cái vụ ốc này thì cũng hơi "oải" đấy, có cách khác để thay thế : -Đào hố, lót đáy hố bằng xỉ than (xỉ than tổ ong - chắc là dễ kiếm phải không bạn), cho một lượt đất mỏng lên, đặt cây vào. Đổ bột xơ dừa vào hố, vun xung quanh bầu đất rồi cho đất vào cho chặt. (Bột xơ dừa vừa làm đất tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp cây chóng ra rễ.) Tưới nước là xong, cẩn thận thì che thêm lưới độ 1 tuần là yên tâm. Trong quá trình nuôi trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh là ổn rồi.

Cau tứ quý ít sâu bệnh, tuy nhiên, không nên ươm vào nơi rợp, thiếu ánh sáng mặt trời dễ phát triển một số nấm bệnh dưới lá của cây, kể cả những cây cau trưởng thành mà trồng nơi rợp cũng bị nấm, rầy… Cần dùng thuốc trừ rầy hoặc Ridomin (trừ nấm) để phun. Ngòai ra ở những cây cau trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ở bẹ non của ngọn cau. Dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt. Cau tứ thời có bộ lá rất sít nhau, bẹ lá và những phần là gấp là môi trường lý tưởng để rệp sáp, rệp phấn và rệp vẩy ốc tấn công. Nên trồng cây nơi thoáng đãng, phun thuốc phòng hoặc khi thấy rệp chớm xuất hiện. Thuốc phun dùng Supracide, Suprathion hoặc hỗn hợp Supracide + Regent. Cần thay đổi thuốc thường xuyên vì côn trùng và sâu bệnh hại nói chung có tính nhờn thuốc. Lưu ý nồng độ khi sủ dụng và thời gian phun. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Dùng kéo sắc cắt cuống, xếp vào thùng nhựa mang vào để chỗ mát để giữ trái tươi màu.

Quan niệm “trước cau sau chuối” là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà theo văn hóa dân gian Việt Nam. Ươm, trồng cau, nếu làm qui mô, bài bản, thì thu nhập rất cao, vì ít sâu bệnh, phí tổn thấp, không cần diện tích lơn. Nếu trồng vài cây trong vườn, vừa có nguồn thu nhập, vừa có khoảng không gian xanh, đẹp. http://www.quochoitv.vn/cau-chuyen-nong-thon/2015/4/ky-thuat-chon-giong-va-cham-soc-cau/47283


Skip to content

Từ xưa, cau đã đi vào ca dao tục ngữ và trở nên rất quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là rất gần gũi với người Việt Nam. Chính vì thế, cau được trồng ở rất nhiều nơi. Dường như, cây cau cũng rất dễ trồng. Tuy nhiên, nếu bạn trồng cau với năng suất cao để buôn bán thì bạn cần phải nắm được kỹ thuật trồng cau. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ chia sẻ về kỹ thuật trồng cau và chăm sóc đúng cách. Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Đặc điểm cây cau:

Cây cau rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cau là loại cây thân gỗ, lá có hình lông chim và thân cây cao thẳng vút. Kích thước quả tròn, khi còn sống có màu xanh, khi chín có màu đỏ cam.

Tàu lá cau khô được bà con ở quê dùng làm mo quạt mát ngày hè, lá cau khô được làm chổi quét sân.

Kỹ thuật trồng cau

Chọn giống là bước rất quan trọng, quyết định đến chất lượng cau sau này. Để có được một vườn cau đẹp và sinh trưởng tốt thì bạn cần phải chọn được giống cây cau mẹ tốt. Bạn hãy những buồng có trái lớn, quả sai và đều.
Để đem lại thời gian thu hoạch dài và hiệu quả kinh tế cao thì bạn hãy chọn những loại cây cau lưng bẹ để làm giống.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng sả và chăm sóc đúng cách

Bạn sẽ ươm giống thế nào để cau cho tỷ lệ nảy mầm cao? Với buồng cau giống, bạn phải hái vào thời điểm quả đã chín. Sau khi hái quả, bạn phải cất chúng vào nơi thoáng mát trong khoảng thời gian 20 ngày. Lúc này, bạn sẽ thấy cuống cau nảy mầm nhỏ màu trắng. Sau đó, bạn tiếp tục ươm trong cát cẩm trong 20 ngày tiếp theo. Tiến hành kiểm tra độ nảy mầm của chúng. Với những quả nảy mầm, bạn hãy đưa vào túi bầu. Trong túi bầu phải có đất, đất phải dinh dưỡng, thường thì được trộn bởi: phân hữu cơ hoai mục, xác quả dừa và cát (theo tỷ lệ: 1:4). Đặt mầm hướng lên trên và phủ lại bằng lớp cát mỏng.

Khoảng cách trồng cau ăn quả

  1. Chuẩn bị đất và đào hố trồng

Cây Cau lúc nhỏ có thể chịu bóng, khi lớn thì ưa sáng hoàn toàn và rất thích hợp với những nơi đất ẩm, đất tốt giàu chất dinh dưỡng. Vì thế, vị trí trồng Cây Cau phải có điều kiện ánh sáng tốt. Vào thời điểm cuối thu khi cây giống nảy 2-3 lá mầm, bạn hãy bứng Cau ra vườn trồng. Mỗi cây trồng một hố, hố được đào thành hình vuông rộng khoảng 70 cm và sâu 70 cm. Khoảng cách các hố tốt nhất là 1,7-2m. Mật độ trồng 60-70 cây/sào để đảm bảo cây nào hưởng đủ nắng, gió.

Sau khi trồng, bạn hãy bón thêm phân hữu cơ kết hợp với bón bôi để phòng sâu bệnh cho cau.

Để cây cau đẹp, phát triển tốt và sai quả thì bạn cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Cây cau rất dễ trồng nhưng bạn phải trồng ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Bên cạnh đó bạn cần phải tưới nước và làm cỏ đúng thời điểm để cau ra trái đúng thời vụ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ. Bạn cũng phải chú ý đến một số bệnh dịch ở cây để biết cách khắc phục.

Khoảng cách trồng cau ăn quả

Từ lúc ươm giống đến lúc cây cau ra quả phải mất ít nhất 5 năm, trải qua các kỹ thuật trồng cau và chăm sóc đúng cách cho đến khi thu hoạch quả. Khi tiến hành thu hoạch, bạn nên hái những buồng nào có quả vừa ăn trước, tức là không quá già cũng không quá non. Vì thân cây cau cao nên khi hái quả bạn nên cẩn thận và hạn chế ít rụng quả thì càng tốt. Như vậy, kỹ thuật trồng cau và chăm sóc cũng không quá khó khăn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững được kỹ thuật trồng cau cho năng suất thu hoạch cao. Chúc bạn thành công!

Giờ đây bạn có thể trồng cau đẹp – sai quả- năng suất cao cực kỳ đơn giản mà không cần phải vất vả như trước với tuyệt chiêu kỹ thuật trồng cau được bật mí ngay dưới đây.